Chiêm tinh kể chuyện Cuộc Đất Giao Lộ Đông Tây

Thứ 2, 21/04/2025, 18:50 (GMT+7)

Chia sẻ

Chuyện kể lại rằng, sau cơn đại dịch cuồng phong đã lộ ra những xác chết sống dậy, trước đây chúng đội lốt trong các nhóm thờ phật ăn oản, côn đồ, kiêu binh với muôn hình vạn dạng. Chúng tàn phá Cuộc đất này đẩy đến bờ vực bóng đêm, như một định mệnh, một người thuộc chòm sao Cự Giải quyết định hành động, ông cùng cận thần đã đến đền Bạch Mã với đức tin làm thay đổi thời cuộc, trở về ánh sáng.

"Máy Chém" chặt đầu " Hàm Cá Mập" ?  |  Nhận diện hình thái Đô thị tại Việt Nam - “sơn thủy” và đô thị “tứ giác thủy”  |  Ngọn núi Tổ linh thiêng nhất Việt Nam thờ vị thần đứng đầu Tứ bất tử từng khiến người Pháp sửng sốt  |  

Ánh sáng và Bóng đêm luôn vậy

Nhưng không dễ vậy, thế lực âm binh đã dùng Tháp Rùa như một cô gái đẹp quyến rũ làm cho những kẻ mắt thường tưởng Cóc Vàng vốn khi sinh ra bên cạnh hồ đã bị phù thuỷ Tây lang đeo cho cái mặt nạ "Hàm Cá Mập" là kẻ trêu ghẹo cho nên hò nhau tiệt diệt.

Nhưng Cóc Vàng vốn nằm trong chòm sao Kim Ngưu (phương Tây), cho nên những sao cùng chòm sao này mà theo phương Đông cùng nằm trên trục thẳng ( hiếm có, độc nhất vô nhị, Cuộc đất quý hiếm ) lại là những biểu tượng lừng lẫy ( Gà Vàng, Rùa Vàng, Cóc Vàng, Ngựa Trắng, Rồng đen - Tràng Tiền, Rùa trên đền Ngọc Sơn, vọng lâu Cóc Vàng (tên hay gọi “Hàm Cá Mập”), đền Bạch Mã, ga Cầu Long Biên ) đã phát tâm dòng người từ muôn nơi đổ về dùng tình yêu hoá giải, tuy Cóc Vàng đã thoát khỏi ngày hiến tế chết trùng tang, nhưng nhóm Hắc ám vẫn dắp tâm phá điểm yếu nhất của chòm sao này mà mục đích chính là làm suy yếu rồi hạ bệ người đàn ông được chòm sao Cự Giải phù hộ với sứ mệnh vươn mình ra ánh sáng.

Hồ Gươm nơi giao lộ Đông Tây vốn luôn mâu thuẫn và dung nạp, chỉ có tâm thức lòng người từ khi khu đền Ngọc Sơn vật chất hoá được tinh thần chấn hưng Văn hoá ( xây Tháp Bút, Cầu Thê Húc, Đình Trấn Ba, tu bổ đền Ngọc Sơn và chuyển vị quay ngược nhìn về phương Nam ) đã làm nơi đây trở thành trái tim một hình hài Cuộc đất quan trọng của Cuộc đất lớn Hà Nội và Việt Nam. Như một điềm lành báo trước, cũng vào dịp cuối năm 2024, con cháu các vị tiên hiền góp công đức xây dựng nơi đây đã đến thắp hương tưởng nhớ và được mách bảo hãy nhất tâm thực hành phong thuỷ khoa học, phụ trợ nơi tâm linh, hoá giải thị phi, trấn chỉnh đạo làm người, mừng quốc thái dân an, đón mừng một khởi đầu kỷ nguyên mới, và biết rằng Hồ Gươm đang bị âm binh phá mạch Cuộc đất đang tốt tươi này "xem: Điền Dã Hồ Gươm, Nối Mạch Phong Thủy (ĐỀN NGỌC SƠN - Đình Trấn Ba ), đăng bài Thứ 4, 20/11/2024

Thật kỳ lạ và trùng hợp, khi tôi phân tích phong thuỷ khoa học Hồ Gươm và phụ cận là một phần kết nối kéo dài của khu Phố Cổ Hà Nội ( là một cặp trời sinh với thành Thăng Long ), thì nhà chiêm tinh đã mách bảo nơi đây không chỉ là giao lộ Văn hoá Đông Tây mà còn là giao lộ đức tin phong thuỷ phương Đông với chiêm tinh phương Tây - Cùng một trục linh địa có chòm sao chiếu vào, còn các vị trí khác phát tích huyệt địa - sao chiếu xin phép để tự tìm hiểu chiêm nghiệm bởi đã ý trời không thể lộ thiên cơ, chỉ mách nhỏ người thường cũng tưởng tượng ra nên phá là hậu quả báo ứng ngay thôi...

Hồ Gươm thời Pháp thuộc...

Người Pháp đã định hình cảnh quan khu vực này, ... điểm nhấn biểu tượng mê hoặc là Tháp Rùa chứ không phải Nhà Hát Lớn. ( giai đoạn Cuộc đất này khá dài giữa tồn tại-phá huỷ-tái sinh sẽ có một bài riêng )

Hồ Gươm giai đoạn dành độc lập thống nhất Cuộc đất Việt Nam

Cuộc đất Hồ Gươm và phụ cận đã trải qua hai "kỷ nguyên" với kỷ nguyên đầu tiên xuất phát từ thời điểm ngày 19 tháng 8 năm 1945, mở đầu cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Một mốc son được đánh dấu tại quảng trường 19-8 trước Nhà Hát Lớn, Hà Nội. Trong suốt chiều dài chiến tranh Nam Bắc, dưới sự hậu thuận của Liên Xô, Trung Quốc và phe các nước có cùng hệ tư tưởng đã thống nhất được Cuộc đất Việt Nam mang lại thái bình cho dân tộc. Giai đoạn tiếp theo là hậu chiến với nền kinh tế thật khó khăn nhưng mặt Hồ Gươm đã thấp thoáng hai kiến trúc đại diện thời kỳ này là Nhà Bưu Điện Hà Nội và toà nhà HĐND, UBND TP HÀ NỘI dù với nhiều lời chê.

12 cung hoàng đạo gắn liền với chuyển động của Trái Đất trên bầu trời.

Chòm sao Cự Giải

Ý nghĩa về một kỷ nguyên mới nổi bật

Cầu Long Biên trong một khoảng khắc linh diệu Rồng Đen 

Đền Bạch Mã

Cóc vàng tên hay gọi"Hàm Cá Mập"

Rùa vàng ở đền Ngọc Sơn

Đồng hồ cần phải chạy thì gà trống vàng mới có ý nghĩa

Thăng Long xưa tứ trấn - Vùng đất có tứ linh phù trợ đã là đất đế đô

Hà Nội giờ đây thành ngũ trấn ( Đền Ngọc Sơn là trấn trung tâm - Trấn giữ lòng người trước các hủ bại "văn hóa đen" du nhập) - Ngũ linh (Cóc vàng bên bờ hồ như một biểu tượng sông nước của một vùng đất xưa, là điểm kết nối giữa hai cuộc đất quý phố cổ Hà Nội với Hồ Gươm-Không gian sống-Không gian thiên nhiên) sẽ là cường quốc khu vực rồi vươn ra thế giới.

Những sao cùng chòm sao này mà theo phương Đông cùng nằm trên trục thẳng ( hiếm có, độc nhất vô nhị, Cuộc đất quý hiếm ) lại là những biểu tượng lừng lẫy ( Gà Vàng, Rùa Vàng, Cóc Vàng, Ngựa Trắng, Rồng đen - Tràng Tiền, Rùa trên đền Ngọc Sơn, vọng lâu Cóc Vàng (tên hay gọi “Hàm Cá Mập”), đền Bạch Mã, ga Cầu Long Biên ) đã phát tâm dòng người từ muôn nơi đổ về dùng tình yêu hoá giải

Cho đến năm 1986, tại kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI quyết định Đổi Mới đã trở thành kỷ nguyên thứ hai.

Năm 1991 - 1993 đã xuất hiện thêm nột công trình ấn tượng ... đầy tranh cãi với tên gọi "Hàm Cá Mập". Năm 1996? cuộc đất Hồ Giươm và phụ cận được xác định ranh giới rõ nét bởi quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc.

Bước sang năm 2025, Cuộc đất Việt Nam chính thức kỷ niệm 80 năm kể từ khi thành lập, 50 năm thống nhất đất nước và cũng là sau 40 năm Việt Nam thực hiện chương trình Đổi Mới. Quy mô nền kinh tế Việt Nam được đánh giá từ năm 1986 đến 2024 cũng đã tăng tưởng 96 lần bao gồm nhiều Hiệp định thương mại tự do với tổng cộng hơn 60 quốc gia và nền kinh tế lớn. Đến năm 2024, Việt Nam đã vươn lên thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời nằm trong top 20 quốc gia hàng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài và quy mô thương mại. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia. Quốc gia này cũng đã nâng cấp mối quan hệ lên 31 khuôn khổ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện, bao gồm tất cả các nước Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và các nền kinh tế thuộc Nhóm G7. Theo ông Tô Lâm, đây là thời điểm "hội tụ" đủ các yếu tố để Việt Nam bắt đầu một kỷ nguyên mới,một "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam" với tên gọi là "Kỷ nguyên Văn minh hiện đại".
Giờ đây Cuộc đất Hồ Gươm và phụ cận đang đứng trước một cơ hội vàng nhưng đầy thách thức trước dịch biến lạc đồ phi nhân tính với những toan tính mượn oai hùm lạc chuẩn, ...

Hồ Gươm nhìn từ nguyên khí Quốc gia

Nếu so sánh chiều dài lịch sử Cuộc đất Thăng Long-Hà Nội thì thật nhỏ bé trước tích tụ nguyên khí vùng đất này, theo GS sử học Trần Quốc Vượng cho biết về cấu trúc địa chất vùng châu thổ sông Hồng, trong đó có vùng đất Hà Nội. Các nhà địa chất gọi đây là vùng “võng Hà Nội”. Tam giác châu thổ sông Hồng có hình cái phễu bổ đôi, bề mặt nghiêng từ Tây –Bắc xuống Đông- Nam. Theo TS Huỳnh Thị Ngọc Hương và TS Lê Ngọc Nam mặt cắt ngang của hình phễu bổ đôi nói trên giống như một chiếc võng, vùng trục giữa thấp hơn hai bên rìa. Dạng “ võng” này không phải là hình dạng trên bề mặt đồng bằng mà phản ánh dáng dấp của cấu trúc móng dưới độ sâu từ 30 đến 40 km. Với đặc điểm nói trên các nhà địa chất đặt tên cho miền trũng tam giác sông Hồng là “võng Hà Nội”.

Hình thái đô thị tự nhiên thành phản ánh khí chất vùng đất quý như vậy mà nhiều kẻ muốn chặt cái đầu đi

Khi xem Bản đồ “dị thường trọng lực” vùng Hà Nội, các nhà khoa học, sử học phát hiện ra một điều thú vị đó là những dáng hình thon thon hơi kéo dài và nhô cao của móng cấu trúc sâu miền “võng Hà Nội”, tựa như hình những con rồng thời lý, với những khúc cong mềm mại, đơn giản. Đó là những nơi vỏ Trái đất mỏng hơn nơi khác vì phần “cùi” dưới vỏ nhô lên gần mặt đất hơn. Gần có nghĩa là ở độ sâu từ 30 đến 35 km, trong khi ở những nơi khác, “cùi” nắm sâu từ 40 đến 45 km, nếu chúng ta tạm coi trái đất là một quả cam khổng lồ. Từ thực tế nói trên GS Trần Quốc Vượng nhận xét: “Rồng vàng” bay trên bầu trời Thăng Long là huyền thoại lịch sử. “ Rồng đất” nổi trên móng sâu từ 30 đến 35 km của cấu trúc miền “võng Hà Nội” là sự thực địa lý địa chất. Mỗi lần rồng quẫy lưng , là một lần động đất. Chứng minh nhận định này GS Trần Quốc Vượng nêu thí dụ: Thăng Long đời Lý - Trần có nhiều lần động đất. Năm 1016, động đất; năm 1017 điện Càn Nguyên sụp đổ; năm 1248, đất Thịnh Quang, đất xã Đàn (nay thuộc Quận Đống Đa) nứt toác, rộng bốn tấc, dài hơn hai dặm, bề sâu không lường…Giữa những năm kháng chiến chống Nguyên –Mông (1277-1278, 1285) toàn động đất cấp 7, cấp 8 gây núi lở, đất nứt, bia đá tháp Báo Thiên (nay là Nhà Thờ lớn) gãy làm đôi. ( Trong cuốn sách: “Trên mảnh đất ngàn năm văn vật” (NXBHN-2009)

Nét địa lý trường tồn của nghìn xưa Thăng Long –Hà Nội đó là thành phố ngã ba sông, nếu lấy cả hai dòng sông Hồng - sông Tô Lịch làm hệ quy chiếu, làm trục chủ đạo. Còn gọi là thành phố một bờ sông (bờ phải) nếu chỉ lấy một sông Hồng làm trục chính. Đất nội thành Hà Nội có rất nhiều đầm hồ. Xem trên các bản đồ từ thời xưa cho đến ngày nay chúng ta thấy lãnh thổ Hà Nội là một vùng đầm lầy, một thành phố sông hồ nửa đất, nửa nước. Vị trí sông, hồ Thăng Long - Hà Nội từ lâu đã trở thành căn cứ để quy tụ xóm làng, phường, thành lũy phòng vệ. Sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu là những trục chủ đạo , Hồ Tây, Hồ Gươm là những điểm trung tâm, từ đó mà tỏa ra “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ, nhất cận thị nhị cận giang", qua mỗi thời kỳ phát tích được vật chất hoá những điểm tín ngưỡng, văn hoá, thương mại-chợ, nguồn nước, ..., giờ đây Hà Nội theo quy hoạch là thành phố hai bên bờ sông Hồng mới đúng với Cuộc đất bắt đầu từ kỷ nguyên đầu tiên khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ( Trục thần đạo Ba Vì-Hồ Tây giờ là một trong những trục quan trọng cùng trục chính thần đạo Hà Nội-Cần Thơ mà điểm xuất phát từ Cửa Nam trên con đường thiên lý xưa hay còn gọi là con đường Cái Quan, quốc lộ một, còn tôi gọi là Con Đường Di Sản Việt Nam 4.0 đang xây dựng trên VTC2.vn 

Vậy địa chất vùng đất hồ Hoàn Kiếm như thế nào?, nhiều tài liệu khảo sát cho rằng dưới đáy hồ Hoàn Kiếm là một lớp đất sét dầy khoản 30 m, do vậy nước hồ không thể thấm đi đâu được và ngược lại, không có mạch nước ngầm nối hồ Hoàn Kiếm với sông Hồng. Nước có trong hồ là do nước mưa cung cấp. Vào mùa hè nước hồ thường cạn. Để khắc phục tình trạng này từ năm 2011, thành phố đã triển khai phương án cấp nước cho hồ bằng nước sạch do xe ô-tô chuyển đến. Nước được bơm vào bể cạnh quán giải khát Bốn mùa, sau đó nước tự chảy ra hồ qua hệ thống ống ngầm. Từ cuối năm 2017 để phục vụ cho đợt nạo vét bùn quy mô lớn nhất từ trước đến nay (kinh phí khoảng 30 tỷ), thành phố đã cho khoan một giếng nước (đối diện trụ sở Công an Quận Hoàn Kiếm) với công nghệ lọc nước của Đức ở độ sâu khoảng 45 m để lấy nước sạch bổ cập thường xuyên cho hồ. Nhờ giếng khoan này mà gần như ngày nào hồ Hoàn Kiếm cũng được bổ cập nước sạch.

Cho nên nếu nhìn hình thái đô thị Hồ Gươm và phụ cận từ góc nhìn lịch sử và địa chất trên quan điểm Đô Thị Hạnh Phúc, Nội Đô Lịch Sử, Kinh Tế Chia Sẻ cho ta tiếp cận một phương án thiết kế đô thị bảo tồn và phát huy các giá trị trên sự hình thành các lớp lang kiến trúc, di tích, cây xanh, ... mà nhiều nhà Văn hoá hay gọi là trầm tích lịch sử. Mặt khác, những giá trị văn hoá phi vật thể lại luôn đầy vơi theo chiều dài phát triển xã hội, đất nước, có lúc bạc nhược khi hàng nghìn quân lính triều đình thất thủ trước khoảng 200 lính bao gồm cả một số nhà buôn nước ngoài mà chứng tích Cửa Bắc cần nêu không chỉ một mầu đào tiết tháo, cũng vùng đất này khi chí khí dâng cao đã mở ra một kỷ nguyên Độc lập rồi thống nhất Đât nước, mà dù hoàn cảnh thế nào ta vẫn thấy tồn tại một mẫu số chung phông Văn hoá đó là phong cách sống người Hà Nội, cũng chính là nguyên khí vùng này, là nơi trọng yếu góp phần giữ gìn nguyên khí Quốc gia.

Trên quan điểm như vậy làm rõ những vấn đề sau:

  • Vì sao mới có quy hoạch sử dụng đất 1/2000 chưa có thiết kế đô thị 1/2000 và quy chế quản lý khu vực Hồ Gươm và phụ cận để có một bức tranh tổng thể mà cứ xé nhỏ các dự án thành phần trên các đồ án quy hoạch 1/500 rồi ghép lại theo quy trình ngược với tên gọi " quy trình rút gọn" rất dễ dẫn đến cài cắm của nhóm lợi ích
  • Vì sao từ luật thủ đô, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Quy hoạch phân khu đô thị H1-1B (khu vực hồ Gươm và phụ cận), tỷ lệ 1/2.000 nhất quán thiết kế đô thị trên quan điểm "đô thị lịch sử" vậy với chỉ đạo phía đông Hồ Gươm san phẳng làm công viên ? mà khu vực này là chứng tích lịch sử ngành điện lực, nơi đây để gìn giữ tài nguyên Văn hoá Quốc gia nên trở thành không gian đô thị mở - vườn hoa - biểu tượng ngành điện và với quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã ổn định cảnh quan lịch sử, trở thành biểu tượng du lịch ( "Hàm Cá Mập"-tháp vọng lâu có giá trị thương hiệu rất cao, bản thân nó là tháp ánh sáng rồi sao lại phá đi để rồi nhồi một tháp ánh sáng khác chỗ vòng xuyến có đài phun nước).
  • Hồ Gươm đã xác định là nơi linh địa cần gìn giữ cảnh quan lịch sử, không xây dựng nơi ở, lưu trú, trên đất cây xanh,...vậy sao phía tây thì trồng một bức thành dài khách sạn, đất cạnh Hồng Vân Long Vân thì xây chen lấn TTTT Văn hoá Hồ Gươm đã rất nhiều ý kiến phản đối làm tăng mật độ xây dựng, phương tiện giao thông, ... nhưng vẫn làm rồi lại phá "Hàm Cá Mập" với lý do rất buồn cười và mâu thuẫn là một số người bảo xấu, cần mở rộng không gian vì trật trội, ... nhưng có lẽ nó là "vật tế thần" cho quản lý đô thị yếu kém chăng? Hay đứng vào đúng chỗ lên xuống của một bất động sản ngầm khủng tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục mà tay chủ đầu tư thì tương lai muốn vậy, cái này thì bản thân tôi có trải qua rồi (1)
  • Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là quảng trường giao thông đã được phê duyệt bởi các cấp thẩm quyền chưa ráo mực cuối năm 2024, rất hợp lý với bây giờ và tầm nhìn trăm năm khi xác định nơi đây là tuyến phố đi bộ, với lý do thành phố đã phát triển, người đã đông cần mở rộng quảng trường. Vậy xin hỏi độ mươi năm nữa thành phố tăng dân số gấp đôi ta lại phá tiếp à? Nhìn ra thế giới các đô thị lịch sử cốt lõi của họ có làm thế không?.
  • Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục rất đặc biệt không chỉ ở Việt Nam mà ngay trên thế giới cũng độc nhất vô nhị, tuy nó chỉ là quảng trường giao thông nhưng chính sự vay mượn không gian khiến tầm nhìn quảng trường này rộng bằng cả Hồ Giươm, khi sử dụng cho tổ chức sự kiên, lễ hội thì diện tích sử dụng được kéo dài ra đến tận Nhà Hát Múa rối, vì vậy việc mở rộng phá "Hàm Cá Mập" là nguỵ biện cho một hành động "âm binh" nào đó?
  • Cũng thực tiễn chứng minh, ngay bây giờ khu vực Hồ Gươm và phụ cận tổ chức lễ hội và sự kiện trên chuỗi kết nối các quảng trường - Đường phố còn với quy mô tính chất khác thì phải nhường các nơi khác như sân vận động, Hoàng Thành Thăng Long, quảng trường hiện đại tại các đô thị mới... không cần phá để tạo diện mạo mới khu vực này (rất ấu trĩ khi đánh đồng kỷ nguyên mới của dân tộc đồng nghĩa với làm mới tạo không gian không tuổi dẫn đến hao hụt nguyên khí, thay đổi Cuộc đất vốn đang tốt tươi phù trợ Đất nước bước vảo kỷ nguyên Văn Minh.
  • Xin hỏi theo Luật Thủ Đô, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công mà thành phố Hà Nội cho phá "Hàm Cá Mập" như vậy có đúng quy trình và pháp luật không ? khi mà đồ án thiết kế đô thị khu vực này, chuyển mục đích sử dụng đất còn chưa được điều chỉnh.

Cấp quận chính thức bị bãi bỏ, tỉnh thành sát nhập tinh gọn lại đã được hội nghị trung ướng quyết định, " Hàm Cá Mập " vẫn còn đó ... với câu hỏi việc phá dỡ công trình có thực hiện trước 30/4 ? Bởi ký ức đô thị cũng chính là nguyên khí, Hồ Gươm linh thiêng được bồi đắp nguyên khí sau bao nhiêm năm cùng các giá trị lịch sử, văn hoá vùng đất này.

... vài suy nghĩ Đức tin góp ý

Ghi chú: Tác giả đã thực hành Đức Tin Phong Thủy Khoa Học tại:

1. TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

  • Công viên và Đài Tưởng Niệm Các Anh Hùng Liệt Sỹ TP Hạ Long (Khởi đầu uống nước nhớ nguồn để tỉnh Quảng Ninh phát triển kinh tế, du lịch, không phụ thuộc vào than), nếu để ý sẽ thấy bố trí tổng mặt bằng nơi đây gần như Cuộc đất quý Công viên Lê Ninh, chỗ đầm voi xưa trước cột cờ Hà Nội.
  • (1) Khu Thành Ủy, Hội trường, HĐND-UBND TP Hạ Long (Khu đất Thành Ủy, Hội trường, HĐND-UBND TP Hạ Long là một Cuộc đất quý, đã có một thời gian Đồng thuận "nhường" trụ sở UBND TP.Hạ Long cho FLC xây tháp đôi, và rồi kẻ dẫn đường, kẻ định chiếm đoạt đều gặp tai ương).

2. Thăng Long-Hà Nội

  • Cải tạo, bảo tồn đoạn phố Tạ Hiện,
  • Trấn trạch lại Cửa Nam,
  • Bảo tồn và phát huy giá trị Con Đường Di Sản Việt Nam).

3. Quỳnh Đôi tỉnh Nghệ An (Trấn trạch lại) và một số nơi khác

Sẽ cập nhật tư liệu tại Hạ Long và Hà Nội dần trong tuần 

.

Khí-Tượng-Linh-Ứng-Gieo-Gió-Gặp-Bão  

Bài sau: Thiết kế đô thị Hồ Gươm và phụ cận như tôi hiểu

Bình luận của bạn

Tin khác