Cửa ô có từ năm 1749. Tên chữ: Đông Môn Tự. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1994). Vị trí: số 1 phố Hàng Chiếu, Hoàn Kiếm, Hà nội, Việt Nam.
Lịch sử
Theo sử sách, từ thế kỷ XVI đến XVIII, hàng năm vào dịp tiết lập xuân, triều đình đều cử hành lễ “Tiến Xuân Ngưu” do Bộ Công đứng ra tổ chức, có đầy đủ văn võ bá quan tới dự tại phường Đông Hà. Đến cuối thế kỷ XIX, cửa sông Tô Lịch và hồ Đồng Xuân bị thực dân Pháp cho lấp, đồng thời đô thị hoá thôn Thanh Hà (清河 : dòng sông trong xanh).
Thôn này thuộc phường Đông Hà cũ, tại đây may mắn vẫn sót lại 2 di tích gồm: cửa Đông Hà Môn được xếp hạng năm 1994 và đình Thanh Hà được xếp hạng năm 1989. Ngôi đình làng vốn ở cạnh Đông Hà Môn, sau phải chuyển vào phía trong, bây giờ ở số 10 phố Ngõ Gạch. Trong đình hiện còn một tấm bia đá do nhà nho Bùi Tú Lĩnh soạn năm 1855 nói về việc di dời.
Cửa Đông Hà Môn có từ năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) thời Lê Trung hưng. Đến năm Gia Long thứ 16 (1817) cửa này được xây lại kiên cố bằng gạch vồ và đá theo kiểu tam quan thời Nguyễn với vọng gác ở bên trên. Tầng dưới gồm 3 cửa vòm; cửa chính cao 3m, rộng gần 3m; hai cửa phụ rộng 1,65m, cao 2,5m. Trước đây có cánh cổng bằng gỗ lim dày rất nặng, ban đêm lính canh đóng lại và buổi sớm mở ra cho người dân đi qua.
Hàng Chiếu - Thanh Hà - Ô Quan Chưởng - Đào Duy Từ. Panorama 2014
Bề dày của Đông Hà Môn ngang bằng với bề rộng của bức thành đất vốn chính là con đê ngăn lũ lụt ở khúc sông Hồng phía đông Hà Nội. Dân chúng đều gọi Ô Quan Chưởng dù có nhiều truyền thuyết khác nhau. Chuyện hay kể là về vị Quan Chưởng cơ cùng toán quân canh gác tại đây đã anh dũng chiến đấu và hy sinh đến tận người cuối cùng. Sau khi vượt qua được cửa ô đẫm máu này trong ngày 20-11-1873, tên thuyền trưởng Francis Garnier đã dẫn đoàn lính Pháp tiến chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất.
Ô Quan Chưởng cóc nhìn từ phố Ô Quan Chưởng (Bờ sông Hồng)
Ngày nay phố Ô Quan Chưởng nối phố Trần Nhật Duật với ngã tư Hàng Chiếu - Thanh Hà - Đào Duy Từ. Nó nằm trên nền con đường đất cũ nối bến Phúc Tân với cửa Đông Hà Môn. Do có một thời kỳ sông Hồng đổi dòng lấn sang bên phía Gia Lâm, cát bồi dần dần thành bãi ở phía Hà Nội và đến khoảng đầu thế kỷ XX thì bến tàu này không hoạt động được nữa.
3 chữ Hán Đông Hà Môn được đề phía trên cổng chính
Khi đó tàu bè phải rời lui xuống neo đỗ ở chỗ đầu phố Hàng Mắm và Hàng Muối. Về sau chính bến tàu "mới" đó cũng bị bồi lấp mất và các con tàu lại phải chuyển xuống đỗ ở cảng Hà Nội tận đầu cầu Vĩnh Tuy. Dấu tích là cột Đồng hồ ở đầu cầu Chương Dương, tên phố Phúc Tân và con ngõ Bạch Thái Bưởi, một nhà tư sản nổi tiếng kinh doanh vận tải đường thủy.
Gạch vồ là nguyên liệu chính để xây lên Ô Quan Chưởng
Hiện nay tại cổng giữa Đông Hà Môn vẫn còn một bia đá cao 81cm gắn vào tường, lập năm Mậu Dần (1878), khắc lệnh của tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu và tuần phủ Hoàng Hữu Xứng nghiêm cấm lý dịch sách nhiễu dân có việc nhà hoặc đi buôn bán, làm ăn trên sông, ở chợ...
Bia đá ở cổng giữa Ô Quan Chưởng
Tay lái súng thực dân Jean Dupuis khi ra Bắc kỳ lấy lý do tìm đường ngược sông Hồng sang Trung Quốc, đã từng ghé vào cửa Đông Hà Môn giở trò khiêu khích. Tấm ảnh do bác sĩ Hocquard chụp sau lần thứ hai quân Pháp đánh thành Hà Nội đã cho thấy nơi này năm 1883 trông vẫn giống như một đồn luỹ hơn là khu dân cư hay thương mại.
Hồi đó chiếm xong Hà Nội, người Pháp chủ trương phá dỡ các công trình quân sự vây quanh thành để xây dựng và mở rộng khu phố mới. Nhưng nhờ sự kiên quyết của ông Đào Đăng Chiểu (1845-1916), cai tổng Đồng Xuân, cùng với dân chúng sở tại nhất định không chịu ký tên vào tờ trình xin phép phá cửa ô nên cuối cùng duy nhất Đông Hà Môn đã được giữ lại nguyên vẹn đến hôm nay.
Năm 1888, chính quyền thực dân Pháp đặt tên Rue Jean Dupuis cho con đường nối bến tàu Phúc Tân với phố Hàng Mã nhưng dân ta cứ gọi là “Phố Mới”. Năm 1945, bác sĩ Trần Văn Lai thị trưởng Hà Nội đã tách nó ra thành hai phố Ô Quan Chưởng và Hàng Chiếu.
Ô Quan Chưởng được tu sửa lại vào năm 2009
Phố Ô Quan Chưởng từng là một trong những chiến địa ác liệt ngay từ ba tháng đầu tiên của cuộc Kháng chiến chống Pháp. Trận địa nơi đây đã đứng vững cho đến khi Trung đoàn Thủ đô của Quân đội Nhân dân Việt Nam bí mật rút ra khỏi Hà Nội đêm 17-2-1947 qua gầm cầu Long Biên gần đó.
Năm 1994 di tích Ô Quan Chưởng đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia.
Trải nghiệm thú vị khi tham quan Ô Quan Chưởng Hà Nội
Hơn 200 năm qua, Ô Quan Chưởng từ cửa ô cũ kỹ bị chiến tranh tàn phá dần trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng, nơi người ta đến để tìm lại ký ức xưa, thật tráng lệ và hào hùng.
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Ô Quan Chưởng
Ô Quan Chưởng được theo phong cách kiến trúc phong kiến nhà Nguyễn, kiểu vọng lâu 2 tầng. Tầng 1 có 3 cửa dạng vòm cuốn. Cửa chính giữa cao và rộng 3m, 2 bên là cửa phụ cao 2,5m và rộng 1,65m. Bên ngoài 2 cổng phụ có bậc thang dẫn lên vọng lâu tầng 2. Tầng 2 là vọng lâu 4 mái, nơi vọng gác của quân lính trước kia. Trong vọng lâu có một ban thờ nhỏ, nơi thời viên Chưởng cơ và các binh lính đã hy sinh khi bảo vệ thành Hà Nội năm 1873.
Năm 1881, Tổng đốc Hoàng Diệu đã cho đặt một tấm bia gọi là “Lệnh cấm trừ tề” trên bức tường bên trái của cổng Ô Quan Chưởng. Tấm bia này có nghĩa có nghĩa là cấm lính gác không được hạch sách người dân qua lại cửa ô, cùng với đó là nhiều lệnh trừng phạt khác khi vi phạm luật cấm.
Tìm hiểu lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc
Ô Quan Chưởng đã đứng ở đây suốt hơn 200 năm qua, cũng chứng kiến tất cả các sự kiện diễn ra tại Hà Nội trong những năm tháng xưa cũ. Năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Thủ đô chìm trong mưa bom bão đạn, Ô Quan Chưởng cũng lỗ chỗ nhiều vết đạn bom. Ô Quan Chưởng ngày nay tuy mang trên mình nhiều vết thương, gánh trên mình nhiều hậu quả từ chiến tranh ác liệt vẫn sừng sững hiên ngang, vẫn là biểu tượng của kinh thành sầm uất thời ấy và di tích lịch sử hiếm hoi còn sót lại ngày nay.
Tới phố Ô Quan Chưởng, thưởng thức các món đặc sản Hà Nội gây thương nhớ
Phố Ô Quan Chưởng là địa điểm vui chơi cuối tuần ở Hà Nội vô cùng ý nghĩa mà bạn không thể bỏ qua. Không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc văn hóa cổ đại, tìm hiểu về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc, bạn còn được thưởng thức những món đặc sản miền Bắc hấp dẫn không thể chối từ. Những món đặc sản mà bạn nhất định phải thử khi đến đây bao gồm chả rươi Ô Quan Chưởng, bánh rán Ô Quan Chưởng và bún Ốc nguội Ô Quan Chưởng.
Di tích lân cận |
Thương hiệu |
Chùa Cầu Đông: số 38B phố Hàng Đường. |
Danh sách các công trình di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong Khu phố Cổ Hà Nội. |
Đình Đồng Môn | Đình Thanh Hà | Đình và Chùa Nghĩa Lập | Đền và Miếu Nghĩa Lập | Chùa quán Huyền Thiên | Đền Bà Móc | Di tích cách mạng | Di tích cách mạng | Đình Phương Trung | Cổng Ô Quan Chưởng | Đền Hội Thống | Đình Phúc Lâm | Đình Nguyên Khiết Hạ | Di tích Cách mạng | Di tích Cách mạng | Đình Đồng Xuân | Đền thờ Đạo Hồi (Chùa Tây Đen) | Đình Phủ Từ | Đình Ngũ Giáp | Đền Tam Phủ | Chùa Vĩnh Trù | Đình An Phú | Chùa Pháp Bảo Tạng | Di tích Cách mạng trước năm 1945 | Di tích Cách mạng 1936 1940 | Di tích Cách mạng | Đền Bạch Mã Đình Quan Đế | Di tích cách mạng | Đình Tử Dương | Đình Phương Đình (Trường Phương Đình) | Đền Cổ Lương | Miếu Cổ Lương | Đình Đông Thái | Đền Hương Nghĩa | Đình Hương Bài | Đền Hương Tượng | Đình Ưu Nghĩa | Đình Hàng Giầy | Miếu Sầm Công | Đình Phúc Lộc | Đền Nội Miếu | Đền Tiên Hạ | Đình Phất Lộc | Đình Đại Lợi Đình Trung Yên (Đình Ngũ Hầu) | Đền Ngũ hầu | Đình Thọ Nam | Di tích Cách mạng | Đình Nhiễm Thượng | Di tích Cách mạng | Đền Nhiễm Hạ Đền Dũng Thọ | Đình Kim Ngân | Đình Trương Thị | Đình Dũng Hãn | Rạp Tố Như | Di tích cách mạng | Đền Hương Thượng | Đền Đồng Thuận | Đình Đồng Thuận | Đình Đồng Môn | Đền Xuân Yên | Đền Xuân Yên | Trường Đông Kinh Nghĩa Thục | Đình Miếu Đồng Lạc | Đình Hàng Đào | Đình Hoa Lộc Thị | Đình Diên Hưng | Di tích Cách mạng | Đình Vĩnh Hạnh | Chùa Cầu Đông | Đình Đức Môn | Đình Lò Rèn | Đình Đông Thành | Đình Tân Khai | Chùa Thái Cám | Đền Nhân Nội | Đình Nhân Nội | Đình Yên Thái | Tú Đình Thị | Đình Phúc Hậu | Đình Hà Vĩ | Đình Cổ Vũ Đông (Đình Hàng Ốc) | Đền Tô Tịch | Đình Hàng Quạt | Đền Thuận Mỹ (Đền Dâu) | Đình Thuận Mỹ | Đình Hàng Thiếc | Miếu Hai Cô | Đình Yên Nội | Đình Đông Hà | Di tích Cách mạng | Di tích cách mạng | Đền Tam Khánh | Đình Lương Ngọc | Đình Kim Hội | Đình và Đền Thiên Tiên | Đền Vọng Tiên | Đình Đông Mỹ | Đền Hội Vũ | Trường tư thục Thăng Long | Đền Hỏa Thần | Chùa Kim Cổ | Đình Yên Nội (An Nội) | Đình Vũ Du | Di tích cách mạng năm 1937 | Di tích cách mạng năm 1937 | Di tích cách mạng năm 1936 1937 | Di tích cách mạng năm 1936 | Di tích kháng chiến chống Pháp | Đình Đền Trang Lâu | Đình Đông Yên | Đình Mỹ Lộc | Đình Thanh Yên | Đền Cây Xanh (Cây Si) | Đình Cổ Tân | Chùa Phúc Long | Di tích cách mạng | Di tích cách mạng Xem trên bản đồ mục: Di tích khu phố cổ Hà Nội |
Nguồn - 36phophuong.vn
Bình luận của bạn