HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Khu phố cổ
Phố Cũ
Đường phố
Địa điểm lịch sử
Hà Nội xưa và nay
Bản đồ xưa
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là một quảng trường ở phía Đông Bắc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, thuộc phường Lê Thái Tổ. Quảng trường này là đầu nối các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ, chỗ có dốc đi về mạn báo Hà Nội Mới (số 44 Lê Thái Tổ). ThờiPháp thuộc quảng trường này có tên là Place Négrier (“Quảng trường tướng Négrier”)
Khi Thực dân Pháp chiếm Hà Nội, Tổng thống PhápCarnot, ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội ngày 19 tháng 7 năm 1888. Hà Nội nằm dưới quyền một Đốc lý (Maire) người Pháp thuộc Thống sứ Bắc Kỳ. Từ năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Liên bang Đông Dương. Hà Nội được quy hoạch theo hướng của một đô thị kiểu phương Tây. Phố xá được chỉnh trang theo các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Thống sứ Bắc Kỳ.
Như vậy, từ cuối năm 1933, Hà Nội đã có một quảng trường mang tên Ernest Hébrard - kiến trúc sư, nhà quy hoạch thành phố Hà Nội ở khu vực Phủ Toàn quyền Đông Dương.
Thời gian qua, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tiến hành nghiên cứu nhiều khu vực, nhiều di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua đó góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm lịch sử hàng nghìn năm văn hiến mảnh đất Thăng Long - Hà Nội xưa. Trong phạm vi ấy, chúng tôi đã khảo sát tại khu vực làng cổ Mai Động xưa - vốn là làng cổ ven đô, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, nay thuộc phạm vi quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Phố Tố Hữu, Hà Đông là đoạn đường từ ngã tư cuối đường Lê Văn Lương giao cắt với đường Khuất Duy Tiến đến ngã tư giao với đường Vạn Phúc, dài 3.400m.
Phố Đào Duy Từ dài 288m, rộng 6m. Từ đầu Hàng Chiếu cuối cửa Ô Quan Chưởng đến phố Lương Ngọc Quyến (số nhà 12), cắt ngang qua các ngã tư với phố Nguyễn Văn Siêu - Chợ Gạo, Hàng Buồm - Mã Mây.
Tượng đài vua Lê nằm ở trong cùng có kiến trúc theo kiểu trụ biểu phương Tây với bức tượng đặt trên đỉnh một trụ đá. Nơi dựng tượng trước kia từng có một đền thờ vua Lê Thái Tổ, nhưng không còn tồn tại qua biến thiên lịch sử.
Trước đó, nửa đầu thế kỷ XIX nơi đây có trường học Hồ Đình của tiến sĩ Vũ Tông Phan. Trường nằm ở phía tây Hồ Gươm, một vùng đất mà những người đương thời gọi là vùng đất văn hóa Thăng Long.
Chùa Báo Ân ( vị trí Bưu điện Hà Nội ngày nay ), được xây dựng năm 1846, do Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai đứng ra chủ trì. Chỉ sau một năm tập trung công sức và tiền của, chùa Báo Ân đã được khánh thành vào năm Thiệu Trị thứ 7 (năm 1847).
Điều đơn giản là bức tranh về Tả Vọng đình ở giữa hồ có từ năm 1672. Các cứ liệu mà tác giả Nguyễn Dư đưa ra sau đó năm 1786 chưa có tính thuyết phục bằng bức tranh vẽ nói trên.