Dự án Trường tiểu học Hồng Hà – Hội quán Phúc Kiến tại 40 Lãn Ông

Thứ 5, 22/02/2024, 18:28 (GMT+7)

Chia sẻ

Hoàn thành năm 2015 là một minh chứng thành công khác cho sự kết hợp nhuần nhuyễn cộng sinh giữa di sản cũ và công trình mới, giữa chức năng lịch sử và nhu cầu của hiện đại. Khác với dự án Tạ Hiện, ở Hội quán Phúc Kiến có sự tồn tại song hành của một chức năng cộng đồng khác là Trường tiểu học Hồng Hà.

Việc cải tạo, đồng thời hoàn trả những chức năng nguyên gốc của các công trình cộng đồng này sẽ làm sống lại những sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu phố cổ, nhằm thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, trường tiểu học Hồng Hà cần nâng cấp, mở rộng không gian lớp học để trở thành trường học theo chuẩn quốc gia. Ý đồ tích hợp cộng sinh được nhấn mạnh trong phương án khi tách biệt các chức năng chồng lấn giữa 2 công trình. Cùng lúc đó, các không gian chung được phân chia thời gian hoạt động để tối đa tòan bộ diện tích của công trình. Một tòa nhà 3 tầng được xây mới trên nền công trình cũ để đảm bảo chức năng trường học.


Hội quán Phúc Kiến 40 Lãn Ông 1900s -2010s

Dự án Trường tiểu học Hồng Hà – Hội quán Phúc Kiến được tiến hành bài bản, nghiêm túc, đảm bảo cho tinh thần “xác thực” của các chi tiết, phong cách và hình thái bố cục kiến trúc, kỹ thuật thực hiện cũng như các giải pháp triển khai. Đây sẽ là một bài học mẫu mực cho việc thực hiện các công trình bảo tồn đô thị trong tương lai. Tuy nhiên, ở đây, giá trị về văn hóa giáo dục vượt trội giá trị về kiến trúc. Vì đối tượng thụ hưởng trực tiếp cho thành công của dự án này sẽ lại không phải những du khách, mà trước hết, đó chính là những học sinh của trường tiểu học Hồng Hà và cộng đồng xung quanh. Thế hệ tương lai được học tập trong môi trường đạt chuẩn về tiện nghi và phong phú, giàu có về lịch sử văn hóa. Hiệu quả về văn hóa giáo dục này chắn chắn sẽ góp phần củng cố cảm giác thân thuộc và niềm tự hào trong cộng đồng cho thế hệ tương lai, góp phần tạo nên sự gắn kết xã hội và nhận thức tích cực về bản thân.

 Mặt cắt dọc dự án cải tạo với khối nhà 3 tầng mới xây tại trường tiểu học Hồng Hà – Hội quán Phúc Kiến – Nguồn Ban quản lý phố cổ


 Sân chơi trước phương đình sau khi phục dựng – Trường tiểu học Hồng Hà


Hội quán Phúc Kiến toạ lạc ở số nhà 40, phố Lãn ông, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một dãy phố cổ, trước kia gọi là phố Phúc Kiến, vì là nơi cư trú của Hoa kiều gốc Phúc Kiến. 

Sau khi được bảo tồn

Theo những miêu tả trên văn bia, thì hội quán Phúc Kiến hiện nay vẫn được giữ nguyên quy định của lần tu sửa vào năm Trung Hoa dân quốc thứ 14 (1925), với khối kiến ​​trúc đá số trong một không gian rộng lớn . Các phương án sử dụng của bao tích bao gồm: Tam quan, sân đình, phương đình, hậu cung, khu học hiệu phía sau và hai bên kiến ​​trúc chính. Tam quan là một nhà ngang 3 gian, xây dựng kiểu đầu hồi bí ẩn với các bộ vì gỗ kiểu chồng rường hai hàng chân. Trong cấu hình, cột phía ngoài được làm vuông vức, tạo ra các múi ở các cạnh, hệ thống hỗ trợ hoành tráng thì làm dài, theo văn đám mây cuôn, vươn ra khoảng không. khởi đầu có một cố gắng tai cột (hoặc gọi là củng đơn) trang trí rồng; dưới ngang là hình con ve hoặc con sư tử có tác dụng trang trí và hộ trợ. 

 
Phía bên trái tam quan có một số tranh đá vẽ đề tài phong cảnh gắn trên Tường. Diềm lá tàu được chia thành những ô trang trí: ô thì khắc thơ, ô thì họac phong cảnh, có ô lại là hình hoa lá… Qua một khoảng sân rộng là tới phương đình. Ngôi nhà này không thể được xây dựng để làm nơi tập trung của thành phố. Nhà được xây dựng kiểu chồng diêm tám mái, nhưng phần cổ diêm ở dây hầu như không nhìn thấy.

 
 Bộ khung gỗ gồm 4 cột góc hỗ trợ đao và hai bộ vì nó hỗ trợ. Ở đây, không có hệ thống dép bùng nổ nào cả, mà cả những dép đẩy rường cũng vươn dai, tạo ra thành những tầng dép cao nhấp nhô. Khoảng cách giữa các ngang của xà ngang được gắn đôi mặt kính hướng dẫn vào trong. Điểm đặc biệt trong cấu trúc kiến ​​trúc của tòa nhà này là việc sử dụng hệ thống “củng ba phương” để hỗ trợ bốn góc mái. Kết cấu này được kết hợp bởi ba thanh xà ngắn ăn từ góc đầu, một vương ra ngoài, một hàng rào cuối cùng và một chạy theo chiều ngang. Phần cuối cùng của xà đều có hình búp sen thả xuống tạo nên một vật thể quan trọng để hỗ trợ các kiến ​​trúc mái nhà. 

 
 

Kinh nghiệm cải tạo di tích trong trường học ở phố cổ Hà Nội

Buổi tọa đàm chuyên môn Kinh nghiệm từ việc trùng tu và cải tạo di tích – Trường tiểu học Hồng Hà (40 – Lãn Ông) được tổ chức Ngày 3/10 tại Hà Nội.

Tại đây, Ban quản lý phố cổ Hà Nội cùng một số chuyên gia, nhà nghiên cứu đã chia sẻ kinh nghiệm trùng tu hội quán Phúc Kiến xây từ năm 1817, nay là trường tiểu học Hồng Hà vừa được trùng tu, khánh thành và gắn biển nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Di tích hội quán Phúc Kiến thờ nữ thần Thiên Hậu, đã được Bộ VHTT&DL xếp hạng Di tích kiến trúc – nghệ thuật quốc gia từ năm 2007. Tuy nhiên, từ lâu, một số hạng mục của hội quán được trường Tiểu học Hồng Hà cơi nới và sử dụng như: nghi môn được tận dụng làm phòng tài vụ và phòng bảo vệ, sân trong và phương đình là nơi vui chơi của học sinh, hậu cung là nơi làm việc của hội đồng giáo dục của trường… đã làm ảnh hưởng tới công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Ngoài ra, hệ thống tường bao và nền gạch trong di tích cũng bị bong rộp, nứt vỡ; các kiến trúc gỗ như: cột, xà, hoành…bị mối mọt, hư hỏng, rồi mái lợp tôn cong vênh, han rỉ…

 Trường tiểu học Hồng Hà và di tích hội quán Phúc Kiến

Trước thực trạng đó, Sở VHTT&DL Hà Nội đã lập phương án tu bổ, tôn tạo tổng thể di tích. Trong đó, hội quán Phúc Kiến tu bổ: Nghi môn, Phương đình, Hậu cung, hai bức Thanh Long – Bạch Hổ, hai lầu thiêu hương; tôn tạo sân vườn và hạ tầng kỹ thuật.

Trường Tiểu học Hồng Hà cải tạo, chỉnh trang các khối nhà hai bên, phía trước Hậu cung của Hội quán; xây dựng khối lớp học và thư viện hai bên, phía sau Hậu cung của Hội quán; tôn tạo sân vườn nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học cho giáo viên và học sinh. Hiện trường Tiểu học Hồng Hà có 2 cơ sở tại số 40 phố Lãn Ông thuộc phường Hàng Bồ và số 8 Chả Cá thuộc phường Hàng Đào (Hoàn Kiếm).

Tại buổi sinh hoạt, các chuyên gia cho rằng hội quán Phúc Kiến hiện nay vẫn giữ nguyên được quy mô của lần tu sửa vào năm 1925, là di tích mang giá trị lịch sử, có ý nghĩa trong việc nghiên cứu lịch sử Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là về kinh thành Thăng Long và khu phố cổ Hà Nội.

36phophuong.vn

Bình luận của bạn

Tin khác