HÀ NỘI HỌC

HÀ NỘI HỌC: Dạo phố khám phá lịch sử Hà Nội là một cuộc hành trình hấp dẫn để tìm hiểu về quá khứ cũng như giúp thấy được sự phát triển của một thành phố hiện đại, năng động sau biết bao nhiêu biến cố đã xảy ra trong những năm tháng đã qua.

Bảng tin



Hà Nội không chỉ được biết đến là Thủ đô của Việt Nam mà đây còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của đất nước. Lịch sử Hà Nội gắn liền với những thăng trầm của dân tộc, từng là kinh đô của hầu hết các triều đại phong kiến. Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, phía Tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ và phía Nam giáp với Hà Nam, Hòa Bình.  

Với những dấu ấn đặc biệt đó cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hội tụ nhiều công trình, di tích độc đáo, Hà Nội đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với cả khách du lịch trong nước và quốc tế. 

Những tên gọi của Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử

Bảo Tàng Hà Nội - Hanoi Museum 

Địa danh đường phố Hà Nội giai đoạn Pháp thuộc  |  Danh sách phố cổ  |  Danh sách phố cũ  | Chuyện biển tên phố, biển số nhà: Từ Paris đến Hà Nội  |  Người đặt tên mới cho nhiều con phố Hà Nội  |  Cách đặt tên đường phố Hà Nội trước năm 1954  |  

Danh sách


HÀ NỘI HỌC QUA TÊN ĐƯỜNG PHỐ 


Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Từ những con phố cổ kính đến công trình kiến trúc, du lịch Hà Nội luôn có sức hút khó chối từ. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử Hà Nội thì đừng bỏ qua bài viết này.

  1. Lịch sử Hà Nội qua các đường phố 

1.1 Lịch sử hình thành Hà Nội trong thời kì tiền Thăng Long

Khoảng 2 vạn năm trước, trong thời kỳ văn hóa Sơn Vi, nhiều di chỉ khảo cổ được khai quật tại Cổ Loa đã chứng minh sự hiện diện của con người trong khu vực xung quanh Hà Nội. 

Vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, Thục Phán đã chọn Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội để đóng đô. Sự kiện này đánh dấu sự phát triển của Hà Nội trở thành trung tâm chính trị và xã hội của đất nước. 

Trải qua gần 1000 năm Bắc thuộc, Cổ Loa đã chính thức trở thành Thủ đô của Việt Nam sau khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán vào năm 938.

Tên phố Hà Nội thời kì tiền Thăng Long

1.2 Tóm tắt lịch sử Hà Nội ngắn gọn nhất vào thời kỳ Thăng Long

Đây là một dấu mốc cực kỳ quan trọng, gắn liền lịch sử Hà Nội nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung, được bắt đầu từ thời Lý tới tận ngày hôm nay.

Lịch sử về Hà Nội thời nhà Lý

Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) là người sáng lập Thăng Long và là vị hoàng đế khai sinh triều đại Lý lừng danh trong lịch sử Việt Nam. Ông là một nhà chính trị, quân sự và văn hóa vĩ đại. Tại Thăng Long, ông đã xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa và thành luỹ để bảo vệ thành phố. Với hình ảnh của một con rồng bay lên, Thăng Long trở thành biểu tượng cho sự vươn lên của dân tộc và mở đầu cho một giai đoạn phát triển lớn của đất nước. Vì ý nghĩa đó, Lý Thái Tổ đặt quốc hiệu là Đại Việt.

Lý Thái Tổ: Được đặt tên phố là người sáng lập Thăng Long và là vị hoàng đế khai sinh triều đại Lý (Ảnh: sưu tầm)Sự thăng trầm của đất nước càng làm nổi bật vị trí quan trọng của Thăng Long so với các vùng khác. Trong triều đại Lý, khi định đô ở Thăng Long, quân đội Việt Nam đã hoàn toàn đánh bại quân xâm lược Tống trong lần xâm lược thứ hai. Vào tháng 3 năm 1077, Lý Thường Kiệt - vị anh hùng dân tộc sinh ra tại Thăng Long, đã kết hợp tài năng quân sự, chính trị và ngoại giao của mình để đánh bại quân Tống, đập tan mọi kế hoạch xâm lược Việt Nam của chúng. Từ sau chiến thắng này, trong suốt 200 năm sau đó, quân Tống không còn dám tấn công đất nước ta. 

Tên phố thời kỳ Thăng Long

Lịch sử Hà Nội thời Nhà Trần

Sau sự suy vong của nhà Lý, triều đại Trần được thành lập. Vua Trần Thái Tông lên ngôi vào năm 1226 và vẫn đóng đô ở Thăng Long. Kinh thành Thăng Long được mở rộng hơn trước, và khu vực cư trú của người dân được chia thành 61 phường.

Triều đại nhà Trần đã có những chiến công vang dội: ba lần đánh bại những đạo quân xâm lược của đế quốc Nguyên Mông nổi tiếng, xâm nhập nước ta trong vòng 30 năm (1258 - 1288). Tại Thăng Long, đầu năm 1285 khi quân Nguyên đang tiến sát biên giới, vua Trần Nhân Tông đã triệu tập hội nghị Diên Hồng.

Tên phố thời kỳ Thăng Long

Nhà Trần bị suy vong. Vào năm 1400, Hồ Quý Ly đã đoạt ngôi của nhà Trần để lập nên triều Hồ. Ông cho xây dựng kinh đô mới ở vùng An Tồn thuộc Vĩnh Lộc, Thanh Hoá và đặt tên là Tây Đô, được nhân dân gọi là thành nhà Hồ. Trong thời kỳ này, Thăng Long được gọi là Đông Đô.

Lợi dụng tình hình suy yếu của các vương triều trong nước, cuối năm 1406, nhà Minh đã huy động tới 20 vạn quân bộ binh và kỵ binh để xâm lược nước ta. Nhà Hồ đã cố gắng chống đỡ quân xâm lược trong một thời gian ngắn trước khi cha và con của Hồ Quý Ly bị giặc bắt và giết ở Trung Quốc. Năm 1407, quân Minh chiếm Kinh thành Thăng Long và đổi tên thành Đông Quan.

Tên phố thời kì Hồ Quý Ly

Lịch sử Hà Nội thời kì Nhà Lê

Lê Lợi bắt đầu cuộc khởi nghĩa tại Lam Sơn (Thanh Hóa). Sau mười năm kháng chiến đã đánh bại quân Minh, giải phóng kinh đô Đông Quan và đổi tên thành Đông Kinh. Sau đó, trong triều đại Mạc, kinh đô được đổi tên trở lại thành Thăng Long vào năm 1527.

Tên phố thời kì Nhà Lê 

Thời kỳ Lê - Trịnh (1533 - 1786), Thăng Long được chia thành hai huyện là Thọ Xương và Quảng Đức, thuộc phủ Phụng Thiên.

Tên phố thời kỳ Lê - Trịnh

Lịch sử Hà Nội thời kì Nhà Nguyễn

Năm 1802, Gia Long lập triều Nguyễn, đặt đô ở Phú Xuân (Huế). Thăng Long vẫn là thủ phủ của 11 trấn Bắc Thành, tuy nhiên, chữ "Long" được đổi thành chữ "Thịnh". Năm 1858, triều đình Nguyễn bán nước, nhường Hà Nội cho Pháp, khiến Thủ đô trở thành một thành phố thuộc Pháp trong suốt hơn nửa thế kỷ. 

Tên phố thời kì Nhà Nguyễn

Cách mạng tháng 8, Năm 1945

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, vào ngày 2/9/1945 tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, công bố với toàn thế giới việc khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hà Nội trở thành Thủ đô của một nước độc lập.

 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở Quảng trường Ba Đình Hà Nội (Ảnh: sưu tầm)Tuy nhiên, thực dân Pháp vẫn tiếp tục xâm lược nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta lại bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm (1946 - 1954) và kết thúc bằng chiến thắng lịch sử tại Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954.

Tên phố thời kỳ 1945 -1953 

Lịch sử Hà Nội thời kỳ năm 1954

Sau khi chiến thắng Pháp tại chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Nam đã được công nhận chủ quyền lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc tại Hội nghị Genève (Thuỵ Sĩ). 

Vào ngày 10-10-1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng khỏi ách thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước khi rút khỏi Việt Nam, Pháp đã chuyển giao miền Nam cho Mỹ. Do đó, dân tộc Việt Nam ta lại một lần nữa kiên cường đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trong hơn 20 năm và kết thúc bằng chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tên phố thời kỳ 1954 -1975 

30/4/1975, đánh dấu sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Ngày 25/4/1976, Quốc hội khóa VI đã tuyên bố Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

 Sự kiện thống nhất đất nước vào năm 1975 (Ảnh: sưu tầm)>>> Tham khảo: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Nơi lưu giữ ký ức oai hùng 

1.3 Lịch sử của Hà Nội thời kỳ hòa bình, đổi mới 

Kể từ khi giải phóng khỏi ách nô lệ thực dân, lịch sử Hà Nội đã trải qua nhiều năm tháng gian khổ để vươn lên. Trong hai thập kỷ gần đây, Hà Nội không chỉ mở rộng ra bốn phía mà còn khẳng định đẳng cấp, sự phát triển không ngừng bằng những công trình xây dựng ấn tượng, đồ sộ. Độ dài các con đường trong nội thành hiện tại đã gần 400 km. Nếu trước đây Hà Nội được biết đến với 36 phố phường, thì ngày nay số lượng này đã tăng lên gần 500 phố phường (dự đoán số liệu này vẫn còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tiếp theo).

Tên phố thời kỳ 1976 - Đến nay

2. Địa danh, địa điểm  Lịch sử Hà Nội qua tên các đường phố 

2.1. Địa danh

2.2. Địa điểm lịch sử


HÀ NỘI HỌC 


 MỤC LỤC


LỜI GIỚI THIỆU 


Chương 1. NHẬP MÔN HÀ NỘI HỌC


1.1. Hà Nội - Không gian hội tụ và lan toả 
1.2. Nghiên cứu Hà Nội và Hà Nội học 
1.3. Đối tượng của Hà Nội học
1.4. Phương pháp tiếp cận 
1.5. Cơ sở dữ liệu 
1.6. Về nội dung nghiên cứu, đào tạo 
1.7. Học liệu 
Câu hỏi thảo luận 

Chương 2. VỊ THẾ ĐỊA LÍ VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HÀ NỘI

2.1. Địa lí hành chính 
2.2. Tài nguyên thiên nhiên 
2.3. Vị thế địa lí của Hà Nội
Câu hỏi thảo luận 

Chương 3. DÂN CƯ VÀ CON NGƯỜI HÀ NỘI

3.1. Quá trình tụ cư và sự hình thành cộng đồng cư dân Hà Nội 
3.2. Người Hà Nội 
Câu hỏi thảo luận 

Chương 4. ĐẶC TRƯNG LỊCH SỬ THĂNG LONG - HÀ NỘI

4.1. Hà Nội thời tiền Thăng Long (trước năm 1010) 
4.2. Hà Nội thời kỳ Thăng Long (từ năm 1010 đến năm 1802) 
4.3. Hà Nội thời Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1945)
4.4. Hà Nội từ năm 1945 đến nay
Câu hỏi thảo luận 

Chương 5. VĂN HOÁ THĂNG LONG - HÀ NỘI

5.1. Đặc trưng văn hoá Thăng Long - Hà Nội qua các thời kì
5.2. Di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội 
5.3. Bảo tồn và khai thác giá trị di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội phục vụ phát triển du lịch 
Câu hỏi thảo luận

Chương 6. ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA NÔNG THÔN HÀ NỘI

6.1. Đô thị Thăng Long - Hà Nội cổ truyền
6.2. Đô thị Hà Nội thời Cận đại 
6.3. Hà Nội từ năm 1945 đến nay 
6.4. Đô thị hoá nông thôn ngoại thành Hà Nội 
6.5. Tổ chức và quản lí Thành phố Hà Nội 
Câu hỏi thảo luận 

Chương 7. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA HÀ NỘI TRONG 30 NĂM ĐỔI MỚI 

7.1. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội 
7.2. Thành tựu về văn hoá - giáo dục 
7.3. Thành tựu về hoạt động đối ngoại
Câu hỏi thảo luận 

TÀI LIÊU THAM KHẢO
 

.

HÀ NỘI HỌC 4.0


 

Lời giới thiệu

Cổng thông tin

Tin nổi bật
Tin Hà Nội
Bảng tin phố
Phố cổ Hà Nội.
Phố Cũ Hà Nội.
Hoàng Thành Thăng Long
Tour online 360
Về Chúng Tôi

Du lịch

Khám phá Việt Nam
Điểm đến Hà Nội
Du lịch ẩm thực
Du lịch di sản
Du lịch theo mùa
Thưởng thức Nghệ thuật

Ẩm thực

Địa chỉ
Thực đơn


Âm nhạc

Hát về Hà Nội
Bài hát Việt
Chuyện âm nhạc

Thời trang

Xu hướng
Thời trang sao
Check in thời trang

Mỹ thuật

Đông Dương
Đương Đại

Ảnh xưa

Công trình xưa
Cuộc sống xưa
Cửa hàng xưa
Phố xưa
Đọc ảnh cùng Dương Trung Quốc

Truyền thông

Dạo phố
Đời sống
Doanh nghiệp
Sự kiện
Check in
Kỹ năng

Cuộc sống

Thời nay
Ký ức

Sức khỏe

Tư vấn sức khỏe
Tu Khỏe
Sống vui

Đô thị lịch sử

Khu phố cổ
Phố Cũ
Đường phố
Địa điểm lịch sử
Hà Nội xưa và nay

Làng truyền thống

Làng nghề
Chợ làng

Nét văn hoá

Ăn

Mặc
Làm
Lượn
Chơi

Di sản

Văn hoá vật thể
Văn hoá phi vật thể
Địa chỉ Đỏ

Bảo tồn

Di sản đô thị
Di sản công trình
Làng nghề, truyền thống
Di sản phi vật thể
Kinh nghiệm nước ngoài

Media

Phố cổ
Chuyện Hà Nội

Ẩm thực phố

... Đang xây dựng. 

Bình luận của bạn