HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Văn hoá vật thể
Văn hoá phi vật thể
Địa chỉ Đỏ
Đông Môn Tự là ngôi chùa của làng Đông Hoa Môn. Tương truyền chùa có từ đầu thời Lý, đến thời Trần lại được Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung cho sửa sang. Tuy nhiên hiện nay chỉ lưu giữ được những tấm bia dựng nhân dịp chùa được trùng tu lớn vào các năm 1624, 1639, 1711, 1816 khắc ghi lại vị trí và quá trình xây chùa từ thời Lê Trung Hưng.
Chùa Thái Cam vốn của thôn Tân Khai, một thôn mới được thành lập vào năm 1822 trên nền dải đất hoang phía đông hoàng thành thời Lê, thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. Trên cổng chính của chùa có đắp nổi 4 chữ “Tân Khai linh tự”, song đã từ lâu nhân dân thường gọi bằng một tên khác là chùa Thái Cam vì tương truyền ở đây “… có một cái giếng cổ nước rất thơm ngọt, gọi là giếng Thái Cam”.
Quán Huyền Thiên vốn là nơi thờ Huyền Thiên Thượng Đế, vị thần trấn phương Bắc được thờ ở đền Quán Thánh. Tục thờ này xuất hiện ở nước ta từ thời Bắc thuộc. Trong quán có một pho tượng của Ngài bằng gỗ trầm. Khi đạo Lão suy, đạo Phật thịnh, dân trong thôn đưa tượng Phật vào thờ chung, từ đó cũng quen gọi là chùa Quán Huyền Thiên hay đền Huyền Thiên.
Từ xa xưa mảnh đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, trong suốt quá trình hình thành và phát triển của đất nước. Địa lý lịch sử là cảnh quan thiên nhiên đã tác động mạnh mẽ đến nội dung giá trị lịch sử của di tích lịch sử văn hóa của làng Tứ Kỳ trong đó có ngôi chùa.
Sở Thượng là một làng Việt cổ, nằm ở tả ngạn sông Hồng, phía Nam kinh thành Thăng Long, một vùng đất có lịch sử tạo dựng và phát triển rất sớm, với vị thế hiểm yếu án ngữ đường thuỷ phía Nam kinh đô Thăng Long. Làng Sở Thượng hình thành vào cuối thế kỷ XV, vốn là đất An Duyên hay Yên Duyên vào thời Lê Thánh Tông (1460 – 1479).
Trần Độ (tên khai sinh là Trần Văn Độ, sinh năm 1957) là một nghệ nhân nhân dân người Việt Nam. Ông là nghệ nhân về đồ gốm của làng gốm Bát Tràng, và đồng thời là nghệ nhân nhân dân duy nhất của làng nghề truyền thống này. Trần Độ cũng được vinh danh là một trong những công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội năm 2016.
Bây giờ về làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) hỏi tìm mua một bộ ấm Tử Sa không còn là “xưa nay hiếm”. Một người dân tiết lộ: “Muốn hiểu rõ về ấm Tử Sa chú cứ đến nhà ông Vương Tuấn là biết hết”.
Ai cũng biết, Bát Tràng là làng có nghề gốm sứ truyền thống nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Với bàn tay tài hoa, người thợ gốm Bát Tràng đã biến những nắm đất sét vô hồn, vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật tinh túy và sinh động. Danh sách các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng, giúp các bạn có được hình dung về những người đang ngày sáng tạo thêm sản phẩm mới cho làng nghề.
Đình được làm lại vào năm 1720 đời vua Lê Dụ Tông, xây theo kiểu chữ Nhị, phía trong là hậu cung gồm 3 gian, phía ngoài là tòa đại bái gồm 5 gian 2 chái. Cột đình làm bằng những cây gỗ lim lớn, Các gian bên được lát bục gỗ theo bậc tam cấp làm chỗ ngồi, đình quay ra sông Nhị Hà.
Bích Câu Đạo quán là một di tích của Đạo giáo Việt Nam nổi tiếng ở Hà Nội, thờ Chân nhân đắc đạo thành tiên. Xưa nơi đây thuộc thôn An Trạch, huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên, nay là số 14, phố Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.