Đình Đồng Lạc

Thứ 6, 21/07/2023, 11:49 (GMT+7)

Chia sẻ

Đình có từ thời Lê trung hưng. Thờ 3 thành hoàng: Bạch Mã, Linh Lang, Cao Sơn. Xếp hạng: Di tích quốc gia (2004). Vị trí: số 38 phố Hàng Đào, 

HÀ NỘI XƯA – PHỐ HÀNG ĐÀO        Kiến tạo, bảo tồn nhà số 38 Hàng Đào      Đình Đồng Lạc-Địa chỉ: 38 Hàng Đào        Dịch Vụ Hỗ Trợ Du Lịch / Đình Đồng Lạc

Đình hiện nay mang biển số 38 phố Hàng Đào. Phố này được hình thành trên con đê cũ đã bỏ đi sau khi sông Hồng đổi dòng, cho nên nền đất khá cao. Theo sử sách, nơi đây dưới thời Hậu Lê vốn thuộc địa phận của 2 phường Đồng Lạc và Đại Lợi, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ.

Đình được lập vào thời Lê trung hưng (khoảng thế kỷ XVII-XVIII) và xây lại dưới đời vua Tự Đức (giữa thế kỷ XIX). Bên trong thờ 3 vị thành hoàng tối cổ của Thăng Long, gồm: Bạch Mã, Linh Lang, Cao Sơn.

 
Trên tường đình hiện có gắn một tấm bia đá được khắc năm Bính Thìn đời vua Tự Đức (1856), nội dung có nhiều thông tin quý giá: “Đình chợ có bán yếm lụa do hiệu chủ Nguyễn Công Trung và vợ là Nguyễn Thị Từ Thiết xây dựng từ thời Lê, quy mô rộng rãi. Nhưng vì chiến tranh, đình bị phá hủy. Về sau, ông Hà Đình Nguyễn Cảnh Thê đứng ra lo việc trùng tu lại ngôi đình, giao cho ông Trần Hợp Tài và Nguyễn Bá Lân trông nom, xây dựng…”.

Ngôi đình đã từng bị phá hủy hoàn toàn, đến năm 1941 mới được xây dựng lại với quy mô hai tầng, một tầng dùng để bán hàng và một tầng để ở. Năm 1956, nơi đây được sử dụng làm cửa hàng bách hoá. Năm 2004 đình được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia (2004).

 
Kiến trúc
Năm 2000, trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật giữa hai thành phố Hà Nội và Toulouse (CH Pháp), đình Đồng Lạc đã được dựng lại đúng theo dáng xưa với kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Đến đầu năm 2010 một lần nữa đình lại được trùng tu tôn tạo.

Ngôi đình hiện nay tọa lạc trên một mặt bằng dạng thót hậu, mặt tiền rộng 6m, bên trong thót lại còn 1,1m, tổng diện tích khu đất là 188,9m, sâu 51,65m. Đình xây theo kiểu nhà ống truyền thống của khu phố, được phân chia bởi từng lớp nhà, phù hợp với điều kiện khí hậu bản địa.

 
Hiện nay cổng đình giáp hè phố. Tam quan hẹp được xây vuông vắn đơn giản, bên trên có hàng chữ Hán. Ngay sau cổng là một sân nhỏ rồi cửa vào đại bái. Mặt bằng kiến trúc có hình "chữ Nhị", gồm hai nếp nhà 2 tầng, ở giữa có một sân trong để lấy sáng. Phía sau là một lối đi dài trong dải vườn hẹp dẫn đến khu phụ.

Các gian phía dưới nay được dùng như cửa hàng trưng bầy các trang phục dệt lụa và sản phẩm sơn mài cao cấp. Đình là căn gác thứ hai, cầu thang đi lên và các sàn đều bằng gỗ lim. Bố cục đình cũng đơn giản, chỉ gồm một hương án lớn ở nửa bên ngoài và cung cấm ở nửa bên trong với long ngai và thần vị của các thành hoàng.

36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác