Lời giới thiệu Hà Nội Học

Thứ 4, 02/10/2024, 12:07 (GMT+7)

Chia sẻ

Hà Nội học là môn học sưu tâm, nghiên cứu, phổ biến những tri thức về mọi mặt và nhận thức tổng hợp về con người và môi quan hệ giữa con người với thiên nhiên trên địa bàn hàng nghìn năm liên tục là trung tâm chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoa hàng đầu của đất nước, phục vụ trực tiếp cho các chiến lược phát triển Thủ đô. Do vị trí hết sức đặc biệt của Hà Nội học trong nên học thuật nước nhà mà từ rất sớm đã xuất hiện khá nhiều các chuyên gia chuyên tâm nghiên cứu về Hà Nội theo các chuyên ngành, các lĩnh vực chuyên môn cụ thể (tức là Hà Nội học truyền thống), trong đó hai lình vực thu được nhiều thành tựu hơn cả là Văn hóa và Lịch sử Thăng Long - Hà Nội.


thg 11 2017


Bước sang thế kỷ XXI, nhu cầu nghiên cứu Hà Nội theo hướng tiếp cận tổng hợp, liên ngành để xử lý hiệu quả những vấn đề mới đang đặt ra trong chiến lược phát triển bền vững Thủ đô đã trở nên bức thiết và Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội Văn hiến Anh hùng, vì Hòa bình được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được xem như một cột mốc đánh dấu sự ra đời của một ngành Hà Nội học mới - Hà Nội học hiện đại. Trên cơ sở kinh nghiệm và thành tựu của Hà Nội học truyền thống, Hà Nội học hiện đại thông qua phương pháp tiếp cận Liên ngành gắn với Khu vực học và Khoa học phát triển nhằm đạt tới nhận thức tổng hợp hơn và sâu sắc hơn về toàn bộ không gian lịch sử - văn hóa và con người Hà Nội.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho xây dựng và phát triển Thủ đô, trong những năm gần đây đã triển khai chương trình nghiên cứu và đào tạo về Hà Nội học. Trên cơ sở những kinh nghiệm bước đầu của tập thể cản bộ giảng dạy trong Khoa, trong Trường, được sự hợp tác của Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng tôi tổ chức biên soạn giáo trình Hà Nội học theo hướng tiếp cận mới phục vụ cho các chương trình đào tạo của nhà trường. Cuốn sách do GS.TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc, Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô và TS. Lê Thị Thu Hương, Trưởng Khoa Văn hóa - Du lịch - Dịch vụ Hà Nội làm Đông Chủ biên. Trên cơ sở bàn bạc nhất trí của chủ biên và tập thể tác giả đã quyết định tổ chức cuốn sách thành 7 chương và phân công cụ thể cho các tác giả như sau:

Chương 1: Nhập môn Hà Nội học do GS. Nguyễn Quang Ngọc việt.
Chương 2: Vị thế địa lý và tài nguyên thiên nhiên Hà Nội do ThS. Nguyễn Quang Anh việt.
Chương 3: Dân cư và con người Hà Nội và
Chương 4: Đặc trưng lịch sử Thăng Long - Hà Nội do TS. Lê Thị Thu Hương việt.
Chương 5: Văn hóa Thăng Long - Hà Nội do ThS. Nguyễn Thị Thanh Hòa việt.
Chương 6: Đô thị và đô thị hóa nông thôn Hà Nội do TS. Bùi Văn Tuấn việt.
Chương 7: Một số thành tựu của Hà Nội trong 30 năm đồi mới do ThS. Ngô Thị Minh việt.

Mặc dù đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, trên cơ sở thừa hưởng thành quả của Hà Nội học truyền thống, nhưng Hà Nội học hiện đại là ngành học mới hình thành, có rất nhiều những vẫn đề còn phải được tiếp tục đi sâu nghiên cứu thảo luận. Cuốn sách thật ra mới chỉ là tập hợp bước đầu của một nhóm tác giả phần lớn là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy trẻ, phục vụ nhiệm vụ giảng dạy và học tập về Hà Nội học ở Khoa Văn hóa - Du lịch - Dịch vụ, Trường Đại học Thủ đô, nên chắc chắn không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc cả về nội dung, hình thức, phương pháp nghiên cứu và trình bày, để tập thể tác giả có thêm cơ hội nâng cao và hoàn thiện cuốn sách nhằm phục vụ ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn cho các chương trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu về Hà Nội học.

Sách được tổ chức biên soạn và hoàn thành trong khuôn khổ chương trình giáo trình đại học của Trường Đại học Thủ đô, được sự động viên, Lời giới thiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các chuyên gia Hà Nội học và các cán bộ lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn ở Thủ đô Hà Nội. Chúng tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến tất cả những giúp đỡ quý báu cho sự ra đời của cuốn sách này và hy vọng sẽ nhận được sự chia sẻ, cảm thông và lượng thứ của bạn đọc.


Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2017
Đồng Chủ biên GS.TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc
TS. Lê Thị Thu Hương


HÀ NỘI HỌC


Chương 1. NHẬP MÔN HÀ NỘI HỌC

1.1. Hà Nội - Không gian hội tụ và lan toả 
1.2. Nghiên cứu Hà Nội và Hà Nội học 
1.3. Đối tượng của Hà Nội học
1.4. Phương pháp tiếp cận 
1.5. Cơ sở dữ liệu 
1.6. Về nội dung nghiên cứu, đào tạo 
1.7. Học liệu 
Câu hỏi thảo luận 

Chương 2. VỊ THẾ ĐỊA LÍ VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HÀ NỘI

2.1. Địa lí hành chính 
2.2. Tài nguyên thiên nhiên 
2.3. Vị thế địa lí của Hà Nội
Câu hỏi thảo luận 

Chương 3. DÂN CƯ VÀ CON NGƯỜI HÀ NỘI

3.1. Quá trình tụ cư và sự hình thành cộng đồng cư dân Hà Nội 
3.2. Người Hà Nội 
Câu hỏi thảo luận 

Chương 4. ĐẶC TRƯNG LỊCH SỬ THĂNG LONG - HÀ NỘI

4.1. Hà Nội thời tiền Thăng Long (trước năm 1010) 
4.2. Hà Nội thời kỳ Thăng Long (từ năm 1010 đến năm 1802) 
4.3. Hà Nội thời Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1945)
4.4. Hà Nội từ năm 1945 đến nay
Câu hỏi thảo luận 

Chương 5. VĂN HOÁ THĂNG LONG - HÀ NỘI

5.1. Đặc trưng văn hoá Thăng Long - Hà Nội qua các thời kì
5.2. Di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội 
5.3. Bảo tồn và khai thác giá trị di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội phục vụ phát triển du lịch 
Câu hỏi thảo luận

Chương 6. ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA NÔNG THÔN HÀ NỘI

6.1. Đô thị Thăng Long - Hà Nội cổ truyền
6.2. Đô thị Hà Nội thời Cận đại 
6.3. Hà Nội từ năm 1945 đến nay 
6.4. Đô thị hoá nông thôn ngoại thành Hà Nội 
6.5. Tổ chức và quản lí Thành phố Hà Nội 
Câu hỏi thảo luận 

Chương 7. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA HÀ NỘI TRONG 30 NĂM ĐỔI MỚI 

7.1. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội 
7.2. Thành tựu về văn hoá - giáo dục 
7.3. Thành tựu về hoạt động đối ngoại
Câu hỏi thảo luận 

TÀI LIÊU THAM KHẢO

Bình luận của bạn

Tin khác