Phố Trịnh Hoài Đức

Chủ nhật, 23/06/2024, 23:18 (GMT+7)

Chia sẻ

Giao thông trên phố Trịnh Hoài Đức luôn giữ ở mức ổn định và hiếm khi có hiện tượng ùn tắc trong giờ cao điểm. Giao thông trên phố Trịnh Hoài Đức luôn giữ ở mức ổn định và hiếm khi có hiện tượng ùn tắc trong giờ cao điểm. Phố Trịnh Hoài Đức dài gần 500m, nối từ phố Nguyễn Thái Học đến phố Cát Linh. Đây là phố chuyên bán dụng cụ thể dục, thể thao, có sân vận động Hàng Đẫy và nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức.

Tuyến phố Trịnh Hoài Đức mang tên một danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Phố mang tên Trịnh Hoài Đức 

Trịnh Hoài Đức sinh năm 1765. Năm 1788, chúa Nguyễn mở khoa thi hương đầu tiên ở xứ đàng trong. Trịnh Hoài Đức dự thi và đỗ khoa thi hương này, do đó được cử làm chân Hàn Lâm viện chế cáo cho chúa Nguyễn Ánh, rồi chuyển sang làm viên quan lo việc phát đất, khai hoang, từ đó thăng tiến dần dần. Đến năm 1902, khi Nguyễn Ánh trở thành vua Gia Long thì Trịnh Hoài Đức được phong lên chức Thượng thư bộ Hộ và cử sang làm chánh sứ bên nước Trung Quốc. Từ đấy đến năm 1812, Trịnh Hoài Đức đã lần lượt trải qua những chức vụ rất lớn ở triều đình Gia Long. Năm 1825, Trịnh Hoài Đức mất ở tuổi 60. Trịnh Hoài Đức đặc sắc ở chỗ ko chỉ là quan chức triều đình mà còn là 1 học giả uyên bác. Ông để lại rất nhiều tác phẩm quan trọng, đặc biệt, bộ sách Gia định thành thông chí là cuốn địa phương chí đầu tiên, sớm nhất ra đời ở miền nam của Trịnh Hoài Đức làm cho ông rất nổi tiếng. Sách này được người Pháp dịch sang tiếng Pháp từ cuối thế kỷ 19 càng làm vẻ vang cho nhà văn hóa, học giả, kiêm chính khách Trịnh Hoài Đức ở thế kỷ 19.

Điểm dừng

Nhắc đến sân vận động Hàng Đẫy, có lẽ nhiều người ở Hà Nội nghĩ ngay đến những trận bóng đá nảy lửa của giải Vô địch quốc gia, hoặc những cửa hàng bán dụng cụ thể thao nằm la liệt trên phố Trịnh Hoài Đức. Với sức chứa hơn 22 ngàn chỗ ngồi, trước khi có Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, sân Hàng Đẫy là nơi tổ chức các trận thi đấu của Đội tuyển bóng đá Việt Nam cũng như các đội tuyển nữ, Olympic. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện thể thao, văn hóa của Hà Nội và cả nước. Năm 1998, các trận khai mạc, bảng B và chung kết Tiger Cúp diễn ra tại đây. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, sân vận động Hàng Đẫy được đổi tên thành sân vận động Hà Nội. Sân vận động Hàng Đẫy hiện là sân nhà của đội bóng thủ đô.

Thể Thao và Du Lịch

Anh Ngọc Tú- cổ động viên của câu lạc bộ bóng đá Hà Nội chia sẻ: “Với mình là một người đam mê thể thao đặc biệt là môn thể thao vua- môn bóng đá thì chứng kiến các trận đấu thật sự rất nhiều cảm xúc. Đặc biệt khi được ngồi trên một sân vận động trong các trận đấu. Mình cũng là một Fan của câu lạc bộ T&T nay chuyển thành là câu lạc bộ Hà Nội. Mà sân Hàng Đẫy lại là sân nhà của CLB Hà Nội. Cái cảm xúc ngồi trên sân xem đội mình yêu thích thi đấu nó có gì đó rất vui vẻ, hào hứng và mang trong mình niềm tự hào gì đó vì không khí trên sân rất sôi động khác hoàn toàn cảm giác mình chứng kiến trên màn hình ti-vi. Vì vậy mình thường xuyên có mặt trên sân để cổ vũ cho đội bóng mà mình yêu thích”.

Ngoài ra sân vận động Hàng Đẫy cũng là địa điểm lý tưởng thường xuyên được lựa chọn để tổ chức các chương trình ca nhạc thu hút nhiều người tham gia.

Bên cạnh sân vận động Hàng Đẫy thì trên phố còn có nhà thi đấu đa năng Trịnh Hoài Đức nằm tại số nhà 12. Đây là địa chỉ quen thuộc với người hâm mộ thể thao – nơi thường xuyên tổ chức các giải đấu thể thao lớn trong nước và quốc tế. Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức có sức chứa 2.000 chỗ ngồi với hệ thống cơ sở vật chất khá tốt. Tại đây đã diễn ra khá nhiều các cuộc thi từ thi đấu Sanshou, đối luyện (Wushu), các giải cầu lông, các giải bóng bàn hay các chương trình thi đấu dancesport.

Với người yêu thể thao và âm nhạc thủ đô thì phố Trịnh Hoài Đức là điểm đến khá quen thuộc để hòa mình trong các trận cầu đỉnh cao, trong những điệu nhạc cuồng nhiệt và say mê. Đến Hà Nội, hãy thử một lần trải nghiệm cảm giác tuyệt vời đó trên con phố này. Chắc chắn nơi đây có nhiều điều thú vị đang chờ bạn khám phá.

Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825). Sinh thời, ông từng được vua nhà Nguyễn ban tước An Toàn hầu. Năm Canh Thìn (1820), vua Minh Mạng lên ngôi. Nhà vua triệu ông về kinh làm Lại bộ Thượng thư kiêm Binh bộ Thượng thư và giữ chức Phó Tổng tài Quốc sử giám trông coi việc viết sử cho triều đình. Ông là người tài đức vẹn toàn, được vua tin yêu, quần thần ngưỡng vọng. Dù ở địa vị cao nhưng Trịnh Hoài Đức vẫn sống giản dị, thanh cao, quên mình lo việc ích nước, lợi dân. Về phương diện văn hoá, Trịnh Hoài Đức là nhà thơ, nhà viết sử lỗi lạc hàng đầu của thời Nguyễn Trung hưng. Ông để lại cho hậu thế một kho tàng đồ sộ gồm thơ văn và các công trình nghiên cứu .Công trình khảo cứu Gia Định thành thông chí là bộ địa lý học – lịch sử giá trị trong kho tàng thư tịch cổ của nước ta. Bộ sách ghi lại đầy đủ nhất, toàn diện nhất diện mạo xứ Đồng Nai – Gia Định trong thời kỳ khai phá, lập nghiệp của cư dân Việt.

Nếu nghĩ rằng phố Trịnh Hoài Đức chỉ có đặc sản là thể thao thì quả là một thiếu sót lớn. Quanh phố có nhiều món ngon mà các tín đồ ăn uống Hà Thành không bao giờ bỏ lỡ.

Đầu tiên có thể kể đến quán mỳ tim nổi tiếng, đã bán được gần 10 năm ở ngay sau sân Hàng Đẫy. Quán mở bán từ sáng sớm cho đến 13h chiều, hàng ngày đều đặn phục vụ hàng trăm lượt khách. Thoạt nhìn bát mỳ chẳng có gì đặc biệt, chỉ gồm mỳ, tim, chút rau cải, nhưng khi ăn ai cũng phải công nhận vị ngon độc đáo của món mỳ tim này. Những vắt mỳ được chần nhanh qua nước sôi, kết hợp với cuống tim, nội tạng, thịt bò và rau cải khiến món ăn hài hòa tạo cảm giác không bị ngán hay quá béo.

Nếu mỳ tim là lý do nhiều người ghé đến Hàng Đẫy vào buổi sáng thì vào mỗi buổi chiều, khu ăn vặt với đủ món ăn chiên vốn được lòng mọi lứa tuổi như khoai tây, khoai lang chiên, nem chua rán, bánh khoai môn, bánh bao chiên, cá... lại là sức hấp dẫn kéo thực khách đến sân vận động này.Các món ăn ở đây hầu như đã được sơ chế trước, có khách ăn thì chiên nên lúc nào cũng nóng hổi, giòn rụm. Mỗi món ăn được phục vụ với một loại nước chấm riêng. Sau sân vận động Hàng Đẫy là một loạt các hàng ăn vặt đa dạng, mở cửa từ khoảng 5 - 6h chiều, thu hút rất đông học sinh, sinh viên. Để vào khu này, bạn có thể đi từ Hàng Cháo hay phố Trịnh Hoài Đức. Chỗ ngồi ở đây rất thoáng . Món nem chua rán thường ăn kèm với bánh bao chiên. Nem được lăn qua một lớp bột mỳ rán làm hai lần để có độ giòn, từng thớ thịt hòa quyện trong vị cay cay của tương ớt đã làm say lòng biết bao người.

Ở Hà Nội có những con phố chỉ nghe tên đã biết bán hàng gì. Sự tề tựu của nhiều cửa hàng bán đồ thể thao trên phố Trịnh Hoài Đức đã làm nên thương hiệu phố thể thao nổi tiếng của Thủ đô. Không còn gì tuyệt vời hơn khi đến với phố này, bạn vừa có thể mở rộng lòng mình với thiên đường ẩm thực đa dạng bắt mắt vừa có thể hòa mình vào không khí thể thao cuồng nhiệt.

Trịnh Hoài Đức_ phố của những tín đồ thể thao

Hà Nội vốn nổi tiếng với 36 phố phường với những mặt hàng đặc trưng.  Và cùng thời gian và sự phát triển của con người, Hà Nội đã có riêng cho mình một con phố chuyên bán đồ thể thao_phố Trịnh Hoài Đức.

Không khó để mọi người tìm đến đây, bởi nó giáp ngay với hàng loạt cái tên “hot” của thể thao như  Liên đoàn bóng đá ViệtNamVFF, nhà thi đấu thể thao Trịnh Hoài Đức, sân vận động Hàng Đẫy … Ít thấy ai sinh sống ở Hà Nội mà không biết đến con phố này, đặc biệt là những người yêu thích thể  thao.

Chẳng rõ từ bao giờ mà người dân nơi đây bắt đầu kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho những “tín đồ” của thể thao. Nhưng với một quãng thời gian tồn tại và phát triển lâu năm, nó đã tự tạo nên cho mình một thương hiệu riêng, uy tín và thân thuộc. Khách hàng  tới đây, dù có khó tính đến mấy, yêu cầu ra sao thì khi ra về vẫn chọn được cho bản thân ít nhất là một món đồ nào đó. Bởi lẽ, từ bóng đá, bóng chuyền tới cầu lông, tennis …, tất cả đều được đáp ứng đầy đủ với hàng trăm mẫu hàng khác nhau, kiểu dáng thì vô cùng đa dạng, bắt nhịp nhanh các xu hướng.

Chị Thanh Hương (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Phố Trịnh Hoài Đức không chỉ là địa điểm chị hay tới mua đồ mà là của tất cả những ai sống ở Hà Nội. Vì nó đáp ứng được nhu cầu của mình và chất lượng cũng khá”.

Có thể nói, con phố đã không chỉ là một địa điểm mua sắm mà hơn hết, nó đã trở thành một nét đặc trưng trong lòng Hà Nội. Có thể các mặt hàng nơi đây chưa phải là hàng hiệu đắt tiền, hàng cao cấp nhưng cái chính là nó đã đáp ứng được cho số đông khách hàng.

Ngoại nhập nhiều hơn hàng nội

Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, các mặt hàng được bán trên phố có xu hướng “Trung Quốc hóa”. Tuy chất lượng vẫn được các chủ cửa hàng nói là đảm bảo, người mua có thể an tâm, nhưng phía sau đó thì vẫn là nỗi buồn. Bởi trước đó, hàng ViệtNamchiếm phần lớn. Song bây giờ, chúng ta đang dần để tuột tay thị trường của mình cho các hàng nhập ngoại

Chị Linh (Cửa hàng Tường Linh Sport, Trịnh Hoài Đức) cho biết : “Cửa hàng mình đã bán được 10 năm nay rồi. Bây giờ đa số là hàng nhập ngoài, nhất là hàng Trung Quốc. Vì hàng ViệtNammình mẫu mã, kiểu dáng không bằng họ, khách hàng không lựa chọn nhiều”.

Thế mới thấy rằng chúng ta có thị trường nhưng chính ta lại làm mất nó. Nếu muốn người mua không quay lưng lại với mình thì trước tiên, chính bản thân các nhà sản xuất phải tự thay đổi và có sự đột phá. Không khách hàng nào không có xu hướng ưu tiên hàng trong nước nhưng họ cũng muốn được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu. Tìm tới hàng nhập ngoại là sự lựa chọn không mong muốn.

36phophuong.vn

Bình luận của bạn

Tin khác