Sự dịch chuyển của cơ cấu hàng phố, chợ khu phố cổ Hà Nội xưa

Chủ nhật, 27/04/2025, 21:14 (GMT+7)

Chia sẻ

Qua quá trình từ thành-thị phát triển lên đô thị giai đoạn từ chế độ phong kiến đến giai đoạn Pháp thuộc (thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20 đã gắn liền với phát triển hệ thống giao thông cùng phương tiện, bến bãi.

  1. Đường thủy

 Bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí.


 Bến cảng nằm ở nơi hợp lưu của sông Tô Lịch và sông Hồng. Cửa ô ngoài cùng bìa phải là vị trí Ô Quan Chưởng (phố Hàng Chiếu) ngày nay.


 Cảnh họp chợ ở bến sông.


 Bến thuyền sông Hồng


 Bến bãi đầu làng bên dòng sông Hồng


 Hà Nội nằm bên bồi của dòng sông Hồng. Khi người Pháp chiếm Hà Nội tuyến đường bên sông không có đê mà chỉ có một đường kè để giữ trục đường. Khu nhượng địa Đồn Thủy nằm trên trục đường này. Từ Đồn Thủy hình thành một trục đường chạy qua hồ Hoàn Kiếm, dẫn tới thành Hà Nội.


 Thăng Long-Hà Nội đã từng là một thành phố sông nước bởi đó chính là huyết mạch giao thông từ kinh thành đến khắp nơi trong vùng cũng như giao thương trên toàn quốc và những nước bang giao.


 Trên sông Hồng, tàu ‘Rồng’ của hãng vận tải đường sông, một phương tiện vận tải tiên tiến thời đó khi người Pháp cho du nhập vào.


 Khi vận chuyển hàng từ các nơi đến bằng đường thủy thì bến bãi và chợ lớn là rất cần thiết vì vậy việc hình thành một khu chợ Đồng Xuân để từ đó phân phối hàng hóa đi khắp Hà Nội là nhu cầu tất yếu đã dẫn đến chính quyền cai trị Pháp tại đây quy hoạch lại chợ cho thuận tiện và đáp ứng với việc phát triển từ thành-thị lên đô thị theo kiểu châu âu.


2. Đường bộ

 Một con đường của Hà Nội


 Phố Huế – Trên con đường lúc này thấy rõ chỉ là đường đất với những phương tiện xe kéo tay


 Một con phố của Hà Nội cho thấy giao thông thưa thớt và chủ yếu mang vác, chở kéo là chính.


 Để phù hợp với đô thị kiểu Châu Âu, những con đường được mở mới (Năm 1895-1895)


 Những con đường khi thực dân Pháp cai trị tại Hà Nội đã cho làm theo kiểu Châu Âu có vỉa hè, cây xanh,cột đèn điện, đường rải đá, nhựa tạo thuận lợi cho phương tiện tham gia giao thông. (Năm 1895-1895)


 Khu phố người bản địa (khu phố cổ) cũng được mở rộng ra, quy hoạch lại trên hệ thống đường cũ do vậy việc giao thương buôn bán đã mang tính mở và thông thương không bị các cổng ở mỗi phố phường chặn lại như cổng làng xưa, tạo thuận lợi cho các phương tiện giao thông tiếp cận được đến từng nhà, cửa hàng hay xưởng. (Năm 1895-1895)


 Khu phố cổ Hà Nội những năm 1900 tấp nập ngựa xe, gồng gánh buôn bán vào những ngày chợ phiên.


 Phố Hàng Đào những năm 1910 cho thấy đã được mở rộng khang trang nhưng chưa thấy có đường tàu điện.


 Phố Hàng Đường những năm 1910 cho thấy vẫn nhiều đoạn thụt ra thụt vào tuy đường đã được làm và có vỉa hè bo lát trước các cửa hàng.


 Một phương tiện xe kéo quen thuộc thời đó qua các phố phường Hà Nội xưa


 Phố Chợ Gạo cho thấy lực lượng khuân vác, thồ gánh là chủ yếu từ bến thuyền bến nứa vào chợ.


 Trên phố Hàng Bạc cho ta hình dung thời đó giao thông đường cho người đi bộ, còn vỉa hè để kê bầy bán hàng và người gánh hàng dừng chân mua bán hàng rong.


 1900 Calle Paul Bert-Tuyến phố thương mại theo kiểu Châu Âu bắt đầu hình thành tạo nên một phong cách buôn bán thương mại bản mới, tuy vậy lúc này vận chuyển vẫn chủ yếu xe kéo tay, xe bò.


 1903, Hanoi, Vietnam,Maison Godard Department Store, Hanoi, 1900 , một trung tâm bán hàng kiểu Châu Âu du nhập vào Hà Nội


 Đấu Xảo – 1906, Một hội chợ đã khác hẳn theo lối hội làng-hội chợ theo lối truyền thống, có lẽ lần đầu tiên người dân được biết đến các sản phẩm khắp trong miền và nước ngoài thông qua cuộc triển lãm như vậy.


 Bản đồ Hà Nội năm 1890. Cấu trúc Hoàng Thành vẫn được giữ nguyên vẹn, các con sông nước vẫn vào được đến sát chân thành, lúc này cơ cấu chợ vẫn dựa vào giao thông đường thủy để vận chuyển lưu thông hàng hóa là chính.


3.Đường sắt

 Tàu Điện bắt đầu là phương tiện giao thông cho lớp người thị dân Hà Nội và vận chuyển hàng từ phố chợ đến các tuyến và ngược lại, một thời rất thuận tiện cho bà con tiểu thương “đánh hàng nhỏ lẻ”.


 Một điểm đón trả khách của xe buýt ở phố Clemenceau (nay là đường Trần Nhật Duật) Hà Nội năm 1928, Một phương tiện vận tải chở khách đi về các nơi, tuy vậy vẫn còn hạn chế đối với sức chở đòi hỏi hàng cồng kềnh có tải trọng lớn và giá thành còn cao.


 Bản đò HN 1885-1890 cho thấy việc quy hoạch đô thị theo kiểu Châu Âu của chính quyền cai trị thực dân Pháp tại Hà Nội.


 Cầu Long Biên (cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, do Pháp xây dựng (1899-1902) và đặt tên là cầu Doumer – tên của Toàn quyền Đông Dương. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ “1899 -1902 – Daydé & Pillé – Paris”. ) sau khi hoàn thành chắc hẳn ít người dân Hà Thành khi đó thấy hết tầm thay đổi bộ mặt đô thị Hà Nội khi kết hợp cùng đường sắt tàu hỏa, không những vậy thay đổi hẳn cấu trúc, đời sống, sinh hoạt thành thị.


 Bản đồ Hà Nội năm 1936 cho thấy bắt đầu rõ nét ổn định một cấu trúc thành phố hiện đại theo kiểu Châu Âu và cơ cấu vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường sắt, các bến bãi ven sông đã dần dần mất ưu thế, mặt khác do phát triển đô thị và dòng chẩy đã làm bãi bồi thay đổi, các bến thuyền lui dần về phía cột đồng hồ – bãi Phúc Tân (Cầu Đất) rồi về phía sau nhà Hát Lớn Hà Nội ngày nay, đến nay thì gần như chuyển hẳn về phía bến Phà Đen.


 Đến năm 1923, chính quyền thuộc địa mới khai thông con đường được mở rộng hai bên cầu cho ôtô qua lại và Cty Hoả xa Đông Dương mới “trổ” thêm một nhà ga ở ngay đầu cầu phía Nam, nơi đó lại cũng rất gần các bến tàu sông và ôtô (Bến Nứa) và chỉ đi một đoạn nắn là vào khu Chợ Đồng Xuân sầm uất.


 Riêng tuyến đường sắt Bắc – Nam xuyên việt, tuy được khởi công tại Sài Gòn rất sớm, năm 1900, nhưng phải đến năm 1936 – tức là 37 năm sau, mới xong hoàn toàn. Trục đường xuyên Việt và các tuyến Đông – Tây ở miền Bắc đã tạo thành hệ thống vận tải hành khách và hàng hóa xương sống của Việt Nam kể cả trước kia cho đến bây giờ. Có lẽ từ lúc này việc liên thông Bắc-Năm đã làm thay đổi hình thức vận chuyển hàng hóa của Hà Nội, các bến bãi hàng nặng đã dần dần chuyển từ phía bờ sông Hồng sang phía dọc đường sắt-Ga Hà Nội và lưu thông phân phối hàng hóa đi khắp miền.


 Theo đánh giá của giới kiến trúc đô thị, ga Hà Nội và cầu Long Biên được xếp hạng công trình quan trọng, tạo điểm nhấn cho quy hoạch Hà Nội đầu thế kỷ XX và kéo dài đến năm 1954, không những vậy còn làm thây đổi dịch chuyển cấu trúc đô thị, cơ cấu hàng phố dưới ảnh hưởng tác động bởi phương thức vận chuyển , lưu thông , bến bãi hàng hóa.


 Chú thích: a: Sông Hồng. b: Hồ Hoàn Kiếm. c: Thành Hà Nội. 1: Khu bán nông thổ sản và vật liệu. 2: Khu bán đồ nhu yếu phẩm, hàng tinh xảo. 3: Khu gia công sản xuất nhỏ. 4: Hàng tươi sống (Bản đồ năm 2003, khu hàng này gồm cả hàng nông thổ sản).


 Sự dịch chuyển của cơ cấu hàng phố, năm 1890 (căn cứ theo tên gọi và bản đồ) và bản đồ 2003. Vào năm 1890 bờ sông Hồng ăn vào sâu khu phố, ta có thể thấy một bến nước hình vòng cung ngay sau chợ Đồng Xuân. Khi đó trục chi phối là sông Hồng – thành cổ. Hồ Gươm chưa được quy hoạch (không có đường ven hồ) và nằm ở ngoại vi khu vực. Năm 2003, thành cổ không tồn tại và sông Hồng đã bị lùi ra xa, bị ngăn cách bởi dải đê kiên cố, vai trò Hồ Gươm như một trung tâm mới, đồng thời các loại hình dịch vụ thay thế cho các hoạt động như tên gọi trước đây.

36phophuong.vn

Bình luận của bạn

Tin khác