HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Đô thị lịch sử
Khu phố cổ
Phố Cũ
Đường phố
Địa điểm lịch sử
Hà Nội xưa và nay
Bản đồ xưa
Tượng đài vua Lê nằm ở trong cùng có kiến trúc theo kiểu trụ biểu phương Tây với bức tượng đặt trên đỉnh một trụ đá. Nơi dựng tượng trước kia từng có một đền thờ vua Lê Thái Tổ, nhưng không còn tồn tại qua biến thiên lịch sử.
Hà Nội trải qua 1000 năm lịch sử chiến tranh, xây dựng và phát triển, kiến trúc Hà Nội gắn liền với tiến trình đô thị hoá, sự thay đổi quy hoạch và thể chế chính trị qua các thời kỳ: phong kiến, Pháp thuộc và sau cách mạng. Kho tàng kiến trúc đô thị ngày nay là kết quả của quá trình phát triển và kế thừa qua các thời kỳ ấy.
Cùng xem và so sánh phố Tràng Tiền ngày nay với loạt ảnh tư liệu hiếm về phố Rue Paul Bert những năm 40 của thế kỉ trước. Phố Tràng Tiền xưa có tên Rue Paul Bert, là con phố sang trọng bậc nhất của Hà Nội thời thuộc địa nằm ngay cạnh hồ Hoàn Kiếm. Trải qua năm tháng, con phố này đã dần thay đổi diện mạo song vẫn còn phảng phất đâu đó nét xưa hoài cổ.
Phố Hàng Chiếu (Rue Jean Dupuis) dài 275m, nằm trong khu vực phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. Phố nối từ cửa ô Quan Chưởng đến ngã tư Hàng Đường – Đồng Xuân. Tính từ phía ô Quan Chưởng có 3 phố rẽ vào Hàng Chiếu là Ô Quan Chưởng, Thanh Hà và Đào Duy Từ. Đầu kia có 3 phố là Hàng Đường, Đồng Xuân và Hàng Mã. Phố cắt và dẫn qua các phố Nguyễn Thiện Thuật và Hàng Giầy. Trên phố còn có lối rẽ vào ngõ Đồng Xuân, thông sang với phố Cầu Đông.
Quảng trường Ba Đình đã chứng kiến biết bao dấu mốc quan trọng của đất nước, từ những giây phút đau thương mất mát tới huy hoàng vinh quang.
Địa điểm họp chợ - cũng như ở các địa phương khác, các chợ ở Thăng Long – Hà Nội thường được lập nên ở những nơi công cộng, thuận tiện cho việc giao thông đi lại, trao đổi buôn bán, nhìn chung chợ thường được họp ở các cửa ô, cửa thành và bờ sông, bờ kênh.
Nhà hát Lớn Hà Nội nằm trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, nhìn thẳng ra phố Tràng Tiền, vị trí xưa nay vẫn là khu vực sầm uất bậc nhất của thành phố. Công trình có chiều dài 87 mét, bề ngang trung bình 30 mét, phần đỉnh mái cao nhất cao 34 mét so với nền đường, và diện tích xây dựng khoảng 2.600 mét vuông.
Garage Charles Boilot ở số 1 Paul Bert là đại lý xe nồi hơi và xe đạp. Trong dãy cửa hiệu bên số lẻ từ đầu phố Paul Bert (Tràng Tiền) đến phố Dutreuil des Rhins (Nguyễn Khắc Cần) đây là cửa hàng có quy mô lớn nhất. Đoạn phố này tập trung một loạt các cửa hàng vừa và nhỏ như công ty Charriere et Cie chuyên bán rượu Tây ở số 3, cửa hàng thực phẩm và đồ uống Pheot ở số 5, tiệm radio Orphée ở số 7, Caves Saint Paul ở số 11… Dãy nhà này có trước khi Nhà hát lớn được xây dựng.
Năm 1907, nhà máy in IDEO bắt đầu được xây dựng, ban đầu đó chỉ là một xưởng in một tầng trên phố Paul Bert (nay là phố Tràng tiền), đến những năm 1920 một toàn nhà 6 tầng được xây dựng ở vị trí phía ngoài xưởng in giáp mặt phố, tới lúc này công năng của một nhà máy in mới hoàn chỉnh.
Từ năm 1891 trong nghành in xuất hiện sự cạnh tranh là khốc liệt khi xuất hiện hai đối thủ Chesnay của Hà Nội và Crébessac của Hải Phòng. François Henri có người anh trai là Ernest Hippolyte sở hữu cửa hàng sách và văn phòng phẩm tại 52 đường Paul Bert. Hai anh em ông đều có chân trong phòng thương mại Hà Nội.