Kế hoạch cơ sở TOD và dự án cải thiện điều khiển giao thông khu đông Hồ Gươm (ga C9)

Thứ 6, 11/04/2025, 18:50 (GMT+7)

Chia sẻ

Theo UBND TP Hà Nội, kết cấu ga ngầm C9 và đoạn tuyến được đưa ra khỏi Vùng bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm, hạn chế tối đa di dời cây xanh khi thi công nhà ga (đào hở), đảm bảo cảnh quan, môi trường văn hóa và sinh thái khu vực di tích. Lối lên, xuống nhà ga hợp lý không nằm trong vùng bảo vệ II của di tích.  Đồng thời, phương án đảm bảo phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mặt khác, điểm đầu nhà ga cách Tháp Bút khoảng 97m nên biện pháp thi công nhà ga được đảm bảo không tạo ra rung chấn, ảnh hưởng đến di tích.

Liên quan đến Dự án tuyến Đường sắt đô thị số 2 (đoạn Năm Thăng Long - Trần Hưng Đạo), ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, đã thống nhất đề xuất chọn phương án 1 đối với ga ngầm C9: Điều chỉnh thiết kế, vi chỉnh cục bộ tổng mặt bằng ga ngầm C9 để không nằm vào vùng bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Vị trí ga Hoàn Kiếm (C9) 




 Khu vực TOD

Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Thủ đô 2024 có định nghĩa về khu vực TOD như sau:

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

1. Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (sau đây gọi là mô hình TOD) là giải pháp quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị, lấy điểm kết nối giao thông đường sắt đô thị hoặc điểm kết nối giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, sức khoẻ cộng đồng, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

Khu vực TOD: là khu vực bao gồm nhà ga, đề-pô đường sắt đô thị, điểm đón, trả khách của các loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác và vùng phụ cận được xác định theo quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết có liên quan để xây dựng tuyến giao thông, đường sắt đô thị kết hợp cải tạo, chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển đô thị.

Theo đó, TOD (viết tắt tiếng Anh của cụm từ Transit Oriented Development).

Trong khu vực TOD Thành phố Hà Nội được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với các khoản thu nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 31 Luật Thủ đô 2024 có quy định như sau:

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

3. Việc đầu tư phát triển đường sắt đô thị tại Thành phố được ưu tiên áp dụng mô hình TOD, bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững và được áp dụng các quy định sau đây:

a) Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị theo mô hình TOD theo phân kỳ đầu tư trong từng giai đoạn; quyết định việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập;

b) Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị theo mô hình TOD, quyết định đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thành phần, quyết định đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

c) Nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định các dự án quy định tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện tương tự như dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

d) Ủy ban nhân dân Thành phố được quyết định lựa chọn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các tuyến đường sắt đô thị của Thành phố.

4. Trong khu vực TOD, Thành phố được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với các khoản thu sau đây để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng:

a) Tiền thu đối với diện tích sàn xây dựng tăng thêm của các dự án xây dựng công trình dân dụng do việc tăng hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch khác của khu vực TOD;

b) Tiền thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD;

c) Phí cải thiện hạ tầng.

5. Hội đồng nhân dân Thành phố quy định chi tiết việc quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị và khu vực TOD; phương pháp xác định mức thu, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện việc thu tiền đối với các khoản thu quy định tại khoản 4 Điều này, bảo đảm không trùng thu với các loại thuế, phí khác.

Như vậy, trong khu vực TOD thì Thành phố Hà Nội sẽ được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với các khoản thu sau đây đây để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng, bao gồm:


– Tiền thu đối với diện tích sàn xây dựng tăng thêm của các dự án xây dựng công trình dân dụng do việc tăng hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch khác của khu vực TOD;

– Tiền thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD;

– Phí cải thiện hạ tầng

Việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông sẽ do cơ quan nào quy định?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Thủ đô 2024 có quy định như sau:

Theo đó, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông sẽ do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định các nội dung sau đây:

(1) Chính sách đầu tư và huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, các công trình ngầm công cộng trên địa bàn Thành phố;

(2) Chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác đường sắt đô thị, xe buýt, nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe ô tô và sử dụng các phương tiện giao thông phát thải thấp; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân vào khu vực trung tâm để giảm ùn tắc giao thông, giảm phát thải; áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông;

(3) Chính sách phát triển đường vành đai, trung tâm logistic, hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn Thành phố và kết nối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô;

(4) Khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải;

(5) Chính sách quản lý, khai thác đường đô thị, đường sắt đô thị, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, văn minh đô thị.

Toàn cảnh địa điểm xây dựng ga ngầm C9 ven hồ Hoàn Kiếm

Ga ngầm C9 được bố trí nằm ngoài Vùng bảo vệ II của di tích Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn; nằm  dưới đường Đinh Tiên Hoàng.

Ga ngầm C9 được bố trí nằm ngoài Vùng bảo vệ II của di tích Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn; nằm  dưới đường Đinh Tiên Hoàng.

Dự kiến, ga ngầm C9 sẽ đi ven hồ Hoàn Kiếm, qua đường Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Dự kiến, ga ngầm C9 sẽ đi ven hồ Hoàn Kiếm, qua đường Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Các vị trí được đánh dấu đặt ga ngầm theo quy hoạch từ năm 2013 và năm 2022.

Các vị trí được đánh dấu đặt ga ngầm theo quy hoạch từ năm 2013 và năm 2022.

Ga ngầm C9 dài 202,4m, rộng 15,0m và sâu 31m, được điều chỉnh thành ga xếp chồng 4 tầng với kết cấu từ đi song song đồng mức sang xếp chồng.

Ga ngầm C9 dài 202,4m, rộng 15,0m và sâu 31m, được điều chỉnh thành ga xếp chồng 4 tầng với kết cấu từ đi song song đồng mức sang xếp chồng.

Việc thi công và sử dụng ga ngầm C9 sẽ không nằm vùng bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Việc thi công và sử dụng ga ngầm C9 sẽ không nằm vùng bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Từ ga C9, tuyến hầm dần chuyển sang đi song song đồng mức dưới phố Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài đến ga C10.

Từ ga C9, tuyến hầm dần chuyển sang đi song song đồng mức dưới phố Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài đến ga C10.

Khu vực vườn hoa được đề xuất đặt ga ngầm là phần bờ hồ rộng nhất của hồ Hoàn Kiếm.

Tuyến hầm cách Tháp Bút 8,2m; cách gò đá chân Tháp khoảng 1m.

Tuyến hầm cách Tháp Bút 8,2m; cách gò đá chân Tháp khoảng 1m.

Lối vào số 1 của ga ngầm cách Tháp Bút (trong đền Ngọc Sơn) khoảng 97m.

Lối vào số 1 của ga ngầm cách Tháp Bút (trong đền Ngọc Sơn) khoảng 97m.

 và chiếm 705m2 trong khu đất của EVN Hà Nội.

Việc giải phóng mặt bằng cho ga ngầm C9 lên tới 996m2, chiếm khoảng 25m2 đất trụ sở Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội….

Việc giải phóng mặt bằng cho ga ngầm C9 lên tới 996m2, chiếm khoảng 25m2 đất trụ sở Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội….

Ngã ba Đinh Tiên Hoàng-Trần Nguyên Hãn là lối vào số 2 của ga ngầm C9.

Ngã ba Đinh Tiên Hoàng-Trần Nguyên Hãn là lối vào số 2 của ga ngầm C9.

Lối vào số 1 của ga ngầm C9 nằm trong phần đất của Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội.

Lối vào số 1 của ga ngầm C9 nằm trong phần đất của Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội.

Tranh luận và cả phương án  ga ngầm C9

Ba phương án vị trí ga ngầm C9 tuyến đường sắt đô thị số 2. Đồ họa: Hoàng Khánh

Ba phương án vị trí ga ngầm C9 tuyến đường sắt đô thị số 2. Đồ họa: Hoàng Khánh

Quy hoạch đoạn ngầm và nhà ga C9 theo phương án 2. Ảnh: MRB

Quy hoạch đoạn ngầm và nhà ga C9 theo phương án 2. Ảnh: MRB

Hơn 10 năm sau khi được phê duyệt, vị trí ga C9 vẫn chưa được thống nhất. Một số bộ, ngành và chuyên gia lo ngại hoạt động xây dựng, vận hành tuyến đường sắt đô thị số 2 ảnh hưởng lớn đến vùng bảo vệ khu di tích hồ Hoàn Kiếm, tác động tiêu cực đến cảnh quan.

Mẫu thăm dò online 

Hà Nội xem xét thêm phương án bỏ ga ngầm C9 cạnh Hồ Gươm

Bỏ ga ngầm C9: Lo ngại không đạt mục tiêu cả dự án

Di chuyển ga ngầm C9 ra khỏi phạm vi ảnh hưởng hồ Hoàn Kiếm

Ga ngầm C9 được chọn nằm ngoài khu vực hồ Hoàn Kiếm

Nhà ga C9 metro số 2 đặt ở đâu sau khi mở rộng không gian hồ Gươm?

Biên tập: 36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác