HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Khu phố cổ
Phố Cũ
Đường phố
Địa điểm lịch sử
Hà Nội xưa và nay
Bản đồ xưa
Tên người Pháp dành cho phố Hàng Bè là Rue des Radeaux, tức phố của những chiếc bè. Khác với những phố Hàng khác, tên gọi của phố Hàng Bè không phản ánh loại hàng hóa đặc trưng của nó. Con phố này được đặt tên dựa trên vị trí đặc thù và loại phương tiện di chuyển gắn với cư dân địa phương. Để thử lý giải sự khác biệt này, ta cần “theo bè” ngược dòng lịch sử.
Phố Hàng Da có từ trước thời Pháp thuộc, sau người Pháp gọi là rue des Cuirs, năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Da, các lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên phố này. Phố Hàng Da dài 240m, rộng 8m. Từ phố Đường Thành đến phố Hàng Bông.
Người bảo là "Không ! Làm gì có", người lại bảo "chắc là có". Câu trả lời còn đang bỏ ngỏ.
Các đơn vị hành chính do chính quyền qui định theo yêu cầu quản lý nhà nước nên luôn luôn biến động với việc thay đổi đơn vị hành chính, xoá bỏ hay thành lập những đơn vị mới và lúc tách, lúc nhập rất phức tạp.
Giao thông trên phố Trịnh Hoài Đức luôn giữ ở mức ổn định và hiếm khi có hiện tượng ùn tắc trong giờ cao điểm. Giao thông trên phố Trịnh Hoài Đức luôn giữ ở mức ổn định và hiếm khi có hiện tượng ùn tắc trong giờ cao điểm.
Cùng xem và so sánh phố Tràng Tiền ngày nay với loạt ảnh tư liệu hiếm về phố Rue Paul Bert những năm 40 của thế kỉ trước. Phố Tràng Tiền xưa có tên Rue Paul Bert, là con phố sang trọng bậc nhất của Hà Nội thời thuộc địa nằm ngay cạnh hồ Hoàn Kiếm. Trải qua năm tháng, con phố này đã dần thay đổi diện mạo song vẫn còn phảng phất đâu đó nét xưa hoài cổ.
Phố Hàng Chiếu (Rue Jean Dupuis) dài 275m, nằm trong khu vực phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. Phố nối từ cửa ô Quan Chưởng đến ngã tư Hàng Đường – Đồng Xuân. Tính từ phía ô Quan Chưởng có 3 phố rẽ vào Hàng Chiếu là Ô Quan Chưởng, Thanh Hà và Đào Duy Từ. Đầu kia có 3 phố là Hàng Đường, Đồng Xuân và Hàng Mã. Phố cắt và dẫn qua các phố Nguyễn Thiện Thuật và Hàng Giầy. Trên phố còn có lối rẽ vào ngõ Đồng Xuân, thông sang với phố Cầu Đông.
Thời Pháp thuộc ngõ này có tên là ngõ Sầm Công, thời tạm chiếm là ngõ Tôn Thất Yên, hiện nay là ngõ Đào Duy Từ. Nhưng cái tên ngõ Sầm Công vẫn in đậm trong đầu những người dân sống ở khu phố cổ, những người Hà Nội cũ, thậm chí đến nay tuy đã treo biển là Ngõ Đào Duy Từ nhưng khi nói chuyện với nhau, họ vẫn gọi là ngõ Sầm Công.
Quảng trường Ba Đình đã chứng kiến biết bao dấu mốc quan trọng của đất nước, từ những giây phút đau thương mất mát tới huy hoàng vinh quang.
Địa điểm họp chợ - cũng như ở các địa phương khác, các chợ ở Thăng Long – Hà Nội thường được lập nên ở những nơi công cộng, thuận tiện cho việc giao thông đi lại, trao đổi buôn bán, nhìn chung chợ thường được họp ở các cửa ô, cửa thành và bờ sông, bờ kênh.