BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN KHU PHỐ CỔ

Bảng tin

Khu Phố cổ Hà Nội, khu vực đặc trưng mang đậm dấu ấn của tiến trình phát triển hơn mười thế kỷ qua của Thăng Long – Hà Nội. Giá trị của Di sản được thể hiện trong tổng hòa cả kinh tế – văn hóa – xã hội, nhất là cấu trúc không gian đô thị và công trình kiến trúc có giá trị. Trong thời đại 4.0, việc bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di sản sẽ có những thay đổi lớn so với giai đoạn trước. Với sự hỗ trợ của công nghệ, cách thức bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị sẽ có những cách làm mới hiệu quả, chính xác hơn và đặc biệt sẽ có nhiều cách tiếp cận mới hấp dẫn hơn, các dữ liệu lớn về lịch sử văn hóa, di sản của Hà Nội nói chung và của Phố cổ Hà Nội nói riêng có thể dễ dàng tiếp cận qua các cổng thông tin ngay trên đường phố”.

Danh sách

Lưu ý: Đang trong quá trình xây dựng 

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI 

MỤC LỤC


A . Phần I: Giới thiệu chung về bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị khu phố cổ Hà Nội

I . Bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị Hà Nội từ trước tới nay.

 I.1 Những nghiên cứu và dự án được tiến hành.

I.1.1. Các  đề tài, dự án và nghiên cứu trong nước thực hiện

  • Năm 1994, Sena coporation & IUTD nghiên cứu Dự án Phố cổ Hà Nội. Mục đích là cải thiện điều kiện sống của cư dân trong khu vực, trong đó đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng ở; bảo tồn không gian văn hóa KPC Hà Nội; nâng cao tiềm lực kinh tế KPC Hà Nội. Năm 1994, SENA Coporation & IUTD nghiên cứu dự án nghiên cứu khoa học với hy vọng được áp dụng thực tiễn tại Phố cổ Hà Nội. Mục tiêu là đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện sống của cư dân trong đó đặc biệt chú ý chất lượng nhà; Bảo tồn không gian văn hóa khu Phố cổ Hà Nội; Nâng cao tiềm lực kinh tế khu Phố cổ Hà Nội,nhấn mạnh lợi ích kinh tế đem lại khi tiến hành công tác bảo tồn. Tuy vậy những đề xuất của các KTS hạn chế bởi ý tưởng chủ quan, trong khi phần cốt lõi vấn đề là các Chủ sở hữu nhà và đất trong KPC không quan tâm đến những lợi ích do dự án trình bày 
  • Năm 1995, Cố TS. KTS Hoàng Phúc Thắng và ADC đề xuất Dự án “Bảo tồn + Cải tạo = Phát triển”. Đây là một nghiên cứu khoa học, đề xuất mở các đường xuyên qualõi các ô phố, tạo ra phố mới trong KPC. Một đề xuất được đánh giá là mới lạ nhưng là giải pháp “can thiệp ngoại khoa thô bạo vào một thực thể đô thị lịch sử”. Đề xuất không khả thi do chưa làm rõ sở hữu/ lợi ích công tư đan xen – đặc thù của KPC Hà Nội.
  • Dự án 36phophuong.vn do KTS Nguyễn Hoàng Long thực hiện với tiêu chí  phục vụ quy hoạch Nội Đô Lịch Sử có hạt nhân là Hoàng thành-Khu Phố cổ Hà Nội, cũng như là nơi lưu giữ tài nguyên những giá trị Văn hóa vật thể, phi vật thể khu phố cổ và Hà Nội. Thời gian thực hiện 1989-2014. ( 36phophuong.vn đã tạm dừng hoạt động do sự cố bị xóa dữ liệu tại FPT )
  • Dự án 36pho.com do KTS Nguyễn Hoàng Long thực hiện với tham vọng Phố Cổ và Hà Nội 4.0, cũng là nơi đưa ra một góc nhìn thay đổi căn bản hướng tiếp cận bảo tồn và phát huy phố cổ Hà Nội là lấy người dân sống trong khu phố cổ làm đối tượng lưu giữ những giá trị Tinh hóa nơi đây, lấy Phố-Gian hàng làm hạt nhân cho bảo tồn và phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội. Thời gian thực hiện 2013-2024. 

Luận án tiến sĩ: Có nhiều luận án, luận văn trong nước và quốc tế đề cập đến các vấn đề có liên quan đến KPC.

 Dưới đây là một số luận án tiêu biểu:

  • Luận án tiến sĩ của Tô Thị Toàn đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển KPC Hà Nội với việc phục dựng lại kiến trúc tại 38 Hàng Đào, 87 Mã Mây.
  • Luận án tiến sĩ của Đào Ngọc Nghiêm tập trung váo các vấn đề quản lý quy hoạch và phát triển Hà Nội, trong đó kết quả quan trọng là đề xuất bản Hướng dẫn các biện pháp quản lý cần thiết để đảm bảo các công trình xây dựng mới vẫn duy trì được cách thức sử dụng hỗn hợp đặc trưng và giá trị đặc thù của kiến trúc khu vực trung tâm lịch sử của thành phố.
  • Luận án tiến sĩ của Tạ Quỳnh Hoa với đề tài “Quy hoạch chi tiết đô thị có sự tham gia của cộng đồng tại Việt Nam”. Đây là một trong những luận án đề cập đầu tiên về vai trò vầ hiệu quả TGCĐ trong quy hoạch ở Việt Nam. Luận án đã đề xuất các giải pháp TGCĐ hiệu quả trong các thể loại đồ án quy hoạch ở Việt Nam.
  • Luận án tiến sĩ của Trần Thọ Hiển về “Quản Lý Không Gian, Kiến Trúc, Cảnh Quan các tuyến phố chính khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội” đã đưa ra những giải pháp quản lý Kiến trúc – Quy hoạch tuyến phố chính ở Hà Nội. Giải pháp quy hoạch chi tiết kết hợp với thiết kế đô thị tuyến phố Kim Mã là ví dụ thí điểm các kết quả nghiên cứu của luận án. 

I.1.2. Các dự án và nghiên cứu hợp tác quốc tế

  • Bảo tồn tôn tạo và phát triển khu phổ cổ Hà Nội ( Mã số đề tài: Chương trình hợp tác KH & CN Việt Nam - Bungari. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.KTS. Nguyễn Bá Đang ). Năm 1994- 1996, với sự tài trợ ngân sách quốc tế, Viện nghiên cứu kiến trúc, Bộ Xây dựng lập Dự án nghiên cứu khoa học: “Quy hoạch bảo tồn khu phố cổ - Quy hoạch chi tiết cụm ô phố”-Nghiên cứu trên 11 ô phố thuộc khu bảo tồn cấp II (theo QĐ 70/BXD-1995). Dự án xác định các công trình cần bảo tồn, tôn tạo; đưa ra các điều kiện về bảo tồn; kiến nghị xây dựng một hệ thống chính sách quản lý hoàn chỉnh các văn bản, kiểm soát mọi hoạt động cải tạo, xây dựng mới phải thông qua hội đồng xây dựng ở các cấp chính quyền. Báo cáo khoa học được trình bày tại nhiều diễn đàn, có giá trị như một phương pháp tiếp cận khoa học.
  • Năm 1994, tổ chức SIDA/SWECO - Thụy Điển nghiên cứu dự án nghiên cứu khoa học Quy hoạch, bảo tồn và phát triển “khu vực 36 phố phường Hà Nội”. Nội dung giảm mật độ dân số, bảo tồn cấu trúc nhà ống, cấu trúc đường phố. Nghiên cứu này phù hợp với hoàn cảnh Nhà nước chủ động về sở hữu đất đai, nhà cửa trong KPC và chủ động ngân sách thực hiện, không có giá trị thực tiễn tại KPC Hà Nội – nơi sở hữu công/ tư đan xen và ngân sách NN hạn chế.
  • Tháng 6 năm 1995, Ông R.E. Hansen - Nhà quy hoạch bảo tồn Dự ánnghiên cứu khoa học “Quản lý Quy hoạch và Phát triển Hà Nội” (6/1995): xác định đặc thù xác định ảnh hưởng đến quy hoạch và phát triển của Phố cổ Hà Nội hiện tại và tương lai và không có đề xuất triển khai thực nghiệm.
  • Năm 1995, John Henshall - Nhà kinh tế đô thị báo cáo “Những xem xét kinh tế đối với quy hoạch chi tiết khu phố cổ”: Đánh giá về các chức năng kinh tế cần được xem xét khi chuẩn bị qui hoạch lại KPC. Báo cáo khoa học được trình bày tại nhiều diễn đàn, có giá trị như một phương pháp tiếp cận khoa học
  • Năm 1995-1996, Với sự tài trợ ngân sách quốc tế, Trường Ðại học Xây dựng, do GS.KTS Phạm Ðình Việt chủ trì Dự án nghiên cứu khoa học “Quy hoạch bảo tồn khu Phố cổ Hà Nội - quy hoạch chi tiết 12 khu phố”. Nhằm bảo tồn nhưng thỏa mãn sự phát triển của cuộc sống; cải thiện môi trường từ cá thể tới cộng đồng; giảm mật độ ở; đề xuất chọn một ô phố để làm thí điểm. Báo cáo khoa học được trình bày tại nhiều diễn đàn, có giá trị như một phương pháp tiếp cận khoa học và dùng một khoản ngân sách lớn xây dựng trên đất trong khuôn viên ĐHXD một mô hình thực thểmô phỏng ngôi nhà ống trong KPC được cải tạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện đại và xây trên đất của trường ĐHXD. Ngôi nhà được sử dụng như văn phòng làm việc của các nhóm nghiên cứu, thiết kế tư vấn trong trường. Sau 20 năm (1996-2016),ngôi nhà đã phá đi để xây tòa nhà nhà làm việc cao tầng thuộc trường ĐHXD.
  • Năm 1995, Dự án nghiên cứu khoa học “Thí điểm về cải tạo và phát triển ô phố” của tổ chức SIDA/SWECO- Thụy Điển nghiên cứu cải tạo thí điểm và phát triển một ô phố Hàng Đào - Cầu Gỗ - Đinh Liệt - Gia Ngư. Báo cáo khoa học được trình bày tại nhiều diễn đàn, có giá trị như một phương pháp tiếp cận khoa học.
  • Tháng 12 năm 1995, cơ quan phát triển quốc tế Australia báo cáo Dự án “Quản lý quy hoạch và phát triển Hà Nội - quy hoạch chi tiết khu vực khu Phố cổ”. Dự án bao gồm việc lập bản đồ quy hoạch chi tiết khu vực (LSP) cho khu phố cổ cũng như lập Bản hướng dẫn Quản lý phát triển và sử dụng đất. Bản LSP cung cấp dàn ý chiến lược cho việc quản lý thay đổi diễn ra trong KPC, còn bản Hướng dẫn lại cung cấp các biện pháp quản lý cần thiết để đảm bảo rằng các ngôi nhà và công trình xây dựng mới vẫn duy trì được vai trò sử dụng hỗn hợp, đặc trưng đô thị độc đáo và tính đặc thù truyền thống của khu vực nằm ở trung tâm thành phố. Đây là một nghiên cứu khoa học công phu và đầu tư tốn kém, có sự phối hợp tham gia đông đảo các nhân viên thuộc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội. Chuyên gia Australia lập văn phòng nghiên cứu tại Hà Nội, các thành viên Việt Nam được tham quan Australia, báo cáo nghiên cứu được trình bày thảo luận tại nhiều diễn đàn. Kết quả là tài liệu này được trích dẫn trong nhiều báo cáo luận văn NCS cao học và Tiến sĩ trong nước và quốc tế...Nhưng những đề xuất giải pháp quản lý hầu như không được sử dụng trong các văn bản quản lý thực tế.
  • Từ năm 1996 đến năm 1998, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành phố cùng UBND quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý dự án cải tạo thí điểm khu Phố cổ
  • khu Phố cũ Hà Nội, các chuyên gia Thành phố Toulouse khảo sát một số công trình trong KPC Hà Nội. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để thực hiện các dự án cụ thể sau này. [4]
  • Năm 1996, UNESCO tổ chức hội thảo về bảo tồn và phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội, kêu gọi các thành viên UNESCO quan tâm hỗ trợ chính quyền Thành phố Hà Nội. Hội thảo đã tập hợp nhiều nghiên cứu khoa học của các chuyên gia hàng đầu thế giớivề công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản đô thị.
  • Năm 2005, triển khai Dự án Bảo tồn phố cổ Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội với sự hỗ trợ của JICA (Nhật Bản) trong dự án HAIDEP: Đưa ra mô hình “Ðiều chỉnh đất - chuyển đổi tại chỗ” Nhật Bản trong các dự án tái thiết đô thị.
  • Dự án có tên “Hà Nội 2010 di sản và đặc trưng văn hóa”: được Liên minh châu Âu tài trợ, do 3 thành phố là Hà Nội -Toulouse và Bruxelle thực hiện trong 2 năm (2004-2005), mục đích: gìn giữ đặc trưng văn hóa di sản phi vật thể của phố cổ, tôn tạo phố cổ với sự tham gia của người dân; trao đổi kinh nghiệm bảo tồn di sản.
  • Năm 2010, phối hợp Đại sứ quán Italia tổ chức các hội nghị với người dân, với cán bộ quản lý các phường về công tác bảo tồn Phố cổ, kết hợp với Hội kiến trúc sư Genova, nhà xuất bản Thế giới xuất bản sách giới thiệu về khu phố cổ Hà Nội bằng tiếng Anh.
  • Năm 2009-2010, Tổng cục Di sản Hàn Quốc nghiên cứu về Phố cổ Hà Nội, tham chiếu kinh nghiệm bảo tồn di sản đô thị tại Hàn Quốc. Hợp tác nghiên cứu, khảo sát các công trình trong phường Hàng Buồm với Trường Đại học Showa Nhật Bản từ 2011-2015.
  • Năm 2012, hợp tác với Cục Địa chính Bỉ đào tạo chuyên gia GIS cho thành phố Hà Nội, làm thí điểm trên địa bàn Phố cổ Hà Nội và không có kết quả.

I.1.3.Thực hiện được bảo tồn một số công trình

I.1.4. Bảo tồn đô thị - Thiết kế cảnh quan

I.1.4.1 Thí điểm thực hiện bảo tồn một đoạn phố Tạ Hiện

Cải tạo mặt đứng một đoạn phố Tạ Hiện

I.1.4.2 Chỉnh trang tuyến phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân

Hà Nội sẽ có… Phố Phái - Hiện thực còn chơi vơi?

I.1.5. Trưng bầy, triển lãm, tổ chức các sự kiện có tính chất bảo tồn các di sản văn hóa
phi vật thể.

I.1.6. Tổ chức chợ đêm có định kỳ theo tuần

I.1.7.Tổ chức hệ thống chợ dân sinh và TTTM

I.1.8.Tổ chức giao thông.

I.1.9.Dự án và tổ chức thực hiện giãn dân.

I.1.10.Hội thảo ( Liệt kê một số hội thảo )

Nâng tầm giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội  (10/10/2020 )

Sở hữu nhà đất khu phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính

I.1.11.Nghiên cứu của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO).

Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp với di tích lịch sử Hà Nội 1900-1930 - Kỳ 1
Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp với di tích lịch sử Hà Nội 1900-1930 - Kỳ 2
Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp với di tích lịch sử Hà Nội 1900-1930 - Kỳ 3
Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp với di tích lịch sử Hà Nội 1900-1930 - Kỳ 4
Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp với di tích lịch sử Hà Nội 1900-1930 - Kỳ 5
Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp với di tích lịch sử Hà Nội 1900-1930 (6)

I.2 Công tác quản lý di sản kiến trúc và đô thị.

1.2.1.Quy hoạch bảo tồn khu phố cổ Hà Nội theo QĐ 70

1.2.2.Điều lệ tạm thời… quản lý

1.2.3..Ban hành quy chế quản lý Quy hoạch - Kiến trúc khu phố cổ Hà ( Số: 6398/QĐ-UBND TP Hà Nội ngày 24 tháng 10 năm 2013)

"Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội" thống kê danh mục công trình nhà ở có giá trị cần được bảo tồn, trong đó có 237/1.153 công trình nhà ở có giá trị đặc biệt.

Quy chế được áp dụng cho toàn bộ khu phố cổ có diện tích 100ha, phía bắc giáp phố Hàng Đậu, phía đông giáp phố Trần Quang Khải, phía tây giáp phố Phùng Hưng, phía nam giáp phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng.

Khu phố cổ gồm 80 ô được chia thành 2 khu vực, khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 1 giới hạn trong các phố Hàng Chiếu, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm, Trần Nhật Duật, diện tích khoảng 19ha. Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 2 là các phố còn lại.

Quy chế thống kê danh mục công trình nhà ở có giá trị cần được bảo tồn, trong đó có 237/1.153 công trình nhà ở có giá trị đặc biệt. Khu phố cổ hiện lưu giữ nhiều giá trị vật thể, phi vật thể, với nhà hình ống, nhiều lớp, phố nghề truyền thống phát triển mạnh…

Quy chế đề xuất, các công trình ở lõi trung tâm (giới hạn trong các phố Chả Cá, Lương Văn Can, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Hàng Giầy, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thiệp, Hàng Đậu) sẽ phục dựng mặt đứng theo hình thức truyền thống.

Cùng với việc bảo tồn lớp nhà ngoài với công trình kiến trúc có giá trị, các công trình xây mới phải phù hợp chiều cao từng tầng, hình thức kiến trúc công trình liền kề và đoạn phố. Đồng thời, khôi phục sinh hoạt của người dân theo tính chất tuyến phố.

Các chức năng được khuyến khích là tôn giáo-tín ngưỡng, bán sản phẩm truyền thống… Các chức năng giới hạn là kho, xưởng sản xuất, quán bar, khách sạn. Các chức năng không cho phép: Cầm đồ, siêu thị, tổ hợp thương mại, ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, thuần phong mỹ tục.

Quy chế đề xuất hình thành phố đi bộ Hàng Đào - Hàng Ngang - Hàng Đường -Đồng Xuân; Hàng Buồm- Mã Mây; Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến- Tạ Hiện - Đào Duy Từ.

Đến năm 2020, dân cư trong khu phố cổ giảm còn khoảng 50.000 người.

1.2.4.Hệ thống luật pháp

Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu nội đô lịch sử thành phố Hà Nội.

1.2.4.Hệ thống quản lý

1.2.3.Cộng đồng

II . Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tại khu phố cổ Hà Nội từ trước tới nay.

II.1 Những nghiên cứu và dự án được tiến hành.

II.2 Công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thể.

III . Những kết quả và hạn chế trong công tác bảo tồn di sản văn hóa đô thị khu phố cổ hà Nội.

III.1 Những kết quả đạt được.

III.1.1.Những kết quả thực hiện theo "Quy hoạch bảo tồn khu phố cổ Hà Nội theo QĐ 70 và Điều lệ tạm thời quản lý"

III.1.2.Những kết quả thực hiện theo quy chế quản lý "Quy hoạch - Kiến trúc khu phố cổ Hà ( Số: 6398/QĐ-UBND TP Hà Nội ngày 24 tháng 10 năm 2013"

III.1.3.Thực hiện được bảo tồn một số công trình

25 năm bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội ( Năm 1988 - 2020 )

III.1.4.Trưng bầy, triển lãm, tổ chức các sự kiện có tính chất bảo tồn các di sản văn hóa
phi vật thể.

III.1.5.Tổ chức chợ đêm có định kỳ theo tuần

III.1.6.Tổ chức hệ thống chợ dân sinh và TTTM

III.1.7.Tổ chức giao thông.

III.1.8.Dự án và tổ chức thực hiện giãn dân.

III.1.9.Các dự án và nghiên cứu trong nước thực hiện

III.1.10.Các dự án và nghiên cứu hợp tác quốc tế.

III.1.Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội

III. 2 Những hạn chế và cách khắc phục.

.


B . Phần II: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị khu phố cổ Hà Nội

I . Lịch sử hình thành khu phố cổ Hà nội:

I.1 Tiến trình phát triển khu phố cổ Hà nội.

Thăng Long, đôi nét chấm phá…

Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội qua những cái tên

Khái quát Kiến trúc Việt Nam

Cư dân Hà Nội thuở sơ khai

Sở hữu nhà đất khu phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính

Địa giới hành chính kinh thành Thăng Long xưa

Tìm lại dấu xưa Kẻ Chợ qua các bức "Tranh Phục dựng" (TK 17)

Địa giới thành Thăng Long-Hà Nội thời nhà Nguyễn

Địa giới Hà Nội thời Pháp xâm lược, tạm chiếm

Địa giới Thủ đô những năm đầu sau giải phóng

Quá trình hình thành và biến đổi Cấp phường ở Hà Nội

I.1.1. Qua tư liệu khảo cổ và địa chất

Bể trầm tích Sông Hồng

Cổ Loa - Âu Lạc

Địa danh Tống Bình-thành Đại La (TK V- IX) Từ Thành Đại La đến Thăng Long thời Nguyễn

Những công trình thời Lý - Trần Vị trí thành Thăng Long thế kỷ XI - XIII

Quy mô thành Thăng Long

Hà Nội thế kỷ X, từ Đại La, qua Cổ Loa – Hoa Lư đến Thăng Long (Mấy luận điểm Bảo tàng - Sử học)

Mấy vấn đề địa lý lịch sử khu vực Nam thành Thăng Long

Thành phố sông hồ Điều kiện tự nhiên sông hồ Hà Nội

Lịch sử đê điều ở đồng bằng Sông Hồng

Hệ thống sông ngòi Hà Nội qua tư liệu cổ Vỡ và đắp đê sông Tô Lịch

Những cửa thành đã mất - Cửa Đông Những cửa ô xưa

I.1.2.Qua tư liệu viết

Giới thiệu sach tài liệu về Hà Nội_“Hà Nội như tôi hiểu”

Hà Nội xưa và nay” - Công trình uyên bác của một nhà văn hoá bậc thầy

Hà Nội-Tiểu sử một đô thị

Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII – XIX

Khảo cứu chợ Việt xưa

Quá trình đô thị hóa trong thời Pháp thuộc

Những tư liệu của khoa sử-trường Đại học Quốc Gia Hà Nội

Những tư liệu của khoa sử-trường Đại học Quốc Gia Hà Nội
.....

I.1.3. Qua bản đồ

Hà Nội qua những bản đồ

Phố cổ Hà Nội qua bản đồ (1)

Khu phố 36 phố phường với những công trình xây dựng có giá trị được nhận biết qua bản đồ

Khám phá Hà Nội ngày hôm nay

Vài nét về lịch sử định đô và kiến tạo Hoàng Thành Thăng Long

Sông Hồng – Những đổi thay theo thời gian

I.2 Tổng quan về di sản văn hóa và đô thị khu phố cổ Hà nội

I.2.1. Di sản kiến trúc.

Giá trị di sản kiến trúc cổ Thăng Long - Hà Nội

Hà Nội từng có 21 cửa ô         Những phố "Hàng" Hà Nội đã mất tên       

Những chứng cứ lịch sử về ứng dụng khoa học trong lĩnh vực xây dựng ở Thăng Long thời Lê (sơ)

I.2.2. Di sản tín ngưỡng

Tổng quan phong tục người Hà Nội

I.2.3. Di sản văn hóa phi vật thể

I.2.4. Di sản đô thị.

1.2.4.1 Công trình

- Nhà ở

Kiến trúc Pháp trong Khu phố cổ Hà Nội      Nhà phố Pháp trong khu phố cổ Hà Nội     Nhà phố Pháp trong khu phố cổ Hà Nội : Giải pháp bảo tồn những ngôi nhà có giá trị cao nhất

Nhà 38 phố Hàng Bông       

- Công trình công cộng

“École Brieux” - trường nữ sinh tiểu học đầu tiên ở Hà Nội        

- Công nghiệp

- Hạ tầng kỹ thuật

    

1.2.4.2 Đô thị

Tuyến phố

Hình thái tuyến phố cổ theo thời gian

- Phố Hàng Đào biến hình theo thời gian

Khu phố

- Hình thái 36 phố phường trước khi Hoàng thành bị phá hủy 

- Hình thái đô thị 36 phố phường sau khi Hoàng thành bị phá hủy 

- Hình thái đô thị nội đô lịch sử giai đoạn thuộc địa quy hoạch lần 1

- Hình thái đô thị nội đô lịch sử giai đoạn thuộc địa quy hoạch lần 2

- Hình thái đô thị nội đô lịch sử giai đoạn 1945 -1986

- Hình thái đô thị nội đô lịch sử giai đoạn 1986 - Đến nay.

II. Xác định tiêu chí bảo tồn di sản văn hóa và đô thị khu phố cổ Hà nội:

II.1 Theo tiêu chí: Di sản Quốc gia Việt Nam.

II.2 Theo tiêu chí : Di sản Thế giới

Thành phố lịch sử:Thăng Long -Hà Nội hướng tới xây dựng tiêu chí Di sản thế giới

Kinh nghiệm trong nước:

Tiêu chí phân loại và quy định mức độ giá trị bảo tồn di tích của Hội An.

Kinh nghiệm nước ngoài:

III. Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa và đô thị khu phố cổ Hà nội

III.1 Những nguyên tác cơ bản.

III.2 Tính xác thực.

III. 3. Xác định các giá trị.

III. 3.1 Xác định

III. 3. Xác định giá trị lịch sử

III. 3. Xác giá trị văn hóa.

Đặc trưng của văn hiến Thăng Long.

Cốt lõi Văn hoá Thăng Long- Hà Nội Xưa và Nay

Tổng quan phong tục người Hà Nội:   Bàn về phong tục Hà Nội

Người Hoa ở Hà Nội:  Yếu tố Hoa trong một Hà Nội xưa         Trường Tiểu học Trung Hoa       Trường trung học Trung Hoa

Dấu ấn văn hoá người Pháp ở Hà Nội

III. 4. Xác định giá trị kiến trúc và đô thị :

Giá trị di sản kiến trúc cổ Thăng Long - Hà Nội

III. 5. Xác định giá trị kinh tế

III.6. Xác định phạm vi bảo tồn.

Kinh nghiệm trong nước:

Sơ đồ khoanh vùng bảo vệ và các quy định bảo tồn khu phố cổ Hội An

Kinh nghiệm nước ngoài:

III.6.1 Phạm vi bảo tồn theo QĐ ...

III.6.1.1 Phạm vi bảo tồn cấp I

III.6.1.2 Phạm vi bảo tồn cấp II

III.6.1.3 Phạm vi bảo tồn tuyến phố, đoạn phố

III.6.1.4 Phạm vi bảo tồn những di tích, công trình có giá trị

III.6.1.5 Phạm vi bảo tồn những không gian đô thị lịch sử.

III.6.2 Những quy định phạm vi bảo tồncó giá trị pháp lý khác

III.6.2 Đề xuất phạm vi bảo tồn theo nghiên cứu giá trị lịch sử khu 36 phố phường xưa

III.7. Xếp loại và phân hạng bảo tồn

III.7.1. Xếp loại :

III.5.1.1 Xếp loại hiện nay : Bảo tồn di sản lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 14.....

III.5.1.2 Xếp loại theo hướng đề xuất : Theo tiêu chí bảo tồn di sản văn hóa thế giới

III.7.2. Phân loại

III.7.2.1Bảo tồn di sản văn hóa vật thể

III.7.1.1.1 Khu vực bảo tồn cấp I

III.5.1.1.2 Phạm vực bảo tồn cấp II

III.7.1.1.3 Bảo tồn tuyến phố, đoạn phố

III.7.1.1.4 Bảo tồn những di tích, công trình có giá trị

III.7.1.1.5 Bảo tồn những không gian đô thị lịch sử.

III.7.2.2 Bảo tồnnhững không gian hoạt động di sản văn hóa phi vật thể

IV . Các yếu tố ảnh hưởng tới bảo tồn di sản văn hóa và đô thị khu phố cổ Hà nội :

IV.1. Các yếu tố tự nhiên

IV.2. Các yếu tố con người

Những thách thức và quan điểm bảo tồn mô hình định cư 36 phố phường Hà Nội

IV.3 Yếu tố lịch sử

V. Công tác khảo sát, điều tra xã hội đánh giá hiện trạng

V.1. Công tác điều tra đánh giá hiện trạng di sản văn hóa vật thể

V.2. Công tác điều tra đánh giá hiện trạng di sản văn hóa phi vật thể

V.3. Công tác điều tra đánh giá hiện trạng di sản đô thị

V.3.1. Công tác khảo sát khu phố cổ Hà Nội

Hà Nội “đối lập” qua góc nhìn nhiếp ảnh toàn cảnh        Bảo tồn kiến trúc bằng hình ảnh – Cần làm ngay        Tinh hoa Hà Nội gìn giữ bằng cách vẽ 

V.3.2. Công tác khảo sát các ô phố trong khu phố cổ Hà Nội

V.3.3. Công tác khảo sát các tuyến phố

V.3.3.1. Công tác khảo sát các tuyến phố trong khu phố cổ Hà Nội

V.3.3.2. Công tác khảo sát tuyến phố Hàng Đào, hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân.

V.3.3.3. Công tác khảo sát tuyến phố Hàng Bạc

V.3.3.4. Công tác khảo sát tuyến phố Lãn Ông

V.3.3. 5. Công tác khảo sát tuyến phố Hàng Buồm, mã mây

V.3.3.6. Công tác khảo sát tuyến phố Lương Văn Can…

V.3.3.7. Công tác khảo sát tuyến phố Đinh Liệt,Tạ Hiện

V.3.3.8. Công tác khảo sát tuyến phố Cầu gỗ, Hàng Gai, Hàng Bông
....

V.4. Công tác điều tra xã hội khu vực nghiên cứu bảo tồn.

V.4.1 Công tác điều tra xã hội khu phố cổ Hà Nội.

V.4.2 Công tác điều tra xã hội khu vực bảo vệ cấp I.

Sở hữu nhà đất khu phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính

V.4.3 Công tác điều tra xã hội khu vực bảo vệ cấp II.

V.4 4 Công tác điều tra xã hội tại dự án bảo tồn.

VI . Những đặc điểm cơ bản của di sản văn hóa phi vật thể khu phố cổ Hà Nội.

VI.1. Những di sản văn hóa phi vật thể truyền thống

VI.2. Những hoạt động di sản văn hóa phi vật thể

VI.2.1. Những di sản văn hóa phi vật thể hoạt động trong công trình hay cụm công trình
kiến trúc

VI.2.2. Những di sản văn hóa phi vật thể hoạt động tại các điểm dân cư hay đô thị

VI.3. Những công trình truyền thống trong việc lưu giữ những di sản văn hóa phi vật
thể khu phố cổ Hà Nội

VI.4. Những khó khăn và thuận lợi trong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể

VII. Những đặc điểm cơ bản của di sản kiến trúc và đô thị khu phố cổ Hà Nội.

VII.1. Khảo cổ, di chỉ, địa danh khu vực 36 phố phường

VII.2. Những loại hình di sản kiến trúc và đô thị khu phố cổ

VII.2.1. Những di sản là công trình hay cụm công trình kiến trúc

VII.2.2. Những di sản là các đoạn phố, tuyến phố hay ô phố tại khu phố cổ Hà Nội.

VII.3. Những loại vật liệu truyền thống

VII.4. Những cấu kiện, phương pháp xây dựng truyền thống

VII.5. Những khó khăn và thuận lợi trong bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị khu
phố cổ Hà Nội

VIII . Các giải pháp trong bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị khu phố cổ Hà Nội

VIII.1. Sự khôi phục mang tính lãng mạng

VIII.2. Phương pháp giải quyết truyền thống

VIII.3. Phong trào bảo tồn

VIII.4. Giải pháp bảo tồn mang tính bản địa

VIII.5. Giải pháp bảo tồn mang tính lịch sử-sinh thái nhân văn.

VIII.6. Giải pháp bảo tồn mang tính địa lịch sử, địa văn hóa.

Quy hoạch, Kiến trúc Khu Phố Cổ Hà Nội từ góc nhìn Văn hoá

VIII.7. Giải pháp bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng

IX . Bảo tồn công trình kiến trúc

IX.1. Những điểm chung trong bảo tồn công trình

IX.1.1. Những cơ sở lý luận

IX.1.2. Các hinh thức tu bổ

IX.1.3. Quy trình thực hiện

IX .2. Bảo tồn đối với công trình bằng gỗ

IX.2.1 . Đặc điểm của gỗ và công trình bằng gỗ

IX.2.2. Phương thức sửa chữa và thay thế các cấu kiện.

IX.2.3. Phương pháp thực hiện

IX.2.3.1Kinh nghiệm trong nước

Công trình tu bổ đình Chu Quyến mở ra một quy chuẩn mới cho việc tu bổ, tôn tạo các di tích bằng gỗ ở Việt Nam.

Đền Quán Đế-Một công trình cải tạo, tu bổ mẫu mực

IX.2.3.2Kinh nghiệm nước ngoài

IX.3.Bảo tồn đối với công trình công cộng, tín ngưỡng trong khu phố cổ Hà Nội.

IX.3.1 . Đặc điểm của vật liệu và công trình .

IX.3.2. Những nguyên nhân dẫn đến hư hỏng.

IX.3.3. Phương pháp thực hiện

IX.3.3.1. Kinh nghiệm trong nước.

Kiến tạo, bảo tồn nhà số 38 Hàng Đào ( Đình Đồng Lạc )

Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội

Trùng tu, cải tạo, bảo tồn Đình Kim Ngân

Đền Quán Đế-Một công trình cải tạo, tu bổ mẫu mực

Trùng tu, cải tạo, bảo tồn Đình Kim Ngân

Thiết kế tu bổ chùa Kim Cổ

Quán Huyền Thiên-Giải pháp cải tạo, bảo tồn nguyên trạng

Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật – Hội quán Quảng Đông tại 22 Hàng Buồm

Dự án Trường tiểu học Hồng Hà – Hội quán Phúc Kiến tại 40 Lãn Ông

Tháp nước Hàng Đậu thành không gian nghệ thuật 

IX.3.3.2. Kinh nghiệm nước ngoài

Bảo tàng Kolumba (Cologne, CHLB Đức)

Khu trung tâm Pavia - Italia

Cung điện Stadtschloss ở Berlin - Một dự án “rắc rối”

IX.4.Bảo tồn đối với công trình nhà ống, biệt thự, nhà vườn trong khu phố cổ Hà Nội.

IX.4.1 . Đặc điểm của vật liệu và công trình .

Nét tài hoa trong nhà gỗ của cha ông

Cấu trúc kiến trúc cổ Việt Nam

Mái nhà cổ Hà Nội Mái nhà cổ Hà Nội đậm màu thời gian

Vật liệu trong kiến trúc cổ Việt Nam

IX.4.2. Những nguyên nhân dẫn đến hư hỏng.

Những vị trí dễ bị hư hỏng trong công trình

IX.4.3. Phương pháp thực hiện

Hướng dẫn tu sửa/thay đổi/tái sử dụng hợp lý di tích

IX.4.3.2. Kinh nghiệm trong nước.

Dự án thí điểm đầu tiên về tu bổ lại chỗ ở: Ngôi nhà số 51 Hàng Bạc

Ngôi nhà số 51 Hàng Bạc - Dự án thí điểm đầu tiên về tu bổ lại chỗ ở (2)

Nhà cổ 87 Mã Mây-Hà Nội

Phố cổ Hà Nội và những kiến trúc tiêu biểu ( Ngôi nhà 87 Mã Mây )

IX.4.3.2. Kinh nghiệm nước ngoài

Một số bài học bảo tồn của Paris-13 Rue Visconti (1)

Một số bài học bảo tồn của Paris-13 Rue Visconti (2)

Ghé thăm bảo tàng Intan nhỏ nhất Singapore

IX.5.Bảo tồn đối với công trình đặc biệt khác

X . Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội

X.1. Nhận diện khu vực cần bảo tồn

X.1.1. Cấu trúc đô thị lịch sử khu phố cổ Hà Nội

Đặc trưng nhà ở Hà Nội xưa và nay

Quá trình hình thành và biến đổi Cấp phường ở Hà Nội VÀ NAY...

X.1.2. Những khu vực có giá trị.

X.1.2.1 Vùng đất có giá trị lịch sử

X.1.2.2 Khu vực có giá trị đặc biệt

X.1.2.3 Khu vực có công trình giá trị lịch sử.

X.1.3. Cảnh quan đô thị có giá trị.

X.1.3.1 Cảnh quan đô thị có giá trị lịch sử

X.1.3.2 Cảnh quan đô thị có giá trị đặc biệt.

X.1.3.3 Cảnh quan cho công trình có giá trị.

X.1.3.4 Những tuyến phố, đoạn phố có giá trị.

X.1.3.4.1 Những tuyến phố.

X.1.3.4.2 Những đoạn phố

Kinh nghiệm trong nước

Hội An

Cải tạo mặt đứng một đoạn phố Tạ Hiện

Kinh nghiệm nước ngoài

Không gian thân thiện & không gian công cộng

Nước Đức, ngày ấy và bây giờ

Quy hoạch và cải tạo khu trung tâm Berlin

Mỹ: Tạo sự hồi sinh cho các không gian công cộng ở Los Angeles

CHÂU ÂU: Đưa không gian công cộng vào trong nhà và trong lòng đất

Các vấn đề bảo tồn lịch sử ở các khu phố Tàu của Incheon và Yokohama – Báo cáo phân tích

Những nhà máy chuyển đổi công năng văn hoá đô thị

Dự án phục hồi địa danh Midi Station ở Brussel, Bỉ / Jean Nouvel

Bài học từ những khu nhà ổ chuột (P1)

Bài học từ những khu nhà ổ chuột (P2)

Thiết kế đô thị trong điều kiện phát triển bền vững đô thị ở Trung Quốc

Quảng trường trung tâm thủ đô đánh mất sự hài hoà- HY LẠP

thành phố Bordeaux (Pháp)

Tạo sự hoành tráng và đổi mới cho không gian công cộng ở Barcelona- TÂY BAN NHA

Warsaw với bộ mặt đô thị tươi tắn - chỉnh trang đô thị

Nhà liên kế tại London - Anh thế kỷ XVII-XIX

Một giải pháp nhà liền dẫy của nước ngoài

X.2. Đặc điểm của bảo tồn đô thị phố cổ Hà Nội

Hà Nội bốn mùa

Thành phố lịch sử ( Hà Nội những ký ức )

(Hà Nội về đêm)

Nhất cận thị nhị cận giang

Chợ đầu mối phía-bắc

Phố cổ chuỗi cửa hàng bán lẻ

Cuộc sống nhà ống phố cổ

Hoạt động giao lưu văn hóa

Hệ thống công trình tín ngưỡng dầy đặc

Hệ thống công trình văn hóa truyền thống

Hệ thống phố nghề gắn kết với làng nghề

X.3. Các nguyên tắc cơ bản bảo tồn đô thị Hà Nội

X.3.1. nguyên tắc chung

Bảo tồn phố cổ dựa trên quy hoạch tổng thể

Bảo tồn và cải tạo KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI

Giải bài toán bảo tồn phố cổ

Hệ thống : Trung tâm thông tin khu phố cổ Hà Nội

Hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội

Du llịch cùng chương trình Rent-một-Bike Terrific Copenhagen

Hồi sinh sự an lành của đô thị

Cải tạo Paris thời Đệ nhị đế chế

X.3.2. nguyên tắc đặc thù

X.4.Các tiêu chí đánh giá bản sắc đô thị

X.5. Phương pháp can thiệp trong bảo tồn đô thị

X.5.1. Các phương pháp nghiên cứu

X.5.2. Các hình thức tiếp cận

X.5.3. Các hình thức can thiệp

X.5.3.1 Hình thức can thiệp trực tiếp

X.5.3.2 Hình thức can thiệp gián tiếp

X.5.3.3 Hình thức can thiệp tổng hợp

Giải pháp thực hiện:

Giải pháp cấu trúc lại không gian đô thị

Giải pháp xác định hệ số sử dụng đất

Giải pháp giãn dân

Quy hoạch cấu trúc đô thị thích ứng

Điều chỉnh cấu trúc khu phố cổ Hà Nội trong việc Bảo tồn di sản Kiến trúc và đô thị

Điều chỉnh cấu trúc khu phố cổ Hà Nội: Thử tìm lời giải cụ thể

Kinh nghiệm nước ngoài

( Xác định hệ số sử dụng đất tối ưu theo kinh nghiệm quy hoạch đô thị Nhật Bản..)

Tái cấu trúc và trật tự khu phố cổ La Sang, thành phố Alcoi, Tây Ban Nha
Mới trên nền cũ

XI . Vai trò của cộng động

XI.1 Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị Hà Nội

XI.1.1.Hoạt động giao lưu văn hóa, xã hội.

XI.1.2. Vai trò truyền thông, báo chí

XI.2. Chương trình hoạt động chuyên nghiệp trong công tác bảo tồn

XI.2. 1.Cho những đối tượng tham gia công tác quản lý và bảo tồn chuyên nghiệp

XI.2. 2.Cho những đối tượng sống hoặc có liên quan đến di sản kiến trúc và đô thị Hà Nội

XII . Hệ thống quản lý và văn bản pháp luật

XII .1 Hệ thống quản lý:

Kinh nghiệm trong nước:

Quy trình tiếp nhận, thụ lý và giao trả hồ sơ tại Hội An

Kinh nghiệm nước ngoài:

XII .2 Hệ thống văn bản pháp luật

Kinh nghiệm trong nước:

Những quy định pháp lý liên quan đến công tác bảo tồn

Kinh nghiệm nước ngoài:


C . Phần II: Kết luận Bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị khu phố cổ Hà Nội

I. Những điều kiện cần thiết cho thành công bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị Hà Nội.

I.1. Phát triển kinh tế, du lịch trong giải pháp bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị Hà Nội.

I.2. Nâng cao chất lượng sống cho người dân có liên quan đến kế hoạch, dự án bảo tồn
di sản kiến trúc và đô thị Hà Nội.

I.3. Sự nhận thức của chính quyền đô thị Hà Nội đối với vấn đề bảo tồn di sản văn hóa
và đô thị khu phố cổ Hà Nội.

Nâng cao chất lượng không gian, kiến trúc cảnh quan khu Phố cổ gắn với quy hoạch Thủ đô 

Quản lý, khai thác và gìn giữ giá trị văn hoá khu phố cũ, phố cổ

Quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội) thực hiện tái thiết đô thị và phát triển không gian văn hóa sáng tạo tiến tới hình thành trung tâm sáng tạo của Thủ đô 

II. Bảo tồn di sản văn hóa và đô thị khu phố cổ Hà Nội tầm nhìn 2020 đến 2050

Phụ lục: Giải thích từ ngữ

Bình luận của bạn