Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: “Chúng ta biết nơi phát điện đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam không phải là Hà Nội mà chính là thành phố Hải Phòng. Nhưng chỉ sau đó 1 năm, Hải Phòng phát điện năm 1891 thì năm 1892, cũng cái công ty xây dựng mạng lưới điện của Hải Phòng đã quyết định ký hợp đồng với tòa thị chính của Hà Nội dịch vụ việc cung cấp ánh sáng điện nơi công cộng và năm 1892 thì xây dựng 1 trạm phát điện, ta gọi là nhà máy điện cũng được, mà người dân Hà Nội khi đó thì gọi là nhà máy đèn Bờ Hồ.
Nhà máy đèn Bờ Hồ (cột khói phía trái ảnh).
Cột ống khói phía xa là Nhà đèn Bờ Hồ
Cho đến hết thập kỷ đầu tiên của Thế Kỷ 20 thì nó chỉ khoảng 1 công suất rất nhỏ bé, ngoài ra nó có xây dựng 1 số tuyến hạ thế để chuyển tới những đầu mối ở cửa ngõ thủ đô, chủ yếu phục vụ cho hệ thống xe điện. Có lẽ nhà máy đèn này công suất rất thấp và máy móc của nó cũng chỉ có 1 số máy phát nhỏ thôi nhưng nó có ý nghĩa như là cơ sở công nghiệp sớm nhất và gắn với cơ sở công nghiệp ấy là đội ngũ công nhân ngành điện.
Nhà máy đèn Bờ Hồ trên đường F.Garnier. Ảnh tư liệu
Cột ống khói cao so với khu vực là Nhà đèn Bờ Hồ, năm 1943
năm 1925, khi người Pháp hoàn thành nhà máy điện Yên Phụ với công suất tăng gấp bội lần thì có thể nói lúc đó là nhà máy đèn Bờ Hồ nó không đủ sức để cung cấp điện cho Hà Nội, nhất là ở vị trí trung tâm như thế thì nó chuyển dần thành cơ quan quản lý của công ty điện lực Đông Dương. Và sau này nó là hạt nhân để hình thành công ty điện lực của miền Bắc và của Hà Nội ngày nay.
Khi tiếp quản thì cơ đồ của ngành điện Hà Nội chỉ có 17 triệu KW thương phẩm với khoảng 319 km đường dây cả trung và hạ thế, đội ngũ công nhân thì khoảng trên 700 người. cho đến vào dịp kỷ niệm 120 năm của ngành điện 2012 thì con số đã cho thấy Hà Nội có 29 trạm biến áp 110KV, 52 trạm biến áp trung gian …, điện thương phẩm đạt tới hơn 9500 tỷ KW giờ.
Nguồn - Biên tập: 36phophuong.vn
Bình luận của bạn