HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Khu phố cổ
Phố Cũ
Đường phố
Địa điểm lịch sử
Hà Nội xưa và nay
Bản đồ xưa
Mảnh đất mang biển số nhà 67 phố Phó Đức Chính, đầu tiên là Nhà máy Thuốc lá Yên Phụ được thành lập vào khoảng những năm cuối thập niên chín mươi thế kỷ trước. Đó là một công ty tư nhân, giám đốc đầu tiên là Leacheux (Lasơ).
Phố Lê Duẩn là một trong những tuyến đường trung tâm nằm ở thành phố Hà Nội, Việt Nam. Đường Lê Duẩn dài 2.194m, rộng 12 -15m. Từ đường Điện Biên Phủ đến ngã tư Kim Liên, cắt ngang qua phố Nguyễn Thái Học, ngã năm Cửa Nam, ngã tư Khâm Thiên. Ga Hà Nội và Công viên Thống Nhất đều nằm trên đường này.
Không hiểu vì sao, những người thợ rèn, thợ mộc ở đây đều chuyển sang đóng và bán mặt hàng quan tài gỗ. Tiếng Việt cổ gọi quan tài là hàng sũ, nên con phố này cũng được gọi là phố Hàng Sũ, nhưng tên gọi chính thức lại là phố Lò Sũ.
Phố Trần Hưng Đạo cùng với các phố Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng và Tràng Thi là dãy phố song song được xây dựng từ thời Pháp thuộc theo quy hoạch và kiến trúc Đông Dương, vắt ngang trung tâm thành phố, từ đông sang tây, là khu phố hiện đại, lịch sự và sầm uất nhất nhì Thủ đô trước đây.
Đến phố Hai Bà Trưng bằng xe bus dừng chân có trạm bus lân cận: giữa phố (xe 01, 02, 09, 34, 38), đầu phố (02, 04, 11, 34, 36, 49). Phố Hai Bà Trưng dài gần 1,7km, đi từ ngã ba Lê Thánh Tông đến ngã năm Cửa Nam - Nguyễn Khuyến - Lê Duẩn qua địa phận 4 phường Phan Chu Trinh, Tràng Tiền, Trần Hưng Đạo, Cửa Nam. Nay thuộc: Q. Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Phố Tạ Hiện dài gần 270m, nay thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cách Hồ Gươm chừng 250m về hướng bắc. Phố đi từ ngã ba Hàng Buồm, đoạn giữa thông với các ngõ Đào Duy Từ, Hài Tượng và cắt ngang qua phố Lương Ngọc Quyến. Phía nam giáp phố Hàng Bạc và nối với phố Đinh Liệt.
Phố Hàng Đào Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc, người Pháp gọi là “Rue de la Soie” (con đường Tơ Lụa), đây cũng là một cách chơi chữ. Năm 1945 đổi lại tên là phố Hàng Đào cho đến nay.
Phố Nhà Thờ dài 108 mét, rộng 12 mét, đi từ phố Hàng Trống đến phố Lý Quốc Sư - phố Nhà Chung. Nay thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đây nguyên là đất của thôn Báo Thiên Tự Tháp, tổng Tiền Túc (về sau, thôn Báo Thiên Tự Tháp hợp nhất với thôn Báo Thiên Tự, thành thôn lớn Tự Tháp. Tổng Tiền Túc đổi là tổng Thuận Mĩ), huyện Thọ Xương xưa.
Trước đây ngôi nhà này là của Thuận Thành Ký- một cự phú có tiếng của Hà Nội trong thập niên 1920. Ông chủ Thuận Thành Ký kinh doanh các mặt hàng tạp phẩm trên phố Hàng Bồ. Cơ nghiệp của Thuận Thành Ký có được nhờ công sức không nhỏ của vợ ông. Tuy xuất thân là Cô đầu nhưng bà rất giỏi buôn bán. Có tiền, Thuận Thành Ký đầu tư mua nhà và chẳng mấy chốc ông có hàng trăm ngôi nhà ở Hà Nội để cho thuê.
Một con phố ghi đậm trong ký ức người Hà Nội xưa đó là cái tên phố Mã Vĩ (đuôi ngựa). Như bao con phố khác của Hà Nội, người dân cư ngụ ở đây làm ăn sinh sống bằng buôn bán, làm nghề thủ công mà dần thành phố, thành tên. Mã Vĩ cũng thế, những người thợ thủ công của con phố này đã lấy lông đuôi ngựa, đuôi trâu làm nguyên liệu để thêu và thao.