HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Văn hoá vật thể
Văn hoá phi vật thể
Địa chỉ Đỏ
Khi ngồi giữa Thăng Long để hoàn thành - trong vẻn vẹn 10 ngày - công trình Dư địa chí dâng vua Lê Thái Tông vào năm 1435, Nguyễn Trãi hẳn đã suy nghĩ nhiều về văn hoá và phong tục tập quán đương thời.
Một thực tế lịch sử rõ rệt là, trước thời định đô, Thăng Long có tới hàng chục thế kỷ Bắc thuộc (và chống Bắc thuộc). Thời gian đằng đẵng ấy từng có ba tôn giáo truyền lan đến đây và cả ba đều hội nhập vào đời sống tinh thần của dân chúng, gây ảnh hưởng không ít - nếu còn chưa muốn nói là rất nhiều - tới sự vận hành của phong tục tập quán ở chốn đế đô. Đó là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo.
Như vậy phong tục ban đầu do con người đặt ra, rồi lại do ảnh hưởng của môi trường sống, của thể chế chính trị, của chế độ giáo dục và của cả sự hội nhập từ bên ngoài… cứ thế thành hệ thống và vận hành qua thời gian và không gian.
Với những lý do lịch sử và văn hóa, yếu tố Hoa đã trở thành một trong những nét đặc trưng của hầu hết những đô thị cổ, cận đại trên khắp Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Những dấu ấn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vẫn tồn tại ở Hà Nội, Hội An, Hà Tiên..., ngay cả khi cộng đồng người Hoa không còn nữa.
Cụm di tích đền, chùa Vũ Thạch nằm tại địa chỉ 13 Bà Triệu quận Hoàn Kiếm.Bài này xin nói riêng về chùa Vũ Thạch.
Là bảo vật đầu tiên trong danh sách những Bảo vật Quốc gia được công nhận, Trống đồng Ngọc Lũ được ví như một quyển sách chép lại toàn bộ văn hóa thời kỳ Đông Sơn cách đây 2.500 năm bằng hình ảnh. Với hình dáng cân đối hài hòa, phủ kín mình những hoa văn đẹp nhất, đã từ lâu rồi, Trống đồng Ngọc Lũ không chỉ rất quen biết, thân thiết với chúng ta, mà còn rất nổi tiếng trên thế giới.
Chỉ vì “mê” ca trù, nghệ nhân ưu tú Vân Mai đã khổ luyện và tâm huyết gìn giữ di sản ca trù Việt Nam. Bên cạnh việc đó, nghệ nhân Vân Mai dành thời gian mở truyền dạy ca trù miễn phí cho lớp trẻ.
Đình có từ đầu thế kỷ XV. Thờ: thành hoàng Trần Lựu, một vị tướng sinh vào thời Trần. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1989). Vị trí: số 10 phố Ngõ Gạch.
Đình Đông Môn là công trình văn hóa gắn với địa danh trước đây nguyên là đất thôn Hữu Đông Môn và thôn Xuân Hoa, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ, sau đổi tên thành phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đình có từ thời Lê trung hưng. Thờ 3 thành hoàng: Bạch Mã, Linh Lang, Cao Sơn. Xếp hạng: Di tích quốc gia (2004). Vị trí: số 38 phố Hàng Đào, 2VM2+98 Hoàn Kiếm, Hanoi, Vietnam. Cách Ga Hà Nội: 1,6km (hướng 2h). Trạm bus lân cận: BĐX Bờ Hồ (xe 09, 14), 56 Hàng Cân (31)