Tìm lại dấu xưa Kẻ Chợ qua các bức "Tranh Phục dựng"

Thứ 5, 07/12/2023, 16:10 (GMT+7)

Chia sẻ

Có người nói, không phải những đại lộ hay đường to phố lớn mà chính những con hẻm nhỏ đường ngang ngõ tắt làm nên hồn vía của một Sài Gòn mấy trăm năm tuổi.

BẢN ĐỒ HANOI 1873 do Phạm Đình Bách vẽ năm 1902 (không phải vẽ năm 1902

BẢN ĐỒ HANOI 1873 do Phạm Đình Bách vẽ năm 1902 (không phải vẽ năm 1902

Hanoi-1885

Bản đồ HN 1885 -1890

TÌM LẠI DẤU XƯA KẺ CHỢ QUA CÁC BỨC “TRANH PHỤC DỰNG”

Và tôi nói, không phải những trung tâm thương mại, những cao ốc chọc trời, mà chỉ cần những cái kiễng chân, cái với tay ở nơi những con phố “giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ“, nhà ống cao không quá hai cái sào là có thể mua được những thứ mình cần ở những con phố nhỏ với những cái tên rất “chợ” đã làm nên một Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Bạn có biết, trước đây bên cạnh hồ Hoàn Kiếm có một hồ nhỏ hơn gọi là hồ Thái Cực, thông nhau qua một con lạch đi qua quãng phố Cầu Gỗ ngày nay. Xuất xứ tên phố Cầu Gỗ chính từ chiếc cầu bằng gỗ bắc qua con lạch nước ấy. Và cái tên phố Gia Ngư chính từ tên gọi một làng chài cư ngụ bên hồ Thái Cực xưa. Những con sông, nhất là sông Tô Lịch, trở thành những tuyến đường giao thông chính để đi lại trong khu phố buôn bán.

Và bạn có biết : “Phố hàng Buồm không một cánh buồm ; Phố hàng Lược chẳng còn ai bán lược. Qua ngõ Trạm chẳng còn ai đổi ngựa ; Đường Cựu Lâu lầu cũ cháy lâu rồi” (Lưu Quang Vũ) ; “Hàng Bạc vẫn còn đó với một số hiệu vàng, bạc mà xưa là nơi sản xuất vòng, xuyến, kiềng vàng cho lớp người giàu sang. Hàng Đào vẫn phấp phới màu sắc của quần áo nhắc nhở đến những phiên chợ tơ năm xưa. Phố Hàng Mành vẫn làm mành. Hàng Thiếc làm thùng tôn, cắt kính. Nhiều phố mang tên cũ nhưng không còn một ai làm nghề cũ như Hàng Gà, Hàng Cá, Hàng Gai, Hàng Bún, Hàng Cót…” (Nguyễn Vinh Phúc).

Tôi chắc chắn không nhiều người biết. Phố cổ Hà Nội dù có diện tích nhỏ (chỉ 82 ha), nhưng mang đậm màu sắc thương nghiệp với sự giao lưu buôn bán các sản phẩm thủ công giữa thành thị và nông thôn. Trải qua hơn một nghìn năm phát triển, phố cổ Hà Nội nay đã có những đổi thay và trở thành một trong những khu phố buôn bán truyền thống cuối cùng của khu vực Đông Nam Á. Để dành cho những ai yêu Hà Nội và muốn tìm hiểu lịch sử, triển lãm mang tên “Kẻ Chợ – Phố cổ” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (số 50, phố Đào Duy Từ, Hà Nội).

Thông qua những bức ảnh xưa và nay, những tranh vẽ, phim tài liệu… triển lãm đã tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội. Và giúp cho người xem hiểu hơn sự quyến rũ còn tiềm ẩn của những con phố và hiểu hơn về lịch sử cũng như quá trình phát triển của nó. Triển lãm được phối hợp thực hiện giữa Ban quản lý Phố cổ Hà Nội và chính quyền thành phố Toulouse (Pháp) trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa hai thành phố này về công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị phi vật thể của khu phố cổ Hà Nội. Triển lãm đã mở cửa cố định từ ngày 17 tháng 4 năm 2015.

Hồ Gươm hồi thế kỷ XVII

Hồ Gươm hồi thế kỷ XVII

 Hồ Gươm hồi thế kỷ XVII

Hồ Gươm xưa mang tên Lục Thủy vì nước hồ lúc nào cũng xanh biêng biếc. Hồ còn có một con lạch thông với sông Hồng. Trước, hồ Lục Thủy chưa được chú ý và vào thời Lý hầu như ít được nhắc đến. Mãi đến thế kỷ XV, hồ Gươm mới đi vào lịch sử với truyền thuyết Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa thần.

Vào thời Lê trung hưng, khoảng thế kỷ XVII – XVIII, xung quanh hồ đã có dân cư và nhiều đền đài cung điện, sau đó bị thiêu trụi bởi quân Thanh và Hoàng đế Lê Chiêu Thống. Các con đường bao quanh hồ Gươm như hiện nay được khánh thành vào năm 1893. Đa phần các ngôi nhà hướng mặt ra phố đều quay lưng với hồ.

Hồ Thái Cực : Trước đây, bên cạnh hồ Hoàn Kiếm có một hồ nhỏ hơn gọi là hồ Thái Cực, thông nhau qua một con lạch đi qua quãng phố Cầu Gỗ ngày nay. Xuất xứ tên phố Cầu Gỗ chính từ chiếc cầu bằng gỗ bắc qua con lạch nước ấy. Chu vi hồ Thái Cực cũ nay thành : Cầu Gỗ, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Bè. Đất phố Đinh Liệt và phố Gia Ngư trước đây chính là lòng hồ Thái Cực. Khi quân lực viễn chinh Pháp vừa chiếm đóng thành Hà Nội, hồ Thái Cực vẫn còn, nhưng vào cuối thế kỷ XIX thì hồ bị người dân xung quanh lấp dần, đến khoảng năm 1920 thì hồ Thái Cực biến mất. Cái tên phố Gia Ngư chính từ tên gọi một làng chài sống bên hồ Thái Cực xưa.

Sông Hồng, hồ Hoàn Kiếm và hồ Thái Cực. Tranh phục dựng của họa sĩ Nguyễn Thành Phong

 Sông Hồng, hồ Hoàn Kiếm và hồ Thái Cực. Tranh phục dựng của họa sĩ Nguyễn Thành Phong

Nhuộm lụa ở phố Cầu Gỗ, thế kỷ XVII. Tranh phục dựng của họa sĩ Nguyễn Thành Phong.

 Nhuộm lụa ở phố Cầu Gỗ, thế kỷ XVII. Tranh phục dựng của họa sĩ Nguyễn Thành Phong.

Cửa Đông hoàng thành : Năm 1802, Huế đã thay thế Hà Nội để trở thành đế đô. Ba năm sau đó, khu hoàng thành cũ được tái thiết với quy mô nhỏ hơn trên nền các công sự với sự bang trợ của người Pháp. Nhiều phố mới được hình thành trên đống đổ nát của kinh đô cũ.

Cửa Đông hoàng thành. Tranh phục dựng của họa sĩ Nguyễn Thành Phong.

 Cửa Đông hoàng thành. Tranh phục dựng của họa sĩ Nguyễn Thành Phong.

Chợ Cửa Đông : Dưới thời Lý – Trần, một khu chợ được hình thành ngay gần cửa phía Đông kinh đô (ở phía xa bản đồ). Phía trước mặt là đền Bạch Mã, bên phải là sông Tô Lịch và cây cầu bắc ngang nơi hiện nay là phố Hàng Đường. Ngay từ thế kỷ XI, 4 khu chợ lớn đã họp theo phiên ở các cửa ô kinh thành để cung cấp các loại sản phẩm cho triều đình. Các thương nhân đến từ các làng xung quanh Hà Nội. Chợ quan trọng nhất trong số 4 chợ này là chợ Cửa Đông (sau này là khu phố buôn bán) và những thương nhân của chợ này dần định cư hẳn ở đây.

Chợ Cửa Đông. Tranh phục dựng của họa sĩ Nguyễn Thành Phong.

 Chợ Cửa Đông. Tranh phục dựng của họa sĩ Nguyễn Thành Phong.

Cảng sông Tô Lịch hồi thế kỷ XIV

Thăng Long xưa được bao bọc bởi nước : Dòng sông Hồng uốn lượn quanh kinh thành ở các phía Bắc và Đông, Tây hồ ở phía Tây Bắc, sông Kim Ngưu ở phía Nam và sông Tô Lịch chảy qua thành phố từ Đông sang Tây. Trong thành còn có rất nhiều ao hồ, nơi tập trung rất các sinh hoạt đa dạng. Chính những dòng sông và ao hồ này tạo nên bộ khung để đô thành trở nên thịnh vượng. Các dòng nước được nối kết với nhau tạo nên những lộ tuyến trọng yếu trong thành.

Bến cảng nằm ở nơi hợp lưu của sông Tô Lịch và sông Hồng. Cửa ô ngoài cùng bìa phải là vị trí Ô Quan Chưởng (phố Hàng Chiếu) ngày nay.

 Bến cảng nằm ở nơi hợp lưu của sông Tô Lịch và sông Hồng. Cửa ô ngoài cùng bìa phải là vị trí Ô Quan Chưởng (phố Hàng Chiếu) ngày nay.

Cảnh họp chợ ở bến sông.

 Cảnh họp chợ ở bến sông.

Phường Đồng Xuân hồi thế kỷ XIX

Làng trong phố tức là những làng nằm dọc theo lộ tuyến. Thông thường, một hay nhiều làng cùng làm một nghề thủ công. Điểm đầu của mỗi phố đều có cổng, các cổng này luôn được khép lại vào ban đêm. Tất nhiên mỗi làng đều có hệ thống hành chính riêng ; có trưởng làng, đền chùa cũng như một ngôi đình riêng. Đình là một công trình kiến trúc thuần chất nông thôn, nhưng đã được chuyển ra phố, là nơi thờ phụng các vị tổ nghề hoặc thành hoàng của nguyên quán.

Phường Đồng Xuân hồi thế kỷ XIX

 Phường Đồng Xuân hồi thế kỷ XIX

theo : L. Quyên – Báo Người Đô Thị)

Bình luận của bạn

Tin khác