Thời kỳ khai thác thuộc địa Đông Dương lần 1 (1888 – 1920), Hà Nội đã được chính quyền bảo hộ Pháp qui hoạch và xây dựng theo kiểu Châu Âu, lúc này một sự biến đổi, lột xác từ kiểu thành -thị kiểu phong kiến sang đô thị với những con đường, đèn điện, nước sinh hoạt đô thị,… hoàn toàn mới và lạ lẫm dưới con mắt của người bản xứ khi đó.
Tấm bưu thiếp nhưng năm 1900s
Hanoi Pionniere Rue Paul Bert Villa Paulus Fleuve Rouge 1900
Một ngôi nhà với phong cách kiến trúc đặc trưng cho một giai đoạn khi những người chủ nhân của nó nhớ về quê hương họ.
Quá trình biến đổi hình thái đô thị Khu phố Pháp ở Hà Nội
Bản đồ HN 1885 -1890
“Năm 1873 Pháp đánh chiếm Hà Nội, đến năm 1888 Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp và từ đây đã có sự chuyển biến lớn về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cả Hà Nội nói chung và khu vực Hồ Gươm nói riêng. Từ thành lũy, phường thị sang thành phố quy hoạch theo kiểu Châu Âu. Các bản đồ ngày nay chúng ta có được qua các giai đoạn 1873, 1885, 1890, 1902, 1943, 1951 và đồ án quy hoạch năm 1924, năm 1942 cho thấy: Khu vực Hồ Gươm được xác định là khu chuyển tiếp giữa phố cổ (phía Bắc) với khu xây dựng mới hiện đại (phía Nam hồ), không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh hồ đã có nhiều biến động cả về hạ tầng kỹ thuật cây xanh và công trình kiến trúc. Đến nay còn hiện diện như Nhà hát Thành phố (1901 – 1911) theo phong cách kiến trúc cổ điển Châu Âu được xem là hình ảnh thu nhỏ nhưng có sáng tạo từ Nhà hát Opera ở Paris. Thời kỳ này cũng xây dựng vườn hoa Ponbe (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Cuối thế kỷ XIX tiếp tục phát triển mạng đường dạo và hàng cây ven hồ, mở rộng phố Tràng Thi, công trình Ngân hàng Đông Dương, nhà Bưu điện, dinh thống sứ, khách sạn Metrople. Từ đầu thế kỷ XX xây dựng Sở Canh nông (nay là bưu điện), thư viện Hà Nội, nhà triển lãm, Thủy Tạ, trụ sở Báo HàNôịmới, Công an quận Hoàn Kiếm… Giai đoạn này nhà ở của người dân cũng được xây dựng với phong cách kiến trúc mới mà ngày nay còn hiện diện ở xung quanh hồ”.
Trên bến sông Hồng – Bords du Fleuve Rouge
Nhà Hát Lớn Hà Nội và đầu phố Tràng Tiền ngày nay (đường Paul Bert )
Cửa hàng của hai anh em Debeaux trên đường Paul Bert (khoảng 1900)
Cửa hàng thứ 2 của hai anh em Debeaux (khoảng 1900) đang hoàn thiện
Le Comptoir Français du Tonkin à Hanoi (khoảng năm 1900)
Quảng trường Nhà Hát Lớn Hanoi. Bên phải hình là Nhà thờ Tin Lành, sau này là trụ sở NXB Âm Nhạc c.1900
Sở Cảnh sát Hà nột- các mật thám Tây và ta (khoảng năm 1900)
Tiệm thuốc tây thứ hai của J. Blanc. Không biết chổ nào.(khoảng 1900)
1903, Hanoi, Vietnam — Maison Godard Department Store, Hanoi, 1900 — Image by © Leonard de Selva/Corbis
Phòng Thương mại và Nông nghiệp (sau này là Thư viện P. Pasquier) (khoảng 1900)
Đường Điện Biên Phủ – nối với phố Tràng Thi ngày nay – 1907
Đường Điện Biên Phủ nhìn về phủ chủ tịch ngày nay – 1907
Góc nhìn từ cột cờ Hà Nội về phía trại lính phía Đông Bắc 1907
Một trong những bức ảnh đầu tiên về khách sạn Metropole, chụp năm 1901, năm khánh thành khách sạn.
Bức ảnh này do một trong những khách hàng đầu tiên của Metropole, nhà văn kiêm nhà báo Alfred Cunningham thực hiện năm 1902..
Hình ảnh này do J. Antonio, nhiếp ảnh gia đến từ Bangkok (Thái Lan) chụp năm 1908.
Một góc Hồ Gươm -Quán Cafe mang tên kinh đô nước Pháp “Café de Paris” chụp năm 1902
Đại lộ Francis Garnier nay là Đinh Tiên Hoàng, bên phải có thể thấy một phần hàng rào của Tòa Thị chính Hà Nội (khoảng 1900)
Bưu điện Bờ Hồ hoàn thành năm 1901, xây trên nền chùa Báo Ân xưa
Bưu điện và điện tín, nằm ngay vị trí của Bưu điện bờ hồ Hoàn Kiếm ngày nay. (khoảng 1900)
Tòa Thị chính Hà Nội và các nhân viên người Âu. Vị trí góc đường Đinh Tiên Hoàng – Lê Lai ngày nay (khoảng 1900)
Đền Ngọc Ngọc Sơn- Hà Nội 1906
Đền Ngọc Ngọc Sơn- Hà Nội 1906
Lối vào đền Ngọc Sơn- Hà Nội 1906
Khu phố cổ Hà Nội những năm 1900
Phố Hàng Bè – Rue des Radeaux ( 1906)
Phố Hàng Gà – Rue de Tien-Tsin (1906)
Phố cổ Hà Nội 1902 (phố Hàng Đồng)
Sự khác biệt đối với thành-thị cũ thời phong kiến còn bởi những công trình giao thông, nhà máy,… mà trước đây Thăng Long-Hà Nội chưa bao giờ có.
Nhà máy xe điện đó đặt ở đầu làng Thuỵ Khuê nên dân Hà Nội ngày ấy gọi là “Nhà máy tàu điện Thuỵ Khuê”
Hanoi – Avenue de la Gare – Early 1900´s
Khoan giếng ở nhà máy nước Hà Nội (khoảng 1900)
Nhà máy rượu đầu tiên của HN (khoảng 1900)
Nhà máy sản xuất diêm Hà Nội (khoảng 1900)
Residence Cầu Đỏ, ở tỉnh Hà Nội. Tòa nhà được xây dựng bởi công ty Trần Đình, doanh nghiệp bản địa.(khoảng 1900)
36phophuong.vn
Bình luận của bạn