Nhà 38 phố Hàng Bông

Thứ 4, 28/06/2023, 17:23 (GMT+7)

Chia sẻ

Bảo Thư

Phố Hàng Bông:  Trước đây ngôi nhà này là của Thuận Thành Ký- một cự phú có tiếng của Hà Nội trong thập niên 1920. Ông chủ Thuận Thành Ký kinh doanh các mặt hàng tạp phẩm trên phố Hàng Bồ. Cơ nghiệp của Thuận Thành Ký có được nhờ công sức không nhỏ của vợ ông. Tuy xuất thân là Cô đầu nhưng bà rất giỏi buôn bán. Có tiền, Thuận Thành Ký đầu tư mua nhà và chẳng mấy chốc ông có hàng trăm ngôi nhà ở Hà Nội để cho thuê.

Nhà 38 phố Hàng Bông

Nhà 38 phố Hàng Bông - Phố cổ Hà Nội 

Khi mới thành lập, Việt Nam Quốc dân Đảng của ông Nguyễn Thái Học rất khó khăn về tài chính. Tháng 8/1928, Ban Tài chính ra đời nhằm kiếm tiền cho đảng hoạt động. Phụ trách ban Tài chính là Hoàng Văn Đào. Được Mai Du Lâm - chủ bút Thực Nghiệp dân báo giúp đỡ kinh phí, Hoàng Văn Đào thuê ngôi nhà số 38 phố Hàng Bông để mở cơ sở kinh doanh ăn uống, giải khát, nghỉ ngơi. Thương điếm này mang tên Việt Nam Khách Sạn. Trang thiết bị của Việt Nam Khách Sạn được mua chịu ở các hãng Godard, Descours et Cabaud, Piinsard et Veyret. Ban đầu Mỹ Hữu Đào (Hoàng Văn Đào) đứng tên đăng kí, nhưng Đốc lí Hà Nội Auguste Tholance không cho phép vì ông nằm trong “sổ đen” của mật thám Pháp. Lê Thành Vị phải đứng tên. Nhân viên trong khách sạn đều là người của Việt Nam Quốc dân Đảng. Người ta thấy Hoàng Thúc Dị trong vai trò nhân viên kế toán, Nguyễn Đức Lung và Nguyễn Văn Kinh làm tiếp tân, Tưởng Dân Bảo giữ việc ghi chép sổ sách. Phụ trách công việc xuất nhập hàng là Đoàn Trần Nghiệp (Ký Con). Đầu bếp của khách sạn đều được Tỉnh bộ Hải Phòng cử lên phục vụ.

Ngày 30/09/1928, Việt Nam Khách Sạn khai trương. Trừ những khách sạn sang trọng của ngoại quốc thì Việt Nam Khách Sạn được xếp vào hạng lớn đối với người bản xứ. Giai đoạn đầu rất đông vì món ăn ngon mà giá cả lại bình dân. Dĩ nhiên một khách sạn mà những người đứng tên thuộc diện nằm trong “sổ đen”, mật thám Pháp luôn để ý. Sở Liêm Phóng thường cho người đóng giả khách đến ăn uống, thuê phòng nghỉ để dò la tin tức. Đêm ngày 1 rạng 02/11/1928, khi nhận được mật báo sẽ có cuộc họp tại Việt Nam Khách Sạn, mật thám Pháp đột nhập từ trên nóc nhà, dỡ ngói chui xuống tìm kiếm tài liệu. Tuy nhiên, đây chỉ là nơi gây quĩ và liên lạc, không tổ chức những buổi họp, nên việc theo dõi của mật thám không thu được kết quả. Không thể nhổ “cái gai” Việt Nam Khách Sạn, mật thám Pháp dùng thủ đoạn triệt hạ kinh tế. Chúng cho người phao tin đây là nơi hội họp của Hội kín nguy hiểm. Nhiều người sợ liên lụy không dám lui tới, lượng khách sụt giảm, khách sạn thua lỗ.

Một tuần sau vụ ám sát Bazin ở 110 phố Huế, đêm 17/02/1929, mật thám bủa vây, khám xét và ra lệnh đóng cửa hoàn toàn Việt Nam Khách Sạn.

Đã 90 năm trôi qua, vật đổi sao dời, nhưng Việt Nam Khách Sạn vẫn còn hình dáng xưa. Tuy nhiên rất ít người biết, địa danh này đã từng là cơ sở quan trọng của một tổ chức chống thực dân Pháp.
***
Nhà 38 phố Hàng Bông
(Đầu ngõ Tạm Thương)
Nguồn: 

Tác phẩm thuộc triển lãm đôi NHÀ TÂY BIẾN HÌNH 
https://36hn.files.wordpress.com/2023/10/1.jpg?w=677
.
.
.
.
.
.
Số 38 phố Hàng Bông | No. 38 Hang Bong street
Số nhà 38 phố Hàng Bông
Chủ hộ: Chưa rõ danh tính
Phong cách: Kiến trúc thuộc địa sơ kỳ
Năm xây dựng: Khoảng thập niên 20-30 thế kỷ XX...
Tác phẩm thuộc triển lãm đôi NHÀ TÂY BIẾN HÌNH của hai nghệ sĩ NGUYỄN THẾ SƠN & TRẦN HẬU YÊN THẾ 
Triển lãm được tổ chức bởi manzi, Art Vietnam Gallery & Hanoi Grapevine, do quỹ Prince Claus tài trợ. Triển lãm mở cửa hằng ngày từ 9h00 tới 24h00, kéo dài từ 10 – 29.10.2013 tại manzi art space | café | bar, 14 Phan Huy Ích.

Bình luận của bạn

Tin khác