Sự chuyển biến đô thị trong khu phố cổ Hà Nội

Thứ 3, 04/04/2023, 11:16 (GMT+7)

Chia sẻ

Nếu hình dung tổng thể di sản kiến trúc Thăng Long – Hà Nội như một quyển sử sống động về quá trình phát triển, dung chấp và tích tụ – ngưng đọng chân giá trị của cộng đồng dân cư trên địa bàn Thủ đô thì KPC Hà Nội là chương quan trọng nhất của cuốn sử này. Và nếu nhìn Thăng Long Hà Nội như một thành thị cổ, già và “đang sống”, thành thị này vẫn đang trong quá trình phát triển dưới dạng bồi đắp và tiệm tiến, chứ không phải dưới dạng thay thế hay đột biến và bởi thế người ta dễ dàng nhận ra những “lớp” niên đại chồng xếp đan xen trong kiến trúc hiện nay của nó

KHU PHỐ CỔ TRONG QUÁ KHỨ
Đại Nam nhất thống chí ghi: “Thành thị (Hà Nội) là nơi tụ họp công thương, có lẫn cả người nước Thanh, tập tục thích xa hoa…Ở quanh phía Đông Nam ở tỉnh thành gồm 21 phố, nhà như bát úp, tụ họp các mặt hàng, nhân vật cũng phồn thịnh”. Trương Vĩnh Ký trong chuyến “Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876)” cũng chép tương tự: “Thuở xưa còn đô thành thì có 36 phường phố, nay đổi ra tỉnh thành, phía Đông Nam có 21 đường phố  tinh nhà ngói cả”. 

 Kết cấu đô thị của KPC được định hình như các làng xã truyền thống của người Việt “Các làng nghề theo kiểu phường hội, ngăn cách nhau bởi các cánh cổng nên tái tạo lại mô hình tổ chức làng xã với những đền, đình chùa và những ngành hàng chuyên biệt”
Kết cấu đô thị của KPC được định hình như các làng xã truyền thống của người Việt “Các làng nghề theo kiểu phường hội, ngăn cách nhau bởi các cánh cổng nên tái tạo lại mô hình tổ chức làng xã với những đền, đình chùa và những ngành hàng chuyên biệt”2. Ở đầu những phố chính, người ta xây dựng những cổng phố bằng gạch, có thể đóng được, có những chòi canh làm trạm gác3. Thậm chí có những phố cứ cách nhau mỗi quãng độ 10m, lại có 1 cổng đóng. Ở những phố giàu có, mà phần lớn là những phố Hoa kiều có những cổng đồ sộ, lợp bằng 2, 3 lớp ngói cuốn,.. tên phố được viết bằng chữ Hán ghi trên đầu hồi. Ở đó ta thấy “sự hòa trộn giữa làng xã trong không gian đô thị, tính gắn kết cộng đồng trong đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh tế nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp”4. Như vậy, trong một không gian đô thị vật chất còn bao gồm cả một không gian đô thị mang màu sắc huyền thoại. Đó là sợi dây liên kết các thành viên của cộng đồng cư dân đô thị với ngụ ý hướng về quê hương, bản quán mà sự hiện diện với mật độ dày đặc của các đình, đền, miếu trong các thôn phường là minh chứng cụ thể và sinh động về hiện tượng “xâm thực” trở lại của tín ngưỡng nông thôn vào trong đô thị Hà Nội để rồi chính nó tạo ra tính dễ thích nghi trước các tác động bên ngoài.

 1


 2
 

3
VÀ DIỆN MẠO KHU PHỐ CỔ HÔM NAY…
Những biến thiên của lịch sử đã đưa người Pháp tới Thăng Long – Hà Nội và họ nhanh chóng ghi dấu ấn lên đô thị này khiến cho KPC lần đầu tiên chịu tác động mạnh mẽ của quy hoạch. Những chỉnh trang về giao thông của người Pháp đã làm thay đổi bộ mặt không gian đường phố của Hà Nội, tạo nên những đường phố rộng, liên hoàn và trong một mạng lưới liên tục, thuận tiện cho các hoạt động giao thương. Và kể từ đó, bắt đầu một thời kỳ du nhập và tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài làm thay đổi cấu trúc và không gian KPC. Một quá trình vận động biến đổi logic từ tiếp xúc văn hóa đã đưa tới hiện trạng tồn tại song song  hai thành phần cấu trúc khác biệt nhưng có ảnh hưởng lẫn nhau để cuối cùng là hoàn thiện một nền văn hóa có bản sắc. Một kiểu nhà mới bằng gạch kiên cố từ 2 đến 3 tầng bắt đầu được xây dựng trên nền cũ của ngôi nhà Hà Nội hình ống quen thuộc. Sự thay đổi này dần trở thành đặc trưng của nhà ở trên các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Buồm, Đồng Xuân,.. Khối nhà chính tiếp giáp mặt phố, cao hai tầngvà nó tạo nên hiện trạng đô thị Hà Nội như Arnauld Le Bruq  đã viết: “Cùng với sự song song tồn tại hai quan niệm khác nhau về đô thị, hai thế giới tinh thần tìm đến sự hòa hợp hay sự chuyển hóa những chuẩn mực đô thị được du nhập từ phương Tây thể hiện qua việc kết hợp tính dung hợp, tính hợp lý kiểu phương Tây và nét duyên dáng Á châu”.

Tuy nhiên, sự can thiệp thô bạo các kiến trúc truyền thống của Hà Nội đã để lại niềm tiếc nuối khôn nguôi đối với bất cứ ai đến và yêu đô thị nhỏ bé và xinh đẹp này. Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã phải tỏ lòng luyến tiếc khi chứng kiến “di sản” mà những người đồng cấp trước đó của ông để lại: “Tôi sang quá chậm để giữ lại những chỗ cần thiết. Đặc biệt là các cửa thành. Chúng có những phong cách lớn quan hệ mật thiết với lịch sử đáng cho ta phải kính nể. Giống như Khải hoàn môn Ngôi sao ở Pari, các cửa sổ đó sẽ làm đẹp cho các phố mà không cản trở giao thông và quy hoạch thành phố”

 4
 

5
Không gian kiến trúc KPC Hà Nội dường như không nhiều biến đổi từ khi người Pháp rút khỏi Hà Nội cho tới trước Đổi mới. Những biến đổi của phố cổ Hà Nội thời kỳ này gần như chỉ diễn ra bên trong bộ khung gỗ của những ngôi nhà

Cho tới hôm nay diện mạo Khu phố cổ đang chịu nhiều tác động dần được định dạng bởi những căn nhà – cửa hàng cao tầng thay thế cho những khung nhà gỗ. Một đời sống mới, không gian kiến trúc mới ở phố cổ đang xuất hiện và người ta có nhiều bi quan về hiện tượng này.

Dù không nhiều lạc quan nhưng chúng ta vẫn thật may mắn khi ở Khu phố cổ, nhiều con phố đã thay đổi ngành nghề nhưng dấu ấn cấu trúc sinh hoạt thường ngày của cư dân phố cổ xưa cũng như các không gian kiến trúc điển hình vẫn còn tồn tại đến ngày nay như một dẫn chứng vững chãi về một đô thị có sức sống trường tồn.

6

 Công trình quá cao, phá vỡ cấu trúc tuyến phố

7
 Sinh hoạt thường ngày của cư dân phố cổ
KTS Đinh Duyệt

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 10 – 2015)     VTC2,vn 

Bình luận của bạn

Tin khác