Phố Cát Linh

Thứ 2, 26/02/2024, 01:52 (GMT+7)

Chia sẻ

Đây nguyên là đất phường Bích Câu đời Lê. Sang đời Nguyễn, so vào bản đồ Hà Nội 1831 thì phố này chạy trên phần đất các thôn Cận Tú Uyên, Tiểu Trinh (tên nôm là thôn Bà Trẻ) là 2 trong số 24 phường thôn thuộc tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận. Tới năm 1866, tổng này chỉ còn có 12 phường thôn vì một số thôn hợp nhất lại với nhau và như vậy, phố Cát Linh chạy trên phần đất thôn An Trạch (gồm Cận Tú Uyên và Tiểu Trinh hợp lại). Thời Pháp thuộc, phố này đã có tên là đường Cát Linh (route de Cát Linh). Phố Cát Linh dài 730m, rộng 16 m. Đi từ ngã tư phố Tôn Đức Thắng - Quốc Tử Giám đến đầu phố Giảng Võ giáp với phố Giang Văn Minh.

Phố Vật Liệu Xây Dựng - Phố Cát Linh

Nay thuộc phường Cát Linh, quận Đống Đa.

Cát Linh là tên ngôi chùa cổ Phổ Quang có từ thời Trần Nhân Tông (1278-1293) được ghép từ hai từ “Cát Tường - Linh Ứng” có nghĩa là may mắn và tốt lành.

Chùa Cát linh

Chùa Cát linh

Với ý nghĩa đó người đặt tên phố Cát Linh cũng muốn phố được may mắn, tốt lành và nổi tiếng như ngôi chùa cổ. Ngôi chùa này ở giữa phố, nằm ở trong khu vực Trường THCS Cát Linh, mới xây dựng lại trong thời tạm chiếm nên không còn dấu vết cũ. Chùa Cát Linh là tên gọi theo địa danh làng Cát Linh trước đây, nay là số nhà 27, phố Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa có tên chữ là Phổ Quang tự (chùa Phổ Quang).

Hiện nay, ở phố này có hai di tích cổ: đền Bích Câu và chùa Trại có tên chữ là Xiển Pháp tự, được xây dựng từ đầu thế kỷ XVIII. Chùa này từng nổi tiếng một thời là trung tâm in ấn kinh Phật lớn thứ hai ở kinh thành Thăng Long, chỉ sau chùa Liên Tông (tức chùa Liên Phái). Di tích này đã được xếp hạng năm 2003. Xiển Pháp tự (chùa Trại) ở phố Cát Linh ngày nay và nhà sư Tính Định (1842-1901). Chùa Xiển Pháp hiện chỉ còn phế tích trong khu vực dân cư ở ngõ 20 đường Cát Linh (Hà Nội). Đây vốn là một ngôi chùa lớn, được định vị là nằm ở bên trái chủa Cát Linh và bên phải Văn Miếu, đại khái ở khu vực sân vận động Hàng Đẫy ngày nay. Tên dân gian của Xiển Pháp tự (đến nay vẫn gọi) là chùa Trại. Đến ngõ 20 đường Cát Linh ngày nay, nếu hỏi chùa Xiển Pháp thì có khi người dân không biết. Còn hỏi chùa Trại thì người ta sẽ chỉ đến khu nhà dân còn đang lưu các phế tích,

Tam quan Bích Câu đạo quán

Tam quan Bích Câu đạo quán

Bản vẽ Bích Câu đạo quán thế kỷ XV. Ảnh: Ban Quản lý di tíc

Bản vẽ Bích Câu đạo quán thế kỷ XV. Ảnh: Ban Quản lý di tích

Cùng với sự lớn mạnh của Thành phố thời kỳ đổi mới và hội nhập thế giới, bộ mặt phố Cát Linh thay đổi từng ngày. Với chiều rộng hơn 20m, lát nhựa phẳng lì, hai bên phố mang diện mạo của thương trường hội nhập. Hướng Tây Bắc tiếp giáp với phố Giang Văn Minh, hướng Đông Nam tiếp giáp với phố Quốc Tử Giám. Với bốn tuyến phố lớn cắt ngang như Giảng Võ, Trịnh Hoài Đức, Bích Câu, Tôn Đức Thắng càng làm cho Phố Cát Linh thêm sầm uất.

Trước khi tuyến đường sắt Cát linh - Hà đông hoàn thành thì tuyến phố Cát Linh cùng mấy phố xung quanh được gọi là "Phố Vật Liệu Xây dựng" của Hà Nội. Hiện nay vẫn là nơi cung cấp vật liệu xây dựng hoàn thiện lớn. 

Ga Cát Linh

Hà Nội quy hoạch các điểm bán vật liệu xây dựng trên địa bàn. Theo đó, thành phố sẽ chỉ có hơn 10 khu vực được phép kinh doanh các loại vật liệu gây bụi như cát, sỏi, đá, gạch xây. Còn lại chỉ được phép bán xi măng, gạch ốp lát, tấm lợp kim loại, sơn...

Phố Cát Linh

36phophuong.vn

Bình luận của bạn

Tin khác