HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Trước năm 1885, dân chúng Hà Nội đi lại trong thành phố chủ yếu là cáng, xe đẩy và thuyền vì sông Tô Lịch, Kim Ngưu và các hồ còn thông với nhau. Sau năm 1886 có thêm xe kéo tay.
Nếu bạn đến rạp xiếc Hà Nội hiện đặt tại khu vực Công viên Thống nhất, bạn có thấy một đôi tượng sư tử bằng đồng rất đẹp. Đó chính là dấu tích còn lại duy nhất (!?) của một công trình kiến trúc rất đẹp mà thoạt nhìn nhiều người ngỡ tưởng nó ở xứ sở xa xôi nào đó bên châu Âu.
Ngay từ khi có mặt trong cuộc sống, xiếc là loại hình nghệ thuật ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều tầng lớp công chúng vì tính độc đáo, mới lạ, hấp dẫn... Mạo hiểm hơn cả trong bộ môn xiếc thú là xiếc hổ.
Cuối thu cũng là thời điểm mà mọi người hay gọi là “mùa chim làm tổ” - mùa cưới. Thực tình thì chuyện cưới xin bây giờ cũng linh hoạt lắm, bất kể thời gian nào, bất kể mùa nào, có lẽ chỉ tránh mỗi tháng cô hồn (tháng 7 Âm lịch) mà thôi. Nhất là cặp đôi ấy bị “bác sĩ bắt cưới”.
Trong ký ức của tôi thì mấy chục năm trước, cứ mùa mưa bão là nước sông Hồng lại dâng cao. Lũ mấp mé mặt đê khiến ai nấy đều lo lắng, cầu mong nước rút để Hà Nội được bình yên.
Cuối thế kỷ XIX, thời Vua Tự Đức, phương tiện đi lại của các quan huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận (tỉnh Hà Nội) là võng và kiệu. Với thị dân, họ dùng: cáng (2 người khiêng); xe đẩy (có 1 bánh, 1 người kéo, 1 người đẩy) và đặc biệt là xe ngựa. Bánh xe ngựa bằng gỗ chở được 4 người. Những xe này chở khách từ ngoài các cửa ô vào trong thành và chở khách từ trong thành ra.
Nhìn tổ hợp xiếc khép kín của gia đình ông Thiện, người ta cứ ngỡ đó là một bộ phận của Rạp xiếc Trung ương. Trong căn nhà chỉ chừng 40m2 ngay góc phố Hàng Đào - Hàng Bạc, trừ căn gác xép dành cho cả gia đình sinh hoạt, còn lại toàn bộ diện tích căn hộ tầng 1 là nơi để đạo cụ và phòng tập cho các tiết mục uốn dẻo, tung hứng, ảo thuật. Ngay giữa nhà là một chiếc đu bằng kim loại cao sát trần để có thể nhào lộn hàng ngày.
Người xưa gọi những trò giải trí như múa, hát, leo dây, rối… là tạp kỹ hay tạp hỷ. Theo thời gian, các môn này phát triển hoàn chỉnh, trong đó có trò “leo dây múa rối”. Cuối thế kỷ XIX, cụm từ “leo dây múa rối” đã được thay thế bằng từ "xiếc", phiên âm từ "cirque" của tiếng Pháp.
Theo các nguồn thư tịch cổ, đình Nam Đồng được khởi dựng vào thế kỷ XVII. Diện mạo kiến trúc đình hiện nay mang dấu ấn phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Xưa kia, trước cửa đình có một ao lớn, nhưng cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã cho lấp ao để mở tuyến đường nối Hà Nội với Hà Đông.
Đình Nam Đồng (số 73 phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội) là nơi thờ Thái úy Lý Thường Kiệt (1019 - 1105), vị anh hùng dân tộc ở thế kỷ XI.
Chùa Quang Lãng có tên chữ là Viên Minh tự, còn được gọi là chùa Giáng, nằm trên địa bàn xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội).
Xã Thanh Bình (huyện Chương Mỹ) vừa được Đoàn thẩm định thành phố Hà Nội đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Tối 30-11-2024, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ.
Vào thập niên 1960 - 1970, Hà Nội có rất ít quán cà phê được phép kinh doanh công khai như bây giờ. Cũng dễ hiểu bởi ở thời kỳ này đất nước còn bộn bề, khó khăn. Cà phê là mặt hàng do Nhà nước quản lý chặt chẽ nhằm tiết kiệm để xuất sang các nước Đông Âu, đổi lấy hàng hóa, lương thực, máy móc...
Thời nhà Lê, Thăng Long có 2 huyện là Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có 18 phường và phường là cấp hành chính cuối cùng ở kinh đô. Trong các phường có các hộ cùng làm một nghề hoặc buôn bán mặt hàng giống nhau, gọi chung là phường nghề.
Đường Lâm, ngôi làng cổ nằm cách trung tâm Hà Nội gần 50km lâu nay là một địa chỉ thú vị thu hút du khách trong và ngoài nước.
Bản kiểm kê này nhằm mục đích trình bày một phần các ngành nghề (Truyền thống, Hiện đại, Di động, v.v.) trong một khu vực xác định của Hà Nội (Quận 36 Phố), trong một khoảng thời gian nhất định (cuối năm 2004/2005).
Tìm về những quán cà phê lâu đời và ngon của Hà Nội như một sợi dây nối giữa cuộc sống hiện đại và không gian Hà Nội xưa. Tuy không lung linh để sống ảo nhưng nó lại là nơi lưu giữ cái hồn của Hà Nội. Nơi mà bạn nhất định phải ghé thăm khi đến thủ đô.
Đến những quán cà phê có không gian thú vị trong khu phố cổ Hà Nội, bạn được thả hồn vào không gian yên tĩnh, cảm nhận phần nào cái hồn của Hà thành xưa.
Bạn đi du lịch vì muốn trải nghiệm, khám phá phố cổ và Hà Nội, được tận mắt nhìn thấy những nơi thú vị mà có thể trước đây bạn chỉ nhìn thấy trên sách vở. Bất kể lý do của bạn là gì hãy ghi nhớ 8 cách hữu ích sau để trở thành một khách du lịch thông minh.
Hà Nội nói chung và Khu Phố Cổ nói riêng có nhiều món ăn ngon, nhưng du khách cần lưu ý về dịch vụ và giá cả. 36pho xin chia sẻ quán ăn ngon không 'chặt chém' và cho biết ẩm thực thành phố rất đa dạng, và hội tụ tinh hoa ẩm thực. Dưới đây là các hàng quán mà 36pho và bạn bè sống tại thành phố hay ghé ăn, cũng chia sẻ mẹo để tránh bị chặt chém, chờ đợi lâu khi dùng bữa, đặc biệt vào dịp cao điểm du lịch.
Tượng đài vua Lê nằm ở trong cùng có kiến trúc theo kiểu trụ biểu phương Tây với bức tượng đặt trên đỉnh một trụ đá. Nơi dựng tượng trước kia từng có một đền thờ vua Lê Thái Tổ, nhưng không còn tồn tại qua biến thiên lịch sử.
Như chúng ta đã biết, nhà Hậu Lê là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam, trải suốt 360 năm và khởi đầu với vị anh hùng đất Lam Sơn - Thái tổ Lê Lợi có công đánh đuổi giặc Minh, đại định đất nước. Là người khai sáng vương triều Hậu Lê, Lê Thái Tổ đã chấm dứt 20 năm thống trị của nhà Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho tổ quốc.
Theo tài liệu của Ban quản lý di tích, đình Nam Hương nằm phía sau khu tưởng niệm vua Lê, ngay sát bên bờ hồ Hoàn Kiếm, được dựng lên khoảng cuối thời Lê – Nguyên để thờ năm vị thượng đẳng thần là Lê Lợi, Thần Long Đỗ, Thần Cao Sơn Đại vương, Thần Linh Lang Đại vương và Công chúa Hà Duy.