HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Khu phố cổ
Phố Cũ
Đường phố
Địa điểm lịch sử
Hà Nội xưa và nay
Bản đồ xưa
Trường THPT Trần Phú vốn là trường Petit Lycée do kiến trúc sư C.G. Lichtenfelder thiết kế, được xây dựng năm 1907. Ban đầu đây là trường tiểu học dành cho nữ, sau thành trường trung học. Năm 1960, trường chia thành hai ca học, buổi sáng là trường THPT Hoàn Kiếm, buổi chiều là trường THPT Trần Phú. Năm 1995, hai trường sáp nhập, lấy tên là trường THPT Trần Phú. Đến tháng 2/2009 trường đổi tên thành THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm (để phân biệt với một trường cùng tên trên địa bàn Hà Nội).
Trường THPT Phan Đình Phùng ngày nay vốn là trường nam sư phạm (École Normale d'instituteur) đào tạo giáo viên tiểu học thời Pháp thuộc. Đến năm 1923, trường đổi thành Cao đẳng tiểu học Đông Dương (École Primaire Superieur Indochinoise gọi tắt là E.P.S.I) mang tên Đỗ Hữu Vị (phi công đầu tiên ở Đông Dương).
Nằm ở số 29 phố Hàng Cót (Hà Nội), Trường THCS Thanh Quan khiến nhiều người tò mò bởi hàng chữ tiếng Pháp “École Brieux” khắc trên mặt tiền, nằm trong khu phố cổ Hà Nội.
Đó là đoạn đê Yên Phụ dài khoảng 250 mét, từ đầu cầu Long Biên đến đầu dốc Hàng Than, thuộc đất mấy thôn cũ Phúc Lâm, Hoè Nhai, Thạch Khối Thượng. Đình làng Thạch Khối Thượng ở nhà số 64 đường Yên Phụ; chùa Phúc Lâm ở nhà số 120 đường Yên Phụ; đình Phúc Lâm ở đầu phố Hàng Đậu và Gầm Cầu.
Bài này viết về con phố đi qua hai quận Ba Đình và Hoàn Kiếm tại trung tâm thành phố, đó là Phố Nguyễn Thái Học bắt đầu từ vườn hoa Bách Việt (ngã năm Cửa nam) đến phố Sơn Tây.
Đặc trưng của các loại phố chuyên doanh này là màu sắc rất phong phú, mỗi mặt hàng có một vài màu nổi bật đặc trưng, đôi khi kèm theo cả mùi vị, âm thanh rất lạ tai và lạ mùi.
Khi người Pháp bắt đầu xây dựng thành phố Hà Nội, họ đã nhiều lần nhắc đến bức lũy Đại La xây năm 1749 để xác định giới hạn quy ước của đô thị Hà Nội. Lá thư của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Đốc lý Hà Nội ngày 30/12/1889 đã nhấn mạnh: “Bức lũy cũ phải được coi như giới hạn của thành phố”.
Tấm bản đồ này cho thấy toà thành Hà Nội kiểu vauban chiếm một diện tích lớn. Trong thành có vài đầm nước, gần như bỏ trống, bởi các trại lính, kho tàng đã bị phá huỷ hết rồi. Bên phải toà thành là khu phố phường đông đúc. Phía Nam hồ Gươm chỉ có khu Nhượng địa, còn lại vẫn là làng và ruộng.
Từ đó đến nay, ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị An vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên những kỷ niệm quý báu, những di vật, hiện vật cùng nhiều tài liệu, hình ảnh vô giá liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với những sự kiện lịch sử quan trọng đó, ngày 3/12/2021, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã quyết định xếp hạng di tích nhà cụ Nguyễn Thị An là di tích quốc gia.
Phố Phùng Hưng thuộc phố cổ Hà Nội, phố dài 1250m, đi qua ba phường Hàng Mã, Cửa Đông, Hàng Bông; là ranh giới giữa khu phố cổ và thành Hà Nội. Đoạn trên có 2 nhánh rẽ từ đầu các phố Phan Đình Phùng và Hàng Lược, đoạn dưới cắt qua các phố Hàng Vải, Cửa Đông, Đường Thành, Bát Đàn, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Tố, Ngõ Trạm, Hà Trung rồi ra Hàng Bông.