Khoảng năm 1902, bản đồ Hà Nội 1873 do Phạm Đình Bách, họa đồ viên chính ngạch trong Sở địa dư Bắc Kỳ thực hiện. Bản đồ được vẽ trên giấy lớn, tỉ lệ 1:8.800, sau được Sở Địa lý Đông Dương tái bản vào năm 1916.
Thành Hà nội. Phỏng theo bản đồ vẽ năm 1866 và 1873 đời Tự Đức
Kèm theo bản đồ là bảng chú giải bằng tiếng Pháp, chia làm 4 nội dung: Các cửa ô, khu vực thành Hà Nội, khu vực nhượng địa và 74 di tích lịch sử văn hóa. Điểm đặc sắc cửa bản đồ Phạm Đình Bách là “thể hiện được hiện trạng của thành phố trước khi có những hoạt động quy hoạch trên quy mô lớn của người Pháp. Hơn nữa mật độ và tính phong phú của các đường nét cũng như lượng thông tin trong phần chú thích rất lớn”.
Bản đồ Hà Nội năm 1873
Bản đồ này có thể được sử dụng với tư cách là “một tài liệu so sánh cơ bản với những bản đồ được lập sau này”, vì “bản đồ đã thể hiện những yếu tố cấu thành đô thị mà sau đó sẽ biến mất hoàn toàn khỏi cảnh quan của thành phố trong những thập niên tiếp theo”. Chính bởi tầm quan trọng của bản đồ Phạm Đình Bách là “cho những thông tin đại cương lý thú” nên nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu diện mạo Hà Nội trong những năm cuối thế kỷ XIX.
Bản đồ Hà Nội 1873
Bình luận của bạn