Phố chuyên doanh

Bảng tin

10 con phố thời trang hot nhất Hà Nội

Danh sách


PHỐ CHUYÊN DOANH, ĐOẠN PHỐ CHUYÊN DOANH HÀ NỘI


Phố Lãn Ông

Vị trí Phố Lãn Ông, 

Phố Lãn Ông là một con phố nổi tiếng tại Hà Nội, với bề dày lịch sử lâu đời và nghề truyền thống chủ đạo là kinh doanh thuốc đông y với hơn 70 cửa hàng thuốc đông y trải dài trên đường phố dài khoảng 200m. Đây cũng là một trong số ít các con phố trong 36 phố phường Hà Nội giữ được nghề truyền thống theo tên gọi của nó.
.

.
Phố Hàng Thiếc  Vị trí Phố Hàng Thiếc 
Xưa kia, phố Hàng Thiếc nổi tiếng với nghề đúc thiếc làm đồ gia dụng, những sản phẩm nổi tiếng khi đó là lư hương, ấm pha trà, khay đựng… Đến những năm giữa thế kỷ 20, do nhu cầu về đồ thiếc không còn nhiều, người thợ chuyển sang làm đồ sắt tây. Những thùng đựng dầu hỏa do người Pháp mang sang là nguyên liệu chính để gò chậu giặt, gáo múc, thùng gánh nước… Bởi vậy người Pháp đặt tên phố là Rue des Ferblanties (Phố thợ làm hàng sắt tây). Nhưng người dân Hà Nội vẫn quen gọi tên cũ là Hàng Thiếc.
.

.
Phố Hàng Đồng  Vị trí Phố Hàng Đồng
Phố Hàng Đồng là một trong những phố cổ ba mươi sáu phố phường Hà Nội còn giữ nét cổ xưa. Giữ gìn nghề tổ là những người con xứ Kinh Bắc. Phố Hàng Đồng ở Hà Nội là con phố chỉ dài vẻn vẹn 130 m với một nghề truyền thống lâu đời là sản xuất những đồ gia dụng bằng đồng. Khi xưa, nơi đây không chỉ sản xuất, mà còn là nơi thu gom, buôn bán đồ đồng sầm uất của đất Hà Thành.
.

.
Phố Hàng Bạc  Vị trí Phố Hàng Bạc 
Ở phố hàng Bạc có đình Kim Ngân là công trình kiến trúc cổ có thời Hậu Lê (1428-1527). Đây là nơi lưu giữ dấu tích về phường nghề kim hoàn ở kinh thành Thăng Long xưa. Cả phố Hàng Bạc ngày nay chỉ dài khoảng 0,5 km, nhưng có đến hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ làm nghề chế tác kim hoàn và bán đồ mỹ nghệ vàng bạc.
.

.
Phố Hàng Mã Vị trí Phố Hàng Mã
Trước thời Pháp thuộc, Hàng Mã là nơi bán các đồ mã nhỏ (ở phía Đông phố), các sản phẩm đồ đồng (ở đoạn phía Tây) và có một mặt hàng đặc biệt chỉ bày bán vào khoảng thời gian cố định từ 20 đến 30 tháng Chạp hàng năm, đó là các món đồ cổ. Tuy nhiên, trong ba mặt hàng này thì đồ đồng là hàng đúc sẵn đặt tại các lò đúc của phường Ngũ Xã, đồ cổ do dân chơi các tỉnh (chủ yếu là dân Nam Định và Hưng Yên) mang đến bán, chỉ có hàng mã là sản phẩm mà dân Hàng Mã đã có thời gian tự tay làm ra, và cho đến nay, phố vẫn mạnh về kinh doanh mặt hàng này. 
.

.
Phố Hàng Chiếu  Vị trí Phố Hàng Chiếu 
Các cửa hàng bán chiếu ở phố Hàng Chiếu chỉ còn tập trung ở đầu phố với khoảng chưa đầy 20 cửa hàng. Sản phẩm chiếu chủ yếu là hàng nhập từ Trung Quốc. Tuy vậy nơi đây hiếm hoi còn bán mặt hàng truyền thống như đúng tên gọi, cứ mua đồ cói là nhất định phải tới đây, bạn cũng có thể tìm mua được cả những túi cói đi chợ của các bà, các mẹ ngày xưa. Những chiếc túi với kích thước to, được làm từ chất liệu cói sần sùi, nhưng là hình ảnh thân quen khi ra chợ của rất nhiều người Việt. Chỉ dài có 280m thôi nhưng đếm không hết đồ các cửa hàng đang bán. Bạn có thể bắt gặp xếp chồng chất trong các cửa hàng là những bao tải dứa, bao tải gai, những cuộn dây đay, dây ni-lon đủ màu sắc cùng với các đai nẹp nhựa, nẹp sắt, băng dính giúp cho việc chằng buộc các kiện hàng được chắc chắn thuận tiện.
.

.
Phố Tạ Hiện  Vị trí Phố Tạ Hiện 
Phố bia Tạ Hiện - con phố không ngủ giữa lòng Thủ đô. Trong thời kì Pháp thuộc, phố Tạ Hiện vốn được gộp lại từ những đoạn phố cổ cũ, được đặt tên là phố Rue Géraud. Nhưng người dân vẫn quen gọi nơi này là ngõ Quảng Lạc bởi ở giữa phố là nơi tọa lạc của rạp hát nổi tiếng nhất nhì Hà thành thời bấy giờ – Rạp hát Quảng Lạc. Là nơi diễn tuồng chèo nức tiếng ở thủ đô, Quảng Lạc được xem là chốn thưởng thức thi ca đầy sống động và náo nhiệt của giới thượng lưu. Xung quanh rạp hát tấp nập những cửa hàng ăn uống, giải khát phục vụ khách xem và dạo chơi đêm. Từ năm 1945, khu phố được đổi thành phố Tạ Hiện. Ngày nay được xem là khu phố Tây duy nhất của Thủ đô, phố đêm Tạ Hiện mang trong mình vẻ đẹp hấp dẫn vô cùng không chỉ đối với người dân thủ đô mà còn với cả du khách trong và ngoài nước 
.

.
Phố Thủy Tinh Pha Lê-Phố Gầm Cầu Vị trí Phố Gầm Cầu 
Phố sách Hà Nội  Vị trí phố sách Hà Nội 
Phố sách Hà Nội chính thức mở cửa vào ngày 01/05/2017, đây cũng chính là tuyến phố sách đầu tiên tại Hà Nội. Phố sách có sự đồng hành của 16 nhà xuất bản hàng đầu Việt Nam, các gian hàng sách đều được thiết kế, xây dựng theo phong cách hiện đại, thân thiện giúp tất cả mọi người dễ dàng tiếp cận. Ngoài 16 gian hàng sách, tại đây còn có thêm nhiều khu vực như Quảng trường nhỏ để giao lưu, giới thiệu sách; trạm tra cứu thông tin điện tử công cộng - sách điện tử, khu vực nước uống, wifi miễn phí, quầy bán đồ lưu niệm - hoa tươi và nhiều vườn hoa, cây xanh, tiểu cảnh,...
.

.

Phố Nhạc Cụ-Phố Hào Nam Vị trí Phố Nhạc Cụ 

Đặc trưng của các loại phố chuyên doanh này nổi bật đặc trưng âm thanh và cửa hàng nhạc cụ ở hai bên đường. Phố Hào Nam dài 660m, rộng 7m. Từ đường La Thành đi qua mương Hào Nam cũ, qua Nhạc viện Hà Nội đến phố Giảng Võ.

.


.

Phố Thuốc Bắc-Phố Ngũ Kim Vị trí Phố Thuốc Bắc-Phố Ngũ Kim
Tên gọi phố Thuốc Bắc bắt nguồn từ việc đoạn giữa phố từ nhiều thế kỷ trước đã nổi tiếng với các hiệu thuốc Đông y Trung Hoa, mà người dân quen gọi là thuốc Bắc để phân biệt với thuốc Nam – sử dụng nguyên liệu chủ yếu là cây thuốc bản địa Việt Nam. Một điều cần lưu ý là phố Thuốc Bắc xưa chỉ tương ứng với một đoạn ngắn của phố Thuốc Bắc bây giờ – đoạn từ ngã tư Hàng Vải đến ngã ba Hàng Bút. Vào thời thuộc địa, chính quyền đã gộp các đoạn phố gồm Thuốc Bắc (cũ), Hàng Bút (cũ), Hàng Vải Thâm, Hàng Áo và Hàng Khóa thành một phố thẳng dài, đặt tên là tue des Médicaments (phố Hàng Thuốc). Từ năm 1945, phố chính thức mang tên Việt là Thuốc Bắc. Nghề buôn bán thuốc Bắc của phố hầu như không còn mà đã dời sang phố Lãn Ông ở cạnh đó. Mặt hàng đặc trưng trên phố Thuốc Bắc hiện tại là đồ kim loại như khóa, dụng cụ cơ khí, két bạc, inox gia dụng…
.

.
Phố Vật Liệu Xây Dựng - Phố Cát Linh Vị trí Phố Vật Liệu Xây Dựng - Phố Cát Linh

 Thời Pháp thuộc, phố này đã có tên là đường Cát Linh (route de Cát Linh). Phố Cát Linh dài 730m, rộng 16 m. Đi từ ngã tư phố Tôn Đức Thắng - Quốc Tử Giám đến đầu phố Giảng Võ giáp với phố Giang Văn Minh.

Trước khi tuyến đường sắt Cát linh - Hà đông hoàn thành thì tuyến phố Cát Linh cùng mấy phố xung quanh được gọi là "Phố Vật Liệu Xây dựng" của Hà Nội. Hiện nay vẫn là nơi cung cấp vật liệu xây dựng hoàn thiện lớn. 

.

.
.
.


.

.

Phố Vật Liệu Xây Dựng - Phố Cát Linh

,

.


.

.

Phố Gốm Sứ Thủy Tinh Pha Lê

.

Phố thời trang

.


Phố chuyên doanh - Dấu ấn văn minh thương mại 

 Có thể khẳng định, đến nay, các tuyến phố chuyên doanh đáp ứng được nhu cầu mua sắm tiện lợi của người tiêu dùng, định hình và tiếp tục phát triển văn minh thương mại. Để tạo thêm thuận lợi cho các hộ kinh doanh trên các tuyến phố chuyên doanh, 36pho.com xây dựng một hệ sinh thái phố chuyên doanh giúp người tiêu dùng thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Bình luận của bạn