HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Cổng thông tin
Tin nổi bật
Tin Hà Nội | Xem mobile bấm On
Bảng tin phố
Phố cổ Hà Nội.
Phố Cũ Hà Nội.
Hoàng Thành Thăng Long
Tour online 360
Về Chúng Tôi
Danh mục 225 biệt thự cũ xếp nhóm 1 xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, các biệt thự có kiến trúc kiểu Pháp là tài sản có giá trị lớn về mặt kinh tế xã hội vì mỗi biệt thự có dáng, kiến trúc riêng tạo nên nét độc đáo, góp phần tô điểm cho diện mạo của đô thị, làm phong phú thêm cảnh quan môi trường.
Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Giao thông vận tải, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ; và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội: Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội ; Ngày có hiệu lực, 23-08-2015
Từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1954, người Pháp đã định hình rõ một phong cách kiến trúc thuộc địa tại Hà Nội. Thời kì này, bên cạnh các công thự và biệt thự mang phong cách thuộc địa còn xuất hiện thêm nhiều nhà phố dành cho tầng lớp công chức và thị dân, góp phần làm phong phú bức tranh tổng thể về kiến trúc tại Hà Nội.
Trước những năm 1980, Hà Nội – với nhiều thiếu thốn nhưng vẫn tìm giữ được nét đẹp kiêu hãnh của mình và “thành phố cây xanh” được nhiều người Hà Nội bằng lòng và bạn bè quốc tế nhắc đến.
Kiến trúc thuộc địa Pháp là một di sản kiến trúc đặc biệt của Hà Nội. Nghiên cứu xem xét vấn đề bảo tồn di sản ở khía cạnh phát triển bền vững. Đây là một phương pháp tiếp cận tổng hòa từ nhiều góc độ văn hóa – xã hội – kinh tế. Từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn bền vững áp dụng cho các mức độ khác nhau trong cấu trúc đô thị của di sản ô phố – tuyến phố – công trình.
Năm 1885, sau khi chiếm được thành Hà Nội lần thứ hai, người Pháp đã hoàn tất quá trình thực dân hóa Việt Nam, tiến hành quy hoạch và xây dựng mở rộng một số đô thị, trong đó Hà Nội với vị trí quan trọng và vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của cả xứ Đông Dương đã được người Pháp ưu tiên hàng đầu.
Ngày nay, khu phố Pháp cùng với khu phố cổ đã được thừa nhận là khu vực đô thị lõi lịch sử của Hà Nội mở rộng trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Song trên thực tế, các công trình kiến trúc mang đậm chất văn hóa ở khu phố này đang bị xuống cấp và biến dạng trầm trọng bởi các nguyên nhân
Khu phố cũ đã trở thành một hình ảnh đặc trưng của Hà Nội, thu hút cả khách du lịch trong và ngoài nước