Đình Chử Xá, lăng Chử Cù Vân

Thứ 3, 06/08/2024, 10:36 (GMT+7)

Chia sẻ

Ngày 17: làng vào hội, đầu tiên là lễ rước nước; ngày 18: làng rước kiệu Thánh từ đền đến lăng và tế lễ với ý nghĩa con trời chào bố mẹ; ngày 19: lễ tạ, đóng cửa đền.

 Lăng Chử Cù Vân 360  |   Đình Chử Xá 360     


Đình Chử Xá và lăng Chử Cù Vân đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật năm 1990.

Đình Chử Xá thuộc thôn Chử Xá xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đình Chử Xá (có thời gian gọi là đền Chử Xá) thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa, Hữu Phi nhân, và hai vị Đương Niên, Đương Cảnh (tứ vị đại vương ở đời Tống, Trung Quốc).

Đình Chử Xá
Đình Chử Xá Vị trí Đình Chử Xá 

Theo truyền thuyết, Chử Đồng Tử vốn là con nhà nghèo phải đi bắt tôm cá ở ven sông, gặp Tiên Dung công chúa. Chử Đồng Tử sợ hãi, vùi người dưới hố cát. Tiên Dung cho dựng thuyền lên bờ, sai quây màn tắm, bất ngờ thấy Chử ở dưới hố. Tiên Dung cho là duyên trời, bèn kết duyên vợ chồng. Sau Chử theo thuyền đến núi Quỳnh Viên ở ngoài bể, học sư Phật Quang các phép lạ và truyền giảng lại cho Tiên Dung. Một hôm khi đến bãi Tự Nhiên trời sắp tối, Chử chống gậy úp nón nghỉ ngơi. Chỗ ấy liền hiện lên lâu đài thành quách,... Hùng Vương nghe tin cho là con gái và Chử làm loạn sai quân đến đánh. Hai người hoá phép thành quách bay cả lên trời. Chỗ ấy sụt xuống thành một cái đầm gọi là đầm Nhất Dạ (nay thuộc huyện Châu Giang). Đời sau tôn là một trong “tứ bất tử” của Việt Nam (ba người khác là thánh Tản Viên, Thánh Gióng, và bà Chúa Liễu).


Oct 2019 - Đình Chử Xá 


Đình nằm trên khu đất cao, sát khu vực cư trú của làng, mặt tiền chữ “nhị”, hậu chữ “công” gồm nhà Đại bái, Tiền tế và Hậu cung.

Đại bái gồm 5 gian hai dĩ (chái) xây kiểu “tường hồi bít đốc tay ngai” có hai trụ biểu lớn, trên cùng có trái dành gồm 4 hạt chụm đuôi, đầu hướng về 4 góc. Đình trụ còn trang trí hổ phù và hình tứ quý đắp nổi trong 4 ô lồng. Bờ nối mái cong hàng hoa chanh. Đại bái và Tiền tế cấu tạo tương tự.

Khu lăng mộ Chử Cù Vân (thân sinh ra thánh Chử Đồng Tử) nằm cách đình 800m về phía đông có diện tích 300m2. Toàn bộ khu lăng có tường hoa cao 60cm bao quanh. Cửa ra vào ở phía tây được tạo bởi 4 cột đồng trụ. Ở giữa khu lăng là mộ gạch hình lục giác, mỗi cạnh 2,2m. Cạnh Chử lăng là một ngôi miếu xây bằng gạch lớp ngói ống. Trong miếu đặt 2 tượng bố và mẹ Chử Đồng Tử.

Cây Sung Di Sản Việt Nam
  


Lăng Chử Cù Vân nằm khoảng 800m về phía đông của Đình Chử Xá.

Nơi đây được dùng để thờ phụng thân Phụ và thân Mẫu của Đức Thánh Chử Đồng Tử, tượng trưng cho tình cảm gia đình và tôn vinh nghĩa cử hiếu đạo của con cái đối với cha mẹ.

 Cổng vào lăng được thiết kế theo kiểu cổ truyền của Việt Nam với tứ trụ nghiêng. Ở giữa khu lăng, chúng ta có một ngôi mộ lớn được xây dựng bằng gạch hình lục giác, mỗi cạnh dài khoảng 2,2m. Bên trong mộ, chúng ta tìm thấy một ngôi miếu nhỏ, kiểu hai tầng với mái mái và lợp bằng ngói ống giả. Phần tượng hậu của miếu được xây cao khoảng 60cm và trên bề mặt có nổi hình ảnh hổ phù. Miếu có cửa vòm cuốn và bên trong, có một bệ trên đặt hai pho tượng thân Phụ và thân Mẫu của đức Thánh Chử Đồng Tử.

Đình Chử Xá đã qua nhiều lần tu bổ. Lăng Chử Cù Vân được tôn tạo, nâng cấp năm 2007.

Đình Chử Xá còn lưu giữ 44 đạo sắc phong và 1 chân đèn thời Mạc, sắc phong sớm nhất là Dương Đức 3 (1675).

Lễ hội làng Chử Xá diễn ra vào 3 ngày 17, 18 và 19 tháng giêng âm lịch. Ngày 18 là ngày chính hội, đông vui nhất:

“Dù ai đi ở nơi đâu
Tháng giêng mười tám bảo nhau mà về...”

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bình luận của bạn

Tin khác