HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Khu phố cổ
Phố Cũ
Đường phố
Địa điểm lịch sử
Hà Nội xưa và nay
Bản đồ xưa
Garage Charles Boilot ở số 1 Paul Bert là đại lý xe nồi hơi và xe đạp. Trong dãy cửa hiệu bên số lẻ từ đầu phố Paul Bert (Tràng Tiền) đến phố Dutreuil des Rhins (Nguyễn Khắc Cần) đây là cửa hàng có quy mô lớn nhất. Đoạn phố này tập trung một loạt các cửa hàng vừa và nhỏ như công ty Charriere et Cie chuyên bán rượu Tây ở số 3, cửa hàng thực phẩm và đồ uống Pheot ở số 5, tiệm radio Orphée ở số 7, Caves Saint Paul ở số 11… Dãy nhà này có trước khi Nhà hát lớn được xây dựng.
Năm 1907, nhà máy in IDEO bắt đầu được xây dựng, ban đầu đó chỉ là một xưởng in một tầng trên phố Paul Bert (nay là phố Tràng tiền), đến những năm 1920 một toàn nhà 6 tầng được xây dựng ở vị trí phía ngoài xưởng in giáp mặt phố, tới lúc này công năng của một nhà máy in mới hoàn chỉnh.
Từ năm 1891 trong nghành in xuất hiện sự cạnh tranh là khốc liệt khi xuất hiện hai đối thủ Chesnay của Hà Nội và Crébessac của Hải Phòng. François Henri có người anh trai là Ernest Hippolyte sở hữu cửa hàng sách và văn phòng phẩm tại 52 đường Paul Bert. Hai anh em ông đều có chân trong phòng thương mại Hà Nội.
Julien Blanc hành nghề dược tại Hà nội từ năm 1886. Ban đầu ông hợp tác với Noël Reynaud mở “Hiệu thuốc tây và thuốc nam” Reynaud – Blanc, phố Hàng Khảm, trước là cửa hàng tạp hoá Paris, sau đó làm ăn một mình từ tháng sáu 1887.
Giữa năm 2011, một tin tức gây nhiều bàn tán là vụ thâu tóm khu đất vàng 35 Tràng Tiền do Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH) thuộc Tập đoàn Đại Dương tiến hành. Công ty này đã âm thầm mua 99,17% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Tràng Tiền (Kem Tràng Tiền). Điều đó đồng nghĩa với việc khu đất đắc địa 1.500m2 tại phố Tràng Tiền đã về tay một tập đoàn tư nhân và sắp tới Công ty này sẽ xây dựng một cao ốc tại đây?
Thông qua những bức ảnh xưa và nay, những tranh vẽ, phim tài liệu… triển lãm đã tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội. Và giúp cho người xem hiểu hơn sự quyến rũ còn tiềm ẩn của những con phố và hiểu hơn về lịch sử cũng như quá trình phát triển của nó.
Nếu hiểu điện ảnh là chớp bóng hay chiếu xi-nê-ma (ciméma), muốn tìm cái nơi đầu tiên tổ chức loại giải trí mới mẻ do anh em nhà Lumière phát minh, không thể không nói đến những gì diễn ra tại Khách sạn Métropole (ngày nay vẫn giữ được tên gốc, cộng thêm thương hiệu “Sofitel”).
Phố phường Hà Nội sau 1985 đến nay hiện lên nhiều đổi thay qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ William E. Crawford và Nguyễn Thế Sơn.
Tràng Tiền ngày nay là một đường phố không cây. Ngược thời gian theo những bưu ảnh cũ sẽ thấy con đường trải nhựa đầu tiên ở Hà Nội này từng có nhiều cây lớn, trong quá trình mở mang đường phố cây xanh bị chặt đi, trồng lại, và cuối cùng loại bỏ hoàn toàn như ta thấy ngày nay. Điều này cần chú ý khi đọc các bức ảnh về con đường này.
Nằm trên trục đường dẫn từ thành Hà Nội tới khu nhượng địa, Paul Bert là con phố đắt giá nhất dưới thời Pháp thuộc. Trên phố tập trung đủ các loại hình dịch vụ từ nhà hát, rạp chiếu bóng, khách sạn, hiệu thuốc, cửa hàng bách hóa, hiệu sách, nhà in, nhà xuất bản, ngân hàng … Đây là con phố có diện mạo thay đổi nhiều nhất.