HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Văn hoá vật thể
Văn hoá phi vật thể
Địa chỉ Đỏ
Bây giờ về làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) hỏi tìm mua một bộ ấm Tử Sa không còn là “xưa nay hiếm”. Một người dân tiết lộ: “Muốn hiểu rõ về ấm Tử Sa chú cứ đến nhà ông Vương Tuấn là biết hết”.
Ai cũng biết, Bát Tràng là làng có nghề gốm sứ truyền thống nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Với bàn tay tài hoa, người thợ gốm Bát Tràng đã biến những nắm đất sét vô hồn, vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật tinh túy và sinh động. Danh sách các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng, giúp các bạn có được hình dung về những người đang ngày sáng tạo thêm sản phẩm mới cho làng nghề.
Đình được làm lại vào năm 1720 đời vua Lê Dụ Tông, xây theo kiểu chữ Nhị, phía trong là hậu cung gồm 3 gian, phía ngoài là tòa đại bái gồm 5 gian 2 chái. Cột đình làm bằng những cây gỗ lim lớn, Các gian bên được lát bục gỗ theo bậc tam cấp làm chỗ ngồi, đình quay ra sông Nhị Hà.
Bích Câu Đạo quán là một di tích của Đạo giáo Việt Nam nổi tiếng ở Hà Nội, thờ Chân nhân đắc đạo thành tiên. Xưa nơi đây thuộc thôn An Trạch, huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên, nay là số 14, phố Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Chùa Cát Linh là tên gọi theo địa danh làng Cát Linh trước đây, nay là số nhà 27, phố Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Chùa có tên chữ là Linh Tiên tự (chùa Linh Tiên) được xây dựng trong quy hoạch chung về kiến trúc truyền thống của làng Hội Xá, nay là phường Phúc Lợi – quận Long Biên . Ngày nay,
Ấp Thái Hà gắn với tên tuổi của chủ nhân là một nhân vật rất có thế lực nhờ sự cộng tác với người Pháp. Đó là Kinh lược Hoàng Cao Khải , đỗ cử nhân năm 23 tuổi (1868) được bổ làm tri huyện Huyện Thọ Xương, một trong 2 huyện của tỉnh thành Hà Nội.
Ở thời kỳ từ cuối thế kỷ thứ XIX đến giữa thế kỷ thứ XX, hệ thống phong tục tập quán Thăng Long - Hà Nội, sau nhiều thế kỷ dài vận động, đã bước vào một giai đoạn phát triển mới. Có thể xem quãng thời gian hơn nửa thế kỷ này là một quá trình hiện đại hoá hệ phong tục Thăng Long - Hà Nội cổ truyền. Đồng thời, cũng trong thời gian đó, đã có sự vận hành để hình thành một hệ thống phong tục tập quán Thăng Long - Hà Nội mang tính truyền thống đển hững thế hệ thị dân Thăng Long - Hà Nội sống từ giữa thế kỷ thứ XX cho tới nay, tiếp tục kế thừa và phát triển.
Khi ngồi giữa Thăng Long để hoàn thành - trong vẻn vẹn 10 ngày - công trình Dư địa chí dâng vua Lê Thái Tông vào năm 1435, Nguyễn Trãi hẳn đã suy nghĩ nhiều về văn hoá và phong tục tập quán đương thời.
Một thực tế lịch sử rõ rệt là, trước thời định đô, Thăng Long có tới hàng chục thế kỷ Bắc thuộc (và chống Bắc thuộc). Thời gian đằng đẵng ấy từng có ba tôn giáo truyền lan đến đây và cả ba đều hội nhập vào đời sống tinh thần của dân chúng, gây ảnh hưởng không ít - nếu còn chưa muốn nói là rất nhiều - tới sự vận hành của phong tục tập quán ở chốn đế đô. Đó là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo.