HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Di sản đô thị
Di sản công trình
Làng nghề, truyền thống
Di sản phi vật thể
Kinh nghiệm nước ngoài
Từ phần này, tôi sẽ tập trung vào tầm quan trọng của giao thông của quận Hoàn Kiếm, trung tâm của Hà Nội, đồng thời chỉ ra các nội dung cốt lõi và nguyên tắc trong đề xuất “Quy hoạch đô thị theo định hướng giao thông dựa trên cộng đồng” phù hợp với thực tế và thân thiện với con người và môi trường.
Đại dịch Covid cuối cùng cũng tạm lắng, và tôi nghĩ rằng các bạn đang rất nóng lòng thúc đẩy tái thiết kinh tế – xã hội, nhưng mặt khác, chính nhờ có hai năm vừa qua, chúng ta đã có cơ hội nghĩ về không gian đô thị trước đây và đó cũng là cơ hội tuyệt vời để tự ngẫm lại: Liệu định hướng phát triển từ trước tới giờ có thực sự phù hợp hay không?
Việc chợ Hàng Bè tồn tại suốt gần 1 thế kỷ qua chứng minh vị trí về văn hóa cũng như kinh tế và thậm chí cả du lịch đối với người dân Hà Nội nói chung và người dân phố cổ nói chung. Việc di dời hay xây mới với hình thức kiến trúc chợ mới ( với trên là khu trung tâm thương mại, phía dưới là chợ) hoàn toàn không phù hợp với vị trí của chợ Hàng Bè cũng như phá đi cảnh quan của chợ và bản chất phố cổ là loại hình phố chợ
Không gian sống của một gia đình trung lưu Hà Nội trước 1954 với nhiều thế hệ sống chung. Do đặc thù của việc buôn bán ở thành thị nên những ngôi nhà thường quay ra mặt phố, có chiều rộng từ 2 đến 6m. một không gian sống của gia đình trung lưu Hà Nội trước 1954 đã được tái hiện tại Ngôi nhà Di sản (87 Mã Mây), giúp người xem có cái nhìn trực quan về những nét đẹp trong văn hóa của người Hà Nội.
Nằm trong các hoạt động văn hóa chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2012), xin giới thiệu không gian trường quay bộ phim truyền hình “Ánh sáng kinh thành” tại phố Tạ Hiện, tái hiện không gian sống của người Hà Nội trong thời kỳ Pháp thuộc những năm 1930-1945.
Đô thị hóa thời nay đang có xu hướng tạo nên những đô thị vượt quá sức thụ cảm và tầm với của con người. Phát triển đô thị trong sự tiếp nối tự nhiên chính là con đường dẫn tới sự đại hòa đồng giữa con người và đô thị mình tạo tác nên.
Trong mấy chục năm qua chúng ta chưa nhìn nhận đầy đủ phố cổ Hà Nội không phải là di tích mà là di sản đô thị vì vậy chúng ta vận những nguyên tắc của bảo tồn di tích vào di sản Hà Nội mà chúng ta đưa ra những quy chế ngặt nghèo. Điều đó chỉ vận dụng cho những di sản chết. Còn ở đây không có sự ngưng trệ nào cả vẫn tiếp tục trong dòng chảy tự nhiên của cuộc sống. Chính vì thế mà những chủ trương đầu tư cho việc bảo tang hóa di tích hóa phố cổ hoàn toàn không thành.
Lãnh đạo UBND quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, quận đang nghiên cứu mở rộng không gian Vườn hoa Vạn Xuân kết nối với Tháp nước Hàng Đậu để phát huy giá trị hai công trình đặc biệt này, hướng tới phục vụ tốt hơn cho người dân và du khách.
Sáng 30/3, tại đền Voi Phục, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, một danh thắng nổi tiếng, một di tích lịch sử có ý nghĩa đã tồn tại hàng trăm năm nhưng bị hư hại, xuống cấp đã được UBND quận Tây Hồ chính thức khởi công quy hoạch tổng mặt bằng và tu bổ, tôn tạo các hạng mục di tích đền Voi Phục.
Hơn nửa thế kỷ chịu ảnh hưởng từ văn hóa Pháp, có thể khẳng định Hà Nội đã có sự tiếp nhận từ bị động chuyển sang chủ động... Từ sự giao thoa văn hóa Đông - Tây, kiến trúc mang phong cách Đông Dương (Indochine style), một phong cách có sự pha trộn hài hòa giữa nét hào hoa của châu Âu với những giá trị được bảo tồn qua năm tháng của văn hóa và con người Hà Nội đã ra đời.