Phố Hàng Đào biến hình theo thời gian

Thứ 2, 05/02/2024, 19:41 (GMT+7)

Chia sẻ

Phố Hàng Đào được nói đến trong cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi là một phần đê ngăn Hồ Thái Cực (giờ đã hoàn toàn cạn khô) với Hồ Hoàn Kiếm. Hai hồ này từng thông nhau qua một con kênh nằm trên phố Cầu Gỗ ngày nay.

 Trong cuốn Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ (thế kỷ 18) mô tả thật sống động quang cảnh phố Hàng Đào và Hàng Bạc, qua đó có thể thấy được sự giàu có, thối nát, lừa đảo của một thời kỳ lộn xộn. Các cuộc tấn công của người Pháp năm 1873 và 1882 giảm bớt sự giàu có của phố Hàng Đào. Nhưng đến cuối thế kỷ 19 sự thịnh vượng của phố Hàng Đào lại được khôi phục. Đầu thế kỷ 20, các đặc điểm truyền thống của phố vẫn còn nguyên vẹn: các gia đình ở đây vẫn tiếp tục buôn bán tơ lụa, nhưng nghề nhuộm đã sang phố Cầu Gỗ. Trong thời kỳ này, phố Hàng Đào cũng rất nổi tiếng với các thầy đồ và quan lại cũng như những cô gái trẻ thanh lịch, khéo léo trong buôn bán, với rất nhiều của hồi môn thu hút cả các anh sinh viên tốt nghiệp các trường đại học do Pháp mới mở.

 Hai bên con phố rải sỏi này có khoảng một trăm cửa hàng nhỏ hẹp, mái thấp lô xô nằm kề nhau. Mỗi cửa hàng có hai gian. Gian ngoài có kính nhỏ bày khuy áo và các món hàng xén khác. Đứng sau tủ kính là một phụ nữ, có thể trẻ tuổi hoặc trung niên, mời chào khách hàng. Phần đông trong số họ là người từ nông thôn ra. Gian trong kê một cái phản, chủ cửa hàng hoặc cô con gái ngồi trên phản, xung quanh là các tủ kính đựng gấm, vóc, sa.

 Mua tơ sống luôn phải mặc cả vì người bán thường nói thách rất cao. Vào các ngày mồng 1, 6, 11, 16, 21, 26 âm lịch hàng tháng, phố Hàng Đào trở nên vô cùng náo nhiệt. Người dân từ các làng dệt đem đến đây sản phẩm của họ: the La Cả, La Khê, đũi Đại Mỗ, lĩnh Bưởi. Người ta cũng đến để mua tơ sống và đặt hàng cho thợ nhuộm ở Chợ Dầu (Đình Bảng), Bưởi, phố Thợ Nhuộm, phố Cầu Gỗ và các khu vực xung quanh Hồ Tây.

 Truyền thống yêu nước phát triển mạnh ở phố Hàng Đào. Năm 1907, tại nhà số 10 và số 63, Lương Văn Can cùng các bạn là thầy đồ mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục, khai mào cho cuộc đấu tranh chống lại chính quyền thực dân. Về sau, Lương Văn Can bị đày ra Côn Đảo. Năm 1917, con trai ông là Lương Ngọc Quyến hy sinh trong một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại quân Pháp ở Thái Nguyên.

 Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, phố Hàng Đào trải qua một thời kỳ hiện đại hóa. Người Ấn Độ đến từ năm thương điếm của người Pháp ở Ấn Độ để mở cửa hàng bán vải bông do các công ty Pháp cung cấp (Dumarest, Denis Frères, v.v…): còn những người Ấn Độ khác, gọi là “chetty”, chuyên cho vay nặng lãi.

 Số lượng các cửa hàng bán lụa Việt Nam giảm. Các thương nhân bài trí mặt tiền cửa hàng giống cửa hàng của người Ấn Độ. Họ thay tấm rèm viết tên cửa hàng bằng chữ Hán bằng cửa sổ lắp kính, quầy tính tiền, biển hiệu ghi bằng chữ quốc ngữ hoặc tiếng Pháp.

 Cửa hàng tạp hóa đầu tiên xuất hiện năm 1917. Vào những năm 1930, phố Hàng Đào tràn ngập cửa hàng bán vải lanh có bán thêm hàng xa xỉ của Paris như nước hoa, mỹ phẩm, mũ, khăn quàng cổ, khăn mùi-soa, cà vạt. Trong nhiều thập kỷ sau khi đánh bại người Pháp năm 1954, các hoạt động trên phố Hàng Đào lắng xuống, vì khi đó chính phủ không khuyến khích tư thương.

 Tuy nhiên, từ cuối những năm 1980 khi mở ra nền kinh tế thị trường, phố Hàng Đào đã hồi sinh mạnh mẽ. Các cửa hàng đồng hồ, tạp hóa, quần áo may sẵn tăng vọt, nhưng kèm theo đó là các tòa nhà bê-tông xấu xí.

 (Theo Phố cổ Hà Nội - NXB Thế Giới)

Phố Hàng Đào năm 1896
 Phố Hàng Đào năm 1896

  

 Phố Hàng Đào 1900

  Tàu điện trên phố Hàng Đào, Hà Nội, đầu những năm 1900
 Tàu điện trên phố Hàng Đào, Hà Nội, đầu những năm 1900

  1920
  
 Hàng Đào, Hà Nội, thập niên 1920

  1926

Hàng Đào, Hà Nội, thập niên 1926

Charles Peyrin cũng chụp ảnh ghi dấu cuộc sống thường nhật của người dân trên phố Hàng Đào.

 Charles Peyrin cũng chụp ảnh ghi dấu cuộc sống thường nhật của người dân trên phố Hàng Đào.

  Tàu điện chạy trên phố Hàng Đào những năm 1920-1930. Tg:Charles Peyrin
 Tàu điện chạy trên phố Hàng Đào những năm 1920-1930. Tg:Charles Peyrin

  Hàng Đào, Hà Nội, đầu thế kỷ 20 (Đoạn này là Hàng Đường)
 Hàng Đào, Hà Nội, đầu thế kỷ 20 (Đoạn này là Hàng Đường)

 Năm 1926

  Một đám rước trên phố Hàng Đào, Hà Nội, năm 1926
 Một đám rước trên phố Hàng Đào, Hà Nội, năm 1926

  Phố Hàng Đào tết Mậu thìn 1928
 Phố Hàng Đào tết Mậu thìn 1928

  Một góc phố Hàng Đào thập niên 1940. Ảnh: Harrison Forman.
 Một góc phố Hàng Đào thập niên 1940. Ảnh: Harrison Forman.

  Phố Hàng Đào (Hà Nội), năm 1940. Ảnh của tác giả Harrison Forman.
 Phố Hàng Đào (Hà Nội), năm 1940. Ảnh của tác giả Harrison Forman.

  Dây điện giăng giăng phố Hàng Đào
 Dây điện giăng giăng phố Hàng Đào

  Ảnh năm 1950
 Ảnh năm 1950

  Hình ghi rõ 104 Hàng Đào.
 Hình ghi rõ 104 Hàng Đào.

  Bác sỹ Trần Duy Hưng, Phó chủ tịch Uỷ ban quân quản tiến qua phố Hàng Đào ngày 10/10/1954
 Bác sỹ Trần Duy Hưng, Phó chủ tịch Uỷ ban quân quản tiến qua phố Hàng Đào ngày 10/10/1954

  Nhân dân đón mừng đoàn xe Bộ đội tiến về Hà Nội (1954). Ảnh: Đào Trình
 Nhân dân đón mừng đoàn xe Bộ đội tiến về Hà Nội (1954). Ảnh: Đào Trình

  Chị em phụ nữ phố Hàng Đào rợp bóng cờ hoa đón chào anh bộ đội (1954),
 Chị em phụ nữ phố Hàng Đào rợp bóng cờ hoa đón chào anh bộ đội (1954), 

  Hàng Đào 1956
 Hàng Đào 1956

  Phố Hàng Đào, 12/2/1956
 Phố Hàng Đào, 12/2/1956

  Ga xe điện Bờ Hồ năm 1957.
 Ga xe điện Bờ Hồ năm 1957.

  Tết nguyên đán ở Phố Hàng Đào Hà Nội thập niên 1960 . Ảnh Tiền Duy Đáo sưu tầm
 Tết nguyên đán ở Phố Hàng Đào Hà Nội thập niên 1960 . Ảnh Tiền Duy Đáo sưu tầm 

  Phố Hàng Đào 1960
 Phố Hàng Đào 1960

  Bà con phố Hàng Đào vệ sinh hầm trú ẩn cá nhân năm 1964
 Bà con phố Hàng Đào vệ sinh hầm trú ẩn cá nhân năm 1964

  Hình ảnh Phố Hàng Đào Hà Nội thập niên 1970
 Hình ảnh Phố Hàng Đào Hà Nội thập niên 1970

  Năm 1973. Ảnh : NSNA Hữu Cấy
 Năm 1973. Ảnh : NSNA Hữu Cấy

  Hàng Đào, Năm 1975. Ảnh : Thomas Billhardf
 Hàng Đào, Năm 1975. Ảnh : Thomas Billhardf

  Phố Hàng Đào 1975. Tg:Thomas Billhard. St:NTT
 Phố Hàng Đào 1975. Tg:Thomas Billhard. St:NTT

  Xếp hàng ở cửa hàng bách hóa mua một ít hàng Tết bằng tem phiếu vào những ngày cận Tết Tân Dậu 1981 ở Hà Nội – Ảnh: EVA LINDSKOG
 Xếp hàng ở cửa hàng bách hóa mua một ít hàng Tết bằng tem phiếu vào những ngày cận Tết Tân Dậu 1981 ở Hà Nội - Ảnh: EVA LINDSKOG

  Phố Hàng Đào , cây Xà cừ cuối phố là ngã tư Hàng Bạc -Hàng Ngang – Hàng Bồ .
 Phố Hàng Đào , cây Xà cừ cuối phố là ngã tư Hàng Bạc -Hàng Ngang - Hàng Bồ .

  Năm 1983
 Năm 1983

Bình luận của bạn

Tin khác