Bản đồ chiến sự năm 1946-1947

Thứ 2, 02/12/2024, 13:41 (GMT+7)

Chia sẻ

Không ảnh Hà Nội khoảng năm 1951 (?). Ở đây có thể nhận diện được 1 số địa điểm chính đã diễn ra giao tranh trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến.

Không ảnh Hà Nội khoảng năm 1951 (?). Ở đây có thể nhận diện được 1 số địa điểm chính đã diễn ra giao tranh trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến.

ản đồ phạm vi Khu phong tỏa và bố trí các chốt bao vây Liên khu 1 của quân Pháp cuối tháng 1-1947. Tài liệu lưu tại phông GR 10 H 954, trung tâm lưu trữ lịch sử quốc phòng Pháp (SHD) tại Vincennes, Paris.

Bản đồ phạm vi Khu phong tỏa và bố trí các chốt bao vây Liên khu 1 của quân Pháp cuối tháng 1-1947. Tài liệu lưu tại phông GR 10 H 954, trung tâm lưu trữ lịch sử quốc phòng Pháp (SHD) tại Vincennes, Paris.

Khu Phong tỏa (còn gọi là Phân khu Đông) gồm 5 tiểu khu (A, B, C, D, E) nằm dưới quyền chỉ huy của Trung tá Emile Tutenges. Lực lượng tác chiến chính của phân khu này gồm 1 đại đội vệ binh, 2 đại đội dã chiến pháo binh (chiến đấu như bộ binh) và 2 đại đội dân vệ vũ trang cùng một số bộ phận khác chủ yếu là lính hậu cần, kỹ thuật được huy động ra chiến đấu. Tính đến đầu tháng 2-1947, quân Pháp đóng tổng cộng 40 điểm chốt lớn nhỏ bao vây xung quanh Liên khu 1.

Theo thống kê của phía Pháp thì trong tháng 1 và 2-1947, tổn thất của riêng quân chính quy Pháp (chưa tính tổn thất của dân vệ) tại Khu Phong tỏa là khoảng trên 30 người chết và trên 100 người bị thương.

Cùng xem loạt ảnh ít người biết đến về Hà Nội năm 1946 được giới thiệu trên trang mạng Hiệp hội bằng hữu Huế xưa của Pháp (Aavh.org).

Không ảnh Hà Nội năm 1920 so sánh với bản đồ năm 1929. Nguồn: Flickr Manhhai.

Không ảnh Hà Nội năm 1920 so sánh với bản đồ năm 1929. Nguồn: Flickr Manhhai.

Màu đỏ nhạt là các đường tàu hỏa/tàu điện (các đường màu đen trong bản đồ), khu màu vàng là Chợ Đồng Xuân.

Phạm vi còn lại của Liên khu 1 mà Trung đoàn Thủ đô kiểm soát từ cuối tháng 12-1946 được thể hiện bằng các đường màu nâu. Ranh giới phía bắc là Hàng Khoai, phía tây là Hàng Cót – Hàng Điếu – Đường Thành, phía nam là Hàng Bông – Hàng Gai – Cầu Gỗ – Hàng Thùng, phía đông nằm dọc Trần Nhật Duật – Nguyễn Hữu Huân. Ranh giới phía tây là kém ổn định nhất, vì cả 2 bên đều có những đội tuần tra thọc sâu sang trận địa đối phương đánh quấy rối.

Sau ngày 15-1-1947, toàn bộ khu cố thủ này được bảo vệ bởi khoảng 750-800 chiến đấu viên.

Ranh giới của Liên khu 1 theo quá trình chiến sự trong 1 tháng từ 15-1-1947 đến 15-2-1947.

Ranh giới của Liên khu 1 theo quá trình chiến sự trong 1 tháng từ 15-1-1947 đến 15-2-1947.

Sau thỏa thuận ngừng bắn ngày 15-1-1947, phần lớn dân thường (trừ 1 bộ phận Hoa kiều vẫn cố ở lại ở Hàng Buồm) đã được tản cư ra khỏi Liên khu 1. Cả 2 bên bắt đầu bước vào giai đoạn thực sự đánh quyết liệt. Các đợt tấn công lấn chiếm của quân Pháp ngày càng xiết chặt vòng vây đối với Liên khu 1. Đặc biệt là sau trận Đồng Xuân ngày 14-2-1947 khu cố thủ của Trung đoàn Thủ đô đã bị thu hẹp đáng kể. Đáng ngại hơn là tiêu hao về lực lượng và vũ khí không được bổ sung vì từ cuối tháng 1-1947 con đường tiếp tế từ bên ngoài đã bị cắt đứt.

Theo các tư liệu VN, bộ chỉ huy mặt trận cũng như ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô đánh giá nguy cơ quân Pháp tiếp tục quay lại tiến công quy mô lớn vào ngày 18-2-1947. Đây là nhận định khá chính xác. Nhật ký tác chiến của Khu Phong tỏa (Phân khu Đông của Pháp) cho biết quả thật họ dự kiến ngày 18-2-1947 sẽ tiến hành đánh chiếm góc đông nam được giới hạn bởi các phố Hàng Thùng – Trần Nhật Duật – Nguyễn Hữu Huân (trên bản đồ 1951 là Phan Thanh Giản). Nếu thành công, quân Pháp sẽ khống chế được khu vực Cột đồng hồ – nơi sau này Trung đoàn Thủ đô sẽ bí mật rời Liên khu 1. Có thể nói rằng nếu như cuộc rút quân không kịp tiến hành đêm 17-2-1947, trung đoàn sẽ gần như bị vây kín và có rất ít cơ hội bảo toàn được lực lượng.

Tổ chức chiến trường nội thành Hà Nội tháng 12-1946 (khu vực Bạch Mai, Kim Mã, Ngọc Hà… không được thể hiện hết trong bản đồ).

Tổ chức chiến trường nội thành Hà Nội tháng 12-1946 (khu vực Bạch Mai, Kim Mã, Ngọc Hà… không được thể hiện hết trong bản đồ).

Nội thành Hà Nội lúc này được chia thành 17 khu phố. các khu phố này được nhóm lại thành 3 “liên khu”.

Liên khu 1 gồm 7 khu: Trúc Bạch, Hồng Hà, Đồng Xuân, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm, Đông Thành, Long Biên. Địa giới Liên khu 1 tương đương với 1 phần Quận Hoàn Kiếm và Ba Đình ngày nay.

Liên khu 2 gồm 8 khu: Chợ Hôm, Bạch Mai, Lò Đúc, Bảy Mẫu, Đồng Nhân, Quán Sứ, Đại Học, Vạn Thái. Địa giới Liên khu 2 tương đương với 1 phần Quận Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm ngày nay.

Liên khu 3 gồm 2 khu: Thăng Long, Văn Miếu. Địa giới Liên khu 3 tương đương với 1 phần Quận Ba Đình và Đống Đa ngày nay.

Khu vực tiếp giáp giữa 3 liên khu có 1 khoảng khuyết, đó là Thành Hà Nội, trọng điểm đóng quân lớn nhất của Pháp.

Sau đêm chiến đấu đầu tiên, cả 3 liên khu đều nhanh chóng bị các mũi tiến công bằng bộ binh và cơ giới của Pháp chia cắt với nhau. Bản thân Liên khu 1 cũng bị cắt rời thành nhiều mảnh, khu vực cố thủ của Trung đoàn Thủ đô sau này nằm gọn trong khu vực 36 phố phường với phía bắc là Hàng Đậu và phía nam là Hàng Gai đến Hàng Thùng, lọt hoàn toàn trong vòng vây của đối phương.

Sơ đồ của quân đội Pháp mô tả hình thái 2 bên ở khu vực chiến tuyến đông nam của Liên khu 1. Về phía VN, đây là phạm vi do các đơn vị thuộc Tiểu đoàn 103 Đông Kinh Nghĩa Thục của Trung đoàn Thủ đô bảo vệ. Về phía Pháp, đây là Tiểu khu A thuộc Phân khu Đông do các đơn vị thuộc Trung đoàn bộ binh Thuộc địa số 6 luân phiên phụ trách.

Sơ đồ của quân đội Pháp mô tả hình thái 2 bên ở khu vực chiến tuyến đông nam của Liên khu 1. Về phía VN, đây là phạm vi do các đơn vị thuộc Tiểu đoàn 103 Đông Kinh Nghĩa Thục của Trung đoàn Thủ đô bảo vệ. Về phía Pháp, đây là Tiểu khu A thuộc Phân khu Đông do các đơn vị thuộc Trung đoàn bộ binh Thuộc địa số 6 luân phiên phụ trách.

Bảng chú thích ký hiệu trong ảnh, từ trên xuống:
– Chướng ngại bằng thân cây và cành cây tương đối vững chắc.
– Thân cây rời.
– Chiến hào.
– Chướng ngại bằng đồ đạc linh tinh.
– Chướng ngại bằng bao đất, phế liệu.

Đây là minh họa khá rõ cho chiến thuật “cài then” được quân VN áp dụng trong cuộc chiến đấu ở Hà Nội. Chiến thuật này do chỉ huy trưởng mặt trận Vương Thừa Vũ đề ra, với đặc trưng là tạo ra nhiều lớp chiến lũy trên đường phố – mỗi chiến lũy được coi là 1 then cài – khiến quân Pháp không thể đột phá nhanh mà phải đánh chiếm tuần tự. Trong khi đó thì quân VN sẽ dựa vào các điểm chốt để đánh chặn, đồng thời cơ động dựa vào chiến hào, lỗ tường đục để phản kích.

Hình ảnh rất trực quan về “đường giao thông” của quân VN qua các lỗ tường đục ở bên dãy số chẵn Phố Hàng Cân năm 1946. Sơ đồ này do cơ quan An ninh và Cảnh sát Liên bang Đông Dương của Pháp thu thập được và ngày nay được lưu trong dữ liệu lưu trữ về tình báo của Pháp, phông GR 10 R 66, trung tâm lưu trữ của cơ quan Lịch sử quốc phòng Pháp (SHD) tại Vincennes, Paris.

Hình ảnh rất trực quan về “đường giao thông” của quân VN qua các lỗ tường đục ở bên dãy số chẵn Phố Hàng Cân năm 1946. Sơ đồ này do cơ quan An ninh và Cảnh sát Liên bang Đông Dương của Pháp thu thập được và ngày nay được lưu trong dữ liệu lưu trữ về tình báo của Pháp, phông GR 10 R 66, trung tâm lưu trữ của cơ quan Lịch sử quốc phòng Pháp (SHD) tại Vincennes, Paris.

Trong giai đoạn 1946-1947, Phố Hàng Cân nằm trong phạm vi Khu Đông Thành của Liên khu 1 Hà Nội. Lực lượng tự vệ của phố có 1 trung đội 20 người, hợp với 1 trung đội 25 người của Phố Lương Văn Can thành 1 đại đội nhẹ. Hỏa khí duy nhất của cả Trung đội Hàng Cân là khẩu súng săn 2 nòng của Trung đội phó Nguyễn Dậu.

Tổ chức chiến trường nội thành Hà Nội tháng 12-1946.

Tổ chức chiến trường nội thành Hà Nội tháng 12-1946.

Nội thành Hà Nội gồm 3 liên khu với 17 khu phố:

– Liên khu 1 gồm 7 khu: Trúc Bạch, Hồng Hà, Đồng Xuân, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm, Đông Thành, Long Biên.

– Liên khu 2 gồm 8 khu: Chợ Hôm, Bạch Mai, Lò Đúc, Bảy Mẫu, Đồng Nhân, Quán Sứ, Đại Học, Vạn Thái (trong thực tế Khu Vạn Thái gần như không được nhắc đến, khả năng cao là Khu Vạn Thái sẽ được sáp nhập vào Khu Bạch Mai).

– Liên khu 3 gồm 2 khu: Thăng Long, Văn Miếu.

Trong đêm 19-12 và ngày 20-12-1946, quân Pháp chiếm đóng phần lớn Khu Trúc Bạch, Quán Sứ và một phần các khu Hoàn Kiếm, Đại Học. Khu Long Biên bị phi pháo Pháp đánh hủy diệt và cũng buộc phải rút bỏ vào tối 20-12-1946. Ngày 22-12-1946, phần còn lại của Khu Trúc Bạch nhập với Khu Lãng Bạc của ngoại thành thành Liên khu Trúc – Lãng.

Từ 21-12 đến 23-12-1946, quân Pháp lần lượt chiếm đóng Khu Thăng Long, Đại Học và nửa phía đông của Khu Hoàn Kiếm.

Ngày 24-12 và 25-12-1946, quân Pháp chiếm đóng các khu Bảy Mẫu, Chợ Hôm, Lò Đúc và Đồng Nhân. Các lực lượng vũ trang Liên khu 2 rút ra giữ phòng tuyến dọc đường Đại Cồ Việt. Khu Văn Miếu của Liên khu 3 cũng bị chiếm phần lớn.

Ngày 26-12 và 27-12-1946, quân Pháp chiếm đóng nửa phía tây của Khu Hoàn Kiếm.

Đến ngày 30-12-1946, quân Pháp hoàn thành kiểm soát Khu Văn Miếu.

Tính đến lúc này hình thái chiến trường theo dự kiến ban đầu của bộ chỉ huy mặt trận Hà Nội đã định hình: lực lượng vũ trang Liên khu 1 giữ khu vực cố thủ ở trung tâm thành phố gồm toàn bộ khu Đông Kinh Nghĩa Thục và một phần Khu Đồng Xuân, Đông Thành; Khu Hồng Hà mặc dù vẫn được phía VN kiểm soát nhưng đã bị cắt rời khỏi Liên khu 1. Trong khi đó lực lượng vũ trang của Liên khu 2, 3 và Trúc Lãng chốt chặn các cửa ngõ giao thông từ Lương Yên, Ô Cầu Dền, Kim Liên, Ô Chợ Dừa, Kim Mã, Đội Cấn, Yên Phụ. Hình thái này duy trì ổn định thêm nửa tháng cho tới khi quân Pháp mở các cuộc hành binh giải tỏa từ ngày 15-1-1947.

Phân chia chiến trường Hà Nội tháng 12-1946 (sử dụng tạm bản đồ 1935 làm nền vì không có bản gần với sự kiện hơn).

Phân chia chiến trường Hà Nội tháng 12-1946 (sử dụng tạm bản đồ 1935 làm nền vì không có bản gần với sự kiện hơn).

Mặt trận chính là Thủ đô Hà Nội – tức Chiến khu XI nằm bên hữu ngạn Sông Hồng.

Khu vực nội thành gồm 17 khu phố được nhóm thành 3 liên khu: Liên khu 1 gồm 7 khu phố, Liên khu 2 gồm 8 khu phố và Liên khu 3 gồm 2 khu phố.

Khu vực ngoại thành gồm 118 làng (mỗi làng ở đây là 1 thôn hoặc xã) được chia thành 5 khu: Lãng Bạc gồm 23 làng phía bắc (giáp Liên khu 1), Đại La gồm 31 làng phía tây, Đống Đa gồm 28 làng phía tây nam (giáp Liên khu 3), Đề Thám gồm 13 làng và Mê Linh gồm 11 làng phía nam (giáp Liên khu 2).

Khu vực bên tả ngạn Sông Hồng, về hành chính thuộc địa phận Huyện Gia Lâm, Tỉnh Bắc Ninh thuộc Chiến khu XII. Riêng khu vực Phố Gia Lâm cùng các làng phía bắc QL1 và phía tây sân bay được tổ chức thành Đặc khu Ngọc Thụy trực thuộc tỉnh.

Ngọc Thụy – Gia Lâm trên thực tế có thể coi là 1 mặt trận phối hợp với Hà Nội do có liên quan trực tiếp tới hoạt động của sân bay Gia Lâm – căn cứ không quân lớn nhất của Pháp trên miền Bắc lúc đó, thường xuyên chi viện cho quân Pháp ở Hà Nội cũng như hoạt động chuyển quân, tiếp tế cho quân Pháp ở Hà Nội theo QL5 từ Hải Phòng lên.

Sơ đồ mô tả chiến sự ở Bắc Bộ cuối tháng 12-1946, đầu tháng 1-1947 của báo ảnh The Sphere (Anh) ngày 18-1-1947.

Sơ đồ mô tả chiến sự ở Bắc Bộ cuối tháng 12-1946, đầu tháng 1-1947 của báo ảnh The Sphere (Anh) ngày 18-1-1947.

Phân chia chiến trường Hà Nội giai đoạn cuối tháng 12-1946 đến giữa tháng 1-1947.

Phân chia chiến trường Hà Nội giai đoạn cuối tháng 12-1946 đến giữa tháng 1-1947.

Đây là thời điểm mà quân Pháp đã làm chủ phần lớn nội thành. Hình thái “trong đánh – ngoài vây” hay “trùng độc chiến” như trong dự kiến ban đầu của mặt trận Hà Nội đã chính thức hình thành. Các lực lượng vũ trang trong nội thành đã co về các khu vực tác chiến theo phương án định trước: Liên khu 1 rút vào khu cố thủ phía bắc Hồ Gươm, Liên khu 2, 3 rút ra giữ các cửa ngõ giao thông đi ra ngoại thành.

Liên khu 1 lúc này chỉ còn kiểm soát được 3 khu phố Đồng Xuân, Đông Thành và Đông Kinh Nghĩa Thục.

Khu Trúc Bạch của Liên khu 1 (thực chất đã bị mất gần hết) được hợp nhất với Khu Lãng Bạc ngoại thành thành Liên khu Trúc – Lãng. Trên thực tế có lẽ Liên khu Trúc – Lãng còn phụ trách cả Khu Hồng Hà của Liên khu 1 (gồm bãi sông Phúc Xá Hạ, Tân Ấp, Nghĩa Dũng – lúc này cũng đã bị cắt rời khỏi khu cố thủ bên trong).

Liên khu 2 chỉ còn lại Khu Bạch Mai, tiếp tục phụ trách chiến tuyến phía nam với sự chi viện của Khu Đề Thám, Mê Linh của ngoại thành.

Liên khu 3 đã mất hết lãnh thổ, được hợp nhất với Khu Đống Đa ngoại thành thành Liên khu 3 – Đống Đa. Lực lượng vũ trang Liên khu 3 phụ trách tác chiến trên cả hướng tây (Khu Đại La) và tây nam (Đống Đa).

Hình thái tổ chức này sẽ bị phá vỡ từ giữa tháng 1-1947 khi quân Pháp mở các cuộc hành quân quy mô lớn đánh ra ngoại thành.

Sơ đồ diễn biến chiến đấu của Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa số 6 (1/6 RIC) ở khu vực Láng - Cầu Giấy ngày 20-1-1947. Tư liệu từ nhật ký tác chiến của Tiểu đoàn 1/6 RIC giai đoạn 1945-1950, phông lưu trữ 7U2615 tại trung tâm lưu trữ Sở Lịch sử Quốc phòng Pháp tại Vincennes, Paris.  Trận đánh ở Láng là cuộc giao tranh ác liệt nhất ở mặt trận vành đai ngoại thành trong ngày 20-1-1947 nhưng gần như không có thông tin gì trong các tư liệu VN hiện nay. Đây cũng là tình trạng của nhiều trận khác. Khai thác được nguồn tư liệu của đối phương, đặc biệt là các báo cáo, nhật ký gốc sẽ giúp bổ sung cho khoảng trống này.

Sơ đồ diễn biến chiến đấu của Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa số 6 (1/6 RIC) ở khu vực Láng - Cầu Giấy ngày 20-1-1947. Tư liệu từ nhật ký tác chiến của Tiểu đoàn 1/6 RIC giai đoạn 1945-1950, phông lưu trữ 7U2615 tại trung tâm lưu trữ Sở Lịch sử Quốc phòng Pháp tại Vincennes, Paris.

Trận đánh ở Láng là cuộc giao tranh ác liệt nhất ở mặt trận vành đai ngoại thành trong ngày 20-1-1947 nhưng gần như không có thông tin gì trong các tư liệu VN hiện nay. Đây cũng là tình trạng của nhiều trận khác. Khai thác được nguồn tư liệu của đối phương, đặc biệt là các báo cáo, nhật ký gốc sẽ giúp bổ sung cho khoảng trống này.

Ảnh 1 là bản đồ trận đánh Vĩnh Tuy (15-1-1947) trích từ trang 135 cuốn “Một số trận đánh điển hình của lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội trong Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ” do Quân khu Thủ đô biên soạn năm 2004. Ở đây ta thấy bản đồ thể hiện 1 mũi tiến công bằng thiết giáp từ Phố Lò Đúc qua Ô Đống Mác rồi theo con đường là Phố Kim Ngưu ngày nay tiến xuống Cầu Mai Động.

Ảnh 1 là bản đồ trận đánh Vĩnh Tuy (15-1-1947) trích từ trang 135 cuốn “Một số trận đánh điển hình của lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội trong Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ” do Quân khu Thủ đô biên soạn năm 2004. Ở đây ta thấy bản đồ thể hiện 1 mũi tiến công bằng thiết giáp từ Phố Lò Đúc qua Ô Đống Mác rồi theo con đường là Phố Kim Ngưu ngày nay tiến xuống Cầu Mai Động.

Vấn đề ở đây là con phố Kim Ngưu phải đến mấy chục năm sau mới hình thành, như thấy rõ trên các bản đồ năm 1951 (ảnh 2) và 1968 (ảnh 3) thì phía nam Ô Đống Mác không có đường mà chỉ có làng mạc. Đặc biệt là theo bản đồ 1951 thì khu vực này thậm chí còn dày đặc ao hồ. Vậy thì không thể nào mà dùng thiết giáp tấn công kiểu đó được.

Điều này được xác nhận thêm qua bản đồ (ảnh 4) trích từ nhật ký tác chiến của Tiểu đoàn 1/6 RIC (phông lưu trữ 7 U 2615 tại thư viện Sở Lịch sử Quốc phòng Pháp), đơn vị đảm nhiệm hướng tấn công này. Theo đó, quân Pháp từ Lò Đúc đi đường Đại Cồ Việt tới ngã ba Lương Yên rồi theo đường bờ sông Nguyễn Khoái để đánh xuống Vĩnh Tuy.

Ở VN rất khó để tiếp cận các báo cáo, tổng kết nguyên bản của các đơn vị nên sách tổng kết như trên có thể coi là những tư liệu gần gốc nhất mà người nghiên cứu ngoài quân đội có thể tìm kiếm được. Nhưng ngay cả những sách tổng kết đó vẫn có nguy cơ sai sót và cần hết sức thận trọng khi sử dụng.

Sơ đồ diễn biến chiến đấu của Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa số 6 (1/6 RIC) ở khu vực Láng – Cầu Giấy ngày 20-1-1947. Tư liệu từ nhật ký tác chiến của Tiểu đoàn 1/6 RIC giai đoạn 1945-1950, phông lưu trữ 7U2615 tại trung tâm lưu trữ Sở Lịch sử Quốc phòng Pháp tại Vincennes, Paris.

Sơ đồ diễn biến chiến đấu của Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa số 6 (1/6 RIC) ở khu vực Láng – Cầu Giấy ngày 20-1-1947. Tư liệu từ nhật ký tác chiến của Tiểu đoàn 1/6 RIC giai đoạn 1945-1950, phông lưu trữ 7U2615 tại trung tâm lưu trữ Sở Lịch sử Quốc phòng Pháp tại Vincennes, Paris.

Trận đánh ở Láng là cuộc giao tranh ác liệt nhất ở mặt trận vành đai ngoại thành trong ngày 20-1-1947 nhưng gần như không có thông tin gì trong các tư liệu VN hiện nay. Đây cũng là tình trạng của nhiều trận khác. Khai thác được nguồn tư liệu của đối phương, đặc biệt là các báo cáo, nhật ký gốc sẽ giúp bổ sung cho khoảng trống này.

Bản đồ ghi lại bố trí phòng ngự của quân VN trong các ngày 15 và 16-1-1947 ở mặt trận nam Hà Nội. Phông lưu trữ 16H129 tại Trung tâm Lịch sử và Nghiên cứu Lực lượng Hải ngoại (CHETOM) ở Frejus, Pháp.

Bản đồ ghi lại bố trí phòng ngự của quân VN trong các ngày 15 và 16-1-1947 ở mặt trận nam Hà Nội. Phông lưu trữ 16H129 tại Trung tâm Lịch sử và Nghiên cứu Lực lượng Hải ngoại (CHETOM) ở Frejus, Pháp.

Nguồn 

Bình luận của bạn

Tin khác