Đình Cổ Vũ (phường Hàng Gai, Hà Nội) là nơi lưu giữ bộ sưu tập di vật văn hóa có giá trị lịch sử. Trong đó có các tấm bia đá cổ mang giá trị đặc biệt, được dựng từ năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39 (1778), các bia có nội dung ghi việc xây dựng, trùng tu, sửa chữa và biểu dương những người công đức.
Đình Cổ Vũ thờ Bạch Mã và Linh Lang, là hai vị thành hoàng của nhiều làng cổ ở Thăng Long. Đình Cổ Vũ không chỉ là di tích có giá trị về mặt lịch sử - văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật, ây là công trình văn hóa có niên đại xây dựng từ thời Lê, đã được UBND TP Hà Nội xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố theo quyết định số 4285/QĐ-UBND ngày 4/8/2016.
Đình Cổ Vũ gắn với địa danh trước đây là phường Cổ Vũ, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội, sau đổi tên thành phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Đình được xây dựng lâu đời, thờ phụng thần Bạch Mã đại vương (thần trấn giữ phía Đông kinh thành Thăng Long) và thần Linh Lang đại vương (thần trấn giữ phía Tây kinh thành Thăng Long). Ngoài ra, di tích còn phối thờ Bảo Ninh công chúa phu nhân của Châu mục châu Chân Đăng dưới triều vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128).
Trải qua thời gian dài, ngôi đình đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần qua các năm: Mậu Tuất niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39 (1778); Tự Đức năm Tân Tỵ (1881); được trùng tu lớn vào năm Đinh Hợi (2007) với trình kiến trúc của các định bao gồm: Nghi môn, tiền tế và hậu cung. Đó là kiểu nhà có bố cục mặt bằng đặc trưng của kiến trúc truyền thống trong khu phố cổ, với hai nếp kiểu chữ “Nhị", các hạng mục kiến truyền thống trong không gian khép kín vẫn bảo tồn được phong cách kiến trúc tuyền thống.
Phố Hàng Gai (Rue du Chanvre) đi từ quảng trường “Đông Kinh Nghĩa Thục” đến Hàng Bông. Xưa kia, đoạn từ Hàng Đào đến Tô Tịch là phố Hàng Tiện. Đoạn còn lại của phố Hàng Gai lại chuyên bán dây đai, dây thừng bằng gai nên có tên là phố Hàng Gai. Không biết từ lúc nào, phố không còn bán loại hàng này, các hàng bán gai đã phải lùi đến phố Bát Đàn.
Quan chức Pháp và cộng sự trước nhà công sứ số 80-82 Hàng Gai
Sau khi Pháp chiếm Hà Thành lần thứ hai vào năm 1882, dân ở các phố quanh Hồ Gươm đóng cửa di tản về quê. Chính quyền thực dân đóng trụ sở hành chính tạm ở đình chùa và các nhà vắng chủ. Ở phố Hàng Gai, ngôi nhà số 80-82 ngày nay thành tòa Công sứ của Bonnal. Các nhân viên Pháp và người Nam Kỳ theo ra ở quanh đó. Nha kinh lược sứ Nguyễn Trọng Hợp ở số nhà 83, đối diện bên kia đường, gần đình Cổ Vũ, ngay giữa phố, hiện nay cây đa cổ thụ vẫn còn xanh tươi. Thuở bé tôi thường đi dọc ngõ nhỏ bên đình vào xem in sách chữ nho. Thợ khắc và in bản gỗ là người Liễu Chàng Hải Dương, họ đều trọ gần đó, ở phố Tô Tịch hay phố Hàng Hành.
Theo ký ức Cây đa cạnh đình Cổ Vũ
Theo nhà văn hóa Hữu Ngọc (1918), năm nay đã ở tuổi bách niên (100 tuổi) thì cụ sinh ra và lớn lên trên phố Hàng Gai. Nhà cụ bán tạp hóa lấy tên là Bảo Hợp, số nhà 69, ở phía cây đa đình Cổ Vũ.
Đình Cổ Vũ ở số 85, trước cửa có cây đa nhiều rễ, người ta cũng gọi là “Đình Hàng ốc”, vì ở cửa đình có hàng ốc nổi tiếng của bà từ. Ta bắt gặp trong ảnh một người bán rong đồ chơi Trung Thu làm bằng giấy.
Ngày trước, phố Hàng Gai toàn những ngôi nhà cổ một tầng. Mặt ngoài nhà đóng cửa lùa, che mành. Bên trong có vườn hoa cây cảnh. Cổng đằng sau thường thông ra ngõ nhưng có khi còn thông ra phố khác.
Gần một thế kỷ trước, đường chưa lát đá, rải nhựa nên xe kéo bánh gỗ chạy còn kêu lộc cộc. Thuở bé, cụ thường đi dọc ngõ nhỏ bên đình vào xem in sách chữ nho.
Cụ Hữu Ngọc không rõ cây đa cổ thụ đó đã có từ bao giờ, chỉ biết rằng bên gốc đa xù xì có những cái "râu" dài đến mức chỉ với tay là đu lên được. Tuổi thơ của cụ và bao thế hệ đã gắn bó với cây như là một người bạn thân thiết. Hiện nay cây đa vẫn xanh tươi.
Cây đa cổ thụ thân to nhưng lại khuất chìm phần lớn vào phía trong ngôi đình Cổ Vũ. Tán cây đa rất rộng, những ngày hè oi ả nắng chang chang, đi đến đây người ta thường dừng chân chốc lát để nghỉ ngơi dưới bóng râm trải khắp một đoạn phố.
Lại nhớ một thời còn tàu điện chạy qua, những ngày lễ lớn, tàu dừng ngay bên gốc đa mặc dù chưa đến bến, để nhiều người từ tỉnh lẻ lên Thủ đô đổ xuống, hưởng chút thanh bình hiếm hoi mang nét thôn quê của cây đa cổ thụ giữa chốn phố xá náo nhiệt, để rồi họ tiếp tục đi bộ ra xem Hồ Gươm chăng đèn kết hoa…
Cây đa cổ thụ thân to nhưng lại khuất chìm phần lớn vào phía trong ngôi đình Cổ Vũ. Tán cây đa rất rộng, những ngày hè oi ả nắng chang chang, đi đến đây người ta thường dừng chân chốc lát để nghỉ ngơi dưới bóng râm trải khắp một đoạn phố.
Lại nhớ một thời còn tàu điện chạy qua, những ngày lễ lớn, tàu dừng ngay bên gốc đa mặc dù chưa đến bến, để nhiều người từ tỉnh lẻ lên Thủ đô đổ xuống, hưởng chút thanh bình hiếm hoi mang nét thôn quê của cây đa cổ thụ giữa chốn phố xá náo nhiệt, để rồi họ tiếp tục đi bộ ra xem Hồ Gươm chăng đèn kết hoa…
Cây đa cổ thụ thân to nhưng lại khuất chìm phần lớn vào phía trong ngôi đình Cổ Vũ. Tán cây đa rất rộng, những ngày hè oi ả nắng chang chang, đi đến đây người ta thường dừng chân chốc lát để nghỉ ngơi dưới bóng râm trải khắp một đoạn phố.
Lại nhớ một thời còn tàu điện chạy qua, những ngày lễ lớn, tàu dừng ngay bên gốc đa mặc dù chưa đến bến, để nhiều người từ tỉnh lẻ lên Thủ đô đổ xuống, hưởng chút thanh bình hiếm hoi mang nét thôn quê của cây đa cổ thụ giữa chốn phố xá náo nhiệt, để rồi họ tiếp tục đi bộ ra xem Hồ Gươm chăng đèn kết hoa…
Giờ con phố Hàng Gai không lặng lẽ như xưa nữa, các gia đình cũ cũng chỉ còn lưa thưa… chỉ có bóng mát của cây đa là vẫn hào phóng với tất cả mọi người, từ chị bán hàng rong tới em nhỏ đánh giày, từ ông tây tóc vàng mắt xanh đến cô gái quê lần đầu lên phố... Và người dân Hàng Gai vẫn luôn xem cây đa bên mái đình cổ là nét đặc trưng thân thương của phố mình.
Danh sách các công trình di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong Khu phố Cổ Hà Nội. |
Đình Đồng Môn | Đình Thanh Hà | Đình và Chùa Nghĩa Lập | Đền và Miếu Nghĩa Lập | Chùa quán Huyền Thiên | Đền Bà Móc | Di tích cách mạng | Di tích cách mạng | Đình Phương Trung | Cổng Ô Quan Chưởng | Đền Hội Thống | Đình Phúc Lâm | Đình Nguyên Khiết Hạ | Di tích Cách mạng | Di tích Cách mạng | Đình Đồng Xuân | Đền thờ Đạo Hồi (Chùa Tây Đen) | Đình Phủ Từ | Đình Ngũ Giáp | Đền Tam Phủ | Chùa Vĩnh Trù | Đình An Phú | Chùa Pháp Bảo Tạng | Di tích Cách mạng trước năm 1945 | Di tích Cách mạng 1936 1940 | Di tích Cách mạng | Đền Bạch Mã Đình Quan Đế | Di tích cách mạng | Đình Tử Dương | Đình Phương Đình (Trường Phương Đình) | Đền Cổ Lương | Miếu Cổ Lương | Đình Đông Thái | Đền Hương Nghĩa | Đình Hương Bài | Đền Hương Tượng | Đình Ưu Nghĩa | Đình Hàng Giầy | Miếu Sầm Công | Đình Phúc Lộc | Đền Nội Miếu | Đền Tiên Hạ | Đình Phất Lộc | Đình Đại Lợi Đình Trung Yên (Đình Ngũ Hầu) | Đền Ngũ hầu | Đình Thọ Nam | Di tích Cách mạng | Đình Nhiễm Thượng | Di tích Cách mạng | Đền Nhiễm Hạ Đền Dũng Thọ | Đình Kim Ngân | Đình Trương Thị | Đình Dũng Hãn | Rạp Tố Như | Di tích cách mạng | Đền Hương Thượng | Đền Đồng Thuận | Đình Đồng Thuận | Đình Đồng Môn | Đền Xuân Yên | Đền Xuân Yên | Trường Đông Kinh Nghĩa Thục | Đình Miếu Đồng Lạc | Đình Hàng Đào | Đình Hoa Lộc Thị | Đình Diên Hưng | Di tích Cách mạng | Đình Vĩnh Hạnh | Chùa Cầu Đông | Đình Đức Môn | Đình Lò Rèn | Đình Đông Thành | Đình Tân Khai | Chùa Thái Cám | Đền Nhân Nội | Đình Nhân Nội | Đình Yên Thái | Tú Đình Thị | Đình Phúc Hậu | Đình Hà Vĩ | Đình Cổ Vũ Đông (Đình Hàng Ốc) | Đền Tô Tịch | Đình Hàng Quạt | Đền Thuận Mỹ (Đền Dâu) | Đình Thuận Mỹ | Đình Hàng Thiếc | Miếu Hai Cô | Đình Yên Nội | Đình Đông Hà | Di tích Cách mạng | Di tích cách mạng | Đền Tam Khánh | Đình Lương Ngọc | Đình Kim Hội | Đình và Đền Thiên Tiên | Đền Vọng Tiên | Đình Đông Mỹ | Đền Hội Vũ | Trường tư thục Thăng Long | Đền Hỏa Thần | Chùa Kim Cổ | Đình Yên Nội (An Nội) | Đình Vũ Du | Di tích cách mạng năm 1937 | Di tích cách mạng năm 1937 | Di tích cách mạng năm 1936 1937 | Di tích cách mạng năm 1936 | Di tích kháng chiến chống Pháp | Đình Đền Trang Lâu | Đình Đông Yên | Đình Mỹ Lộc | Đình Thanh Yên | Đền Cây Xanh (Cây Si) | Đình Cổ Tân | Chùa Phúc Long | Di tích cách mạng | Di tích cách mạng Xem trên bản đồ mục: Di tích khu phố cổ Hà Nội |
Bình luận của bạn