Dự án nói trên bao gồm các nội dung: Tu bổ Tiền đường, phương đình, Trung đường và Hậu cung (khu 1); Tu bổ cung Thiên Hậu và tôn tạo phòng trưng bày, giới thiệu di tích (khu 2); Tu bổ Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn, tôn tạo nhà Ban quản lý di tích (khu 3); Phục dựng giếng nước và xây dựng mới nhà vệ sinh (khu 4); Tu bổ 6 cổng phụ (các cổng 01, 02, 03, 04, 05, 06) và tôn tạo cổng, tường rào mặt trước (phố Hàng Buồm); cổng, tường rào mặt sau (phố Nguyễn Siêu), tôn tạo sân, lối đi trong di tích (khu 5)… và lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy tại di tích.
Nhà số 22-Hội quán Quảng Đông nay là Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật | Hội quán Quảng Đông tại 22 Hàng Buồm | Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật – Hội quán Quảng Đông tại 22 Hàng Buồm | Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật – Hội quán Quảng Đông 360 | Triển lãm, sự kiện tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm |
Trước và sau cải tạo
Phối cảnh
Dự án tu bổ Hội quán Quảng Đông – 22 Hàng Buồm (Ảnh: KTS Di sản Nguyễn Hoàng Phương)
1Đối với khu 1, việc phục dựng lại cửa đi tại trục 8 cần dựa trên các dấu vết kiến trúc hiện có tại công trình (Bản vẽ tu bổ mặt bằng Tiền đường, Phương đình, Trung đường, Hậu cung); Sử dụng giải pháp thay cốt, ốp mang để tái sử dụng trang trí chạm khắc của hai xà dọc trục B – C và trục D – E. Bổ sung cụ thể giải pháp sơn thếp các cấu kiện gỗ trong di tích; giải pháp đắp phục hồi các trang trí trên công trình và màu sắc quét mặt ngoài tường công trình sau tu bổ. Làm rõ số lượng các hiện vật và phương án trưng bày tại Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn và phòng trưng bày, giới thiệu di tích.
Với Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật – Hội quán Quảng Đông tại 22 Hàng Buồm, dự án lại được thực hiện với một cách tiếp cận khác.
Do hoàn cảnh lịch sử, trường Mẫu giáo Tuổi Thơ của quận Hoàn Kiếm đóng tại cộng trình này từ năm 1978. Với dự định biến tòan bộ nơi đây thành một Trung tâm Văn hóa Triển lãm Nghệ thuật, đòi hỏi có diện tích hoạt động đầy đủ. Vì vậy, trước hết, trường Mẫu giáo Tuổi thơ được di dời sang ngôi trường xây dựng mới trên cùng con phố, đảm bảo cho hoạt động ổn định của trường và các cháu học sinh.
22 Hàng Buồm có triển lãm đẹp . Và đây là một số hình ảnh từ lịch sử của tòa nhà. Đặc biệt thú vị là bức ảnh trên không của khu vực mà bạn có thể thấy con sông gần với khu phố cũ trước đây như thế nào
Hội quán Quảng Đông ở Thăng Long xưa (ảnh tư liệu Pháp).
Qua phân tích các bản đồ, nhận thấy giai đoạn đầu tổng mặt bằng của công trình được bố cục theo kiểu một công trình tín ngưỡng truyền Việt Nam – giai đoạn khoảng 1900’s. Đến giai đoạn tiếp theo, khi người Pháp có mặt tại Việt Nam, công trình được mở rộng xây dựng thêm và phá vỡ bố cục không gian tổng mặt bằng. Giai đoạn này được xây dựng với các kết cấu, vật liệu nhập khẩu từ Pháp (cột thép, hệ thống vì kèo thép..) kết hợp với vật liệu địa phương. Từ năm 1979, công trình được chuyển thành trường mẫu giáo nên đã xây dựng nhiều hạng mục mới nhằm phục vụ một chức năng mới của công trình. Các hạng mục mới xây dựng này chỉ nhằm một mục đích phục vụ nhu cầu của việc dạy học mẫu giáo mà không quan tâm tới việc bảo tồn công trình di sản Hội quán Quảng Đông.
Một số chi tiết bị mất được làm mới với cùng loại gỗ bởi các thợ thủ công lành nghề
Ở khía cạnh bảo tồn, để khôi phục và giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của kiến trúc, công trình được khảo sát kĩ lưỡng từ đó bóc tách những phần phát sinh, không nguyên bản. Ở khía cạnh phục chế, các chi tiết kiến trúc được giữ lại nhiều nhất như các hoa văn chạm trổ, đặc biệt là các chi tiết bằng gỗ. Bên cạnh đó, không gian bên trong được tinh chỉnh để thống nhất với chương trình vận động của công trình văn hóa, ví dụ như sự liên thông giữa khối khán giả, sân khấu và phần sân trời thiên tỉnh trước hậu cung.
Việc bảo tồn và thích ứng tích hợp chức năng mới ở Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật và Hội quán Quảng Đông này giúp cho sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa đang phát triển ở Hà Nội. Hàng loạt các sự kiện triển lãm, tọa đàm được diễn ra ở đây noiir bật trong đó có: Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội hàng năm. Các giá trị lịch sử văn hóa xưa cũ được làm lưu giữ, làm nổi bật trên nền của cuộc sống và hoạt động kinh tế mới. Công trình này cùng với khu Tạ Hiện và khu phố đi bộ quanh hồ Gươm góp phần tạo ra địa điểm sáng tạo, biến không gian đô thị thành các trung tâm văn hóa sôi động, kết nối giữa 2 khu phố cổ và khu phố Pháp của TP Hà Nội. Từ đó, các cấu trúc di sản và cảnh quan đô thị hiện đại cung cấp phông nền độc đáo cho các hoạt động sáng tạo, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, trao đổi văn hóa và gắn kết xã hội.
Ghi chú
Trường Mẫu giáo Tuổi thơ
Bảng giới thiệu dự án và những đơn vị tham gia
Một số hình ảnh sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng
Marcus Lacey -
Bình luận của bạn