HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Khu phố cổ
Phố Cũ
Đường phố
Địa điểm lịch sử
Hà Nội xưa và nay
Bản đồ xưa
Thời Pháp thuộc, gọi là phố Lô-ba-rét-đơ (rue Laubarède). Năm 1945 đổi tên là phố Đặng Thái Thân. Các lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.Nay thuộc phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm. Phố Đặng Thái Thân dài 204m, rộng 8m. Phố này từ phố Phạm Ngũ Lão đến phố Lê Thánh Tông.
Chợ ở Thăng Long-Hà Nội là một loại chợ lớn trong toàn quốc, cho nên số lượng các mặt hàng buôn bán cũng rất lớn và phong phú. Hầu như tất cả mặt hàng trong và ngoài nước đều bầy bán ở đây.
Vài năm nay ở thủ đô có một con phố mang tên ngày Quốc tế phụ nữ. Không chỉ phố, các trường mầm non, chợ, khu tập thể xung quanh đều được gắn kèm với con số mùng 8/3.
Phố Hàng Chuối là một con phố thuộc quận Hai Bà Trưng, nằm ngoài khu phố cổ Hà Nội cho dù có chữ Hàng, phố Hàng Chuối dài khoảng 460m, bắt đầu từ ngã tư Phan Huy Chú - Hàn Thuyên, cắt ngang Phạm Đình Hổ và kết thúc khi chạm vào phố Nguyễn Công Trứ.
Phố Yec Xanh nằm tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), con đường được đặt theo tên một bác sĩ nổi tiếng người Pháp, ông Alexandre Émile Jean Yersin (1863 – 1943).
Phố Hàng Gai là một con phố thuộc quận Hoàn Kiếm, trong khu phố cổ Hà Nội, đi từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đến phố Hàng Bông. Phố Hàng Gai có chiều dài 252 mét.
Nói chung, chúng ta có thể “ăn hết Hà Nội” chỉ trong con ngõ Cấm Chỉ. Nhưng có điều, ăn xong phải trả tiền luôn, chẳng thể nào điểm chỉ, ký sổ như Chúa Chổm - người đã tạo nên một huyền thoại phố phường và con ngõ này.
Ô Cầu Giấy, tên chữ là Thanh Bảo, là một cửa ô của Hà Nội xưa. Cửa ô này nằm ở phía tây thành Hà Nội, ở khoảng nơi giao nhau giữa phố Sơn Tây và phố Thanh Bảo ngày nay. Đừng nhầm lẫn với Cầu Giấy (cầu tại Hà Nội).
Ô Đồng Lầm, tên chữ là Kim Hoa sau đổi thành Kim Liên, là một cửa ô của Hà Nội xưa. Cửa ô này được mở qua đoạn tường phía nam của tòa thành đất bao bọc khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa, tại vị trí ngày nay là ngã tư đường Lê Duẩn (phố Kim Liên cũ) – Đại Cồ Việt
Cửa ô Đống Mác đã mất hết hình tích cũ. Giờ qua đấy chỉ thấy phố, nhà mới san sát, đã thuộc đất nội thành quận Hai Bà Trưng… Cửa ô và thành đất đều đã xa từ lâu. Nhà cửa, hàng quán tấp nập đâu còn xứ đồng, cửa ô, trạm gác của lính triều đình xưa nữa.