Tên đề tài: Bảo tồn tôn tạo và phát triển khu phổ cổ Hà Nội

Thứ 5, 14/12/2023, 13:33 (GMT+7)

Chia sẻ

(29/12/2006) 

Mã số đề tài: Chương trình hợp tác KH & CN Việt Nam - Bungari. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.KTS. Nguyễn Bá Đang.

Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Nghiên cứu kiến trúc.

Địa chỉ tài liệu: KQNC.000749. Thư viện KHCN - Bộ Xây dựng.

Quảng trường nhìn từ trên cao

Quảng trường nhìn từ trên cao

Mục tiêu đề tài:

Khu phố cổ Hà Nội được hình thành từ thế kỷ XI-XIV, nhưng những ngôi nhà cổ trong phố cổ Hà Nội còn giữ được cho đến ngày nay hầu hết được xây dựng vào thế kỷ XIX, chủ yếu là cuối thế kỷ XĨ và đầu thế kỷ XX. Đây là nơi còn lưu giữ giá trị lịch sử, văn hoá và phong cách sống và nay là biểu tượng đặc trưng cho Thủ đô Hà Nội truyền thống, Hà Nội 36 phố phường có thể coi là một khu thị dân với những nét đặc trưng về văn hoá đó là cách tổ chức kết hợp giữa không gian sống và không gian buôn bán, nó mang những nét rất đặc thù của lối sống phong kiến làng xã - phường hội của người Á Đông nói chung và người Thăng Long xưa nói riêng. Theo các giai đoạn lịch sử khu phố cổ cũng có những chuyển biến về cấu trúc và hình thái tương ứng.

Do có nhiều biến động về lịch sử và thời gian, phố cổ đã bị thay đổi nhiều và trở thành một quần thể nhà hỗn tạp về mặt kiến trúc, ô nhiễm về môi trường sống và quá tải về dân cư. Phong cách kiến trúc phố cổ Hà Nội phản ánh rõ nét đặc điểm văn hoá, xã hội và kinh tế ở các giai đoạn xây dựng, sau đó là văn hoá, quy hoạch, khí hậu... đã làm thay đổi đáng kể ngôi nhà cổ Hà Nội truyền thống. Sự tồn tại và hướng phát triển của phố cổ trong tương lai là một bài toán chưa có lời giải. Đã có rất nhiều các tổ chức, cá nhân đề xuất những dự án, đề tài, tổ chức hội thảo, tham luận... nhằm đưa ra lời giải nhưng vẫn xhưa tìm được một giải pháp khả thi nhất.

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài này đã nêu lên những vấn đề bức xúc trong công tác bảo tồn khu phố cổ hiện nay, từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp và hướng giải quyết trong lĩnh vực bảo tồn cái cổ, cái cũ và xây mới.

Nhìn ra phố Hàng Gai và tòa nhà Hồng Vân, Long Vân.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

  • Hợp tác, trao đổi nghiên cứu về các khu phố cổ trong các đô thị Việt Nam và Bungari trên phương diện lịch sử, văn hoá, kiến trúc...
  • Hợp tác, trao đổi, lập báo cáo nghiên cứu về nhà cổ, các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, di tích Cách mạng, các tuyến phố và nghệ thuật kiến trúc của các khu phố cổ Việt Nam và Bungari.
  • Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm bảo tồn, tìm hiểu kỹ thuật báo tồn vật liệu xây dựng, phương pháp bảo tồn... trong tôn tạo và bảo tồn các khu phố cổ ở Việt Nam và Bungari.
  • Đề xuất, hứng dẫn bảo tồn và khai thác khu phố cổ và di sản văn hoá theo các hướng: Bảo tồn tôn tạo khu phố cổ kết hợp với du lịch và bảo tồn tôn tạo khu phố cổ kết hợp với phát triển.

Nội dung đề tài:

Phần I: Tổng quan về khu phố cổ Hà Nội và Bungari: Tổng quan về sự hình thành, phát triển và những nét đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội; Tổng quan về sự hình thành, phát triển các khu phố cổ của Bungari.

Phần II: Thực trạng khu phố cổ - Những vấn đề tồn tại và xu hướng phát triển hiện nay: 1: Phạm vi, quy mô và thực trạng khu phố cổ Hà Nội; Đánh giá thực trạng khu phố cổ và xu thế phát triển hiện nay.

Phần III: Tiêu chí đánh giá phố cổ: Tiêu chí chung; Tiêu chí đánh giá nhà ở truyền thống trong khu phố cổ giai đoạn hiện nay.

Phần IV: Đề xuất chính sách - cơ chế quản lý bảo tồn cải tạo và phát triển khu phố cổ Hà Nội trên cơ sở học tập kinh nghiệm của Bungari: Đề xuất định hướng bảo tồn và tôn tạo khu phố cổ trên cơ sở học tập kinh nghiệm của Bungari; Đề xuất các giải pháp cải tạo, bảo tồn đối với khu phố cổ Hà Nội trong điều kiện hiện nay.

Phần V: Phương pháp kỹ thuật bảo tồn nhà cổ: Kinh nghiệm bảo tồn trên thế giới và Bungari; Phương pháp kỹ thuật bảo tồn nhà cổ ứng dụng cho khu phố cổ Hà Nội.

Phần VI: Kết luận và kiến nghị.

Nhìn ra phố Hàng Gai và tòa nhà Hồng Vân, Long Vân.

Nhìn ra phố Hàng Gai và tòa nhà Hồng Vân, Long Vân.

Kết quả đề tài:

  • Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào thực tiễn bảo tồn các khu phố cổ trong sự phát triển của một số đô thị hiện nay và góp phần làm phát triển du lịch Di sản văn hoá ở Việt Nam.
  • Lập báo cáo tổng quan về hiện trạng sử dụng, khai thác tại các khu phố cổ chọn khu phố cổ Hà Nội làm nghiên cứu thí điểm.
  • Lập ra tiêu chí phân loại nhà cổ trong khu phố cổ Hà Nội.
  • Đề xuất phương án bảo tồn đối với từng thể loại công trình: tôn giáo, nhà cổ, dic tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng... trong khu phố cổ.
  • Đề xuất phương pháp kỹ thuật trong bảo tồn khu phố cổ.

Thư viện Bộ Xây dựng - Nguồn

36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác