Danh sách các công trình di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong Khu phố Cổ Hà Nội

Thứ 6, 12/05/2023, 11:15 (GMT+7)

Chia sẻ

Phụ lục 7.

Danh sách các công trình di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong Khu phố Cổ

(Theo căn cứ bảo tồn di sản Quận Hoàn Kiếm cung cấp)

Giới hạn khu phố cổ Hà Nội

Truy cập Bản đồ nội đô lịch sử -> Di tích khu phố cổ

Cụ thể theo bảng sau:

TT
Phường

Tên di tích

Địa Điểm
Mức độ quản lý

Xếp hạng


X: Đã

Chưa: X

Tóm tắt nội dung tín ngưỡng hay sự kiện
I
Phường Đồng Xuân

1

Đình Thanh Hà

10 Ngõ Gạch

x
1990

Đình xây năm 1840, đình còn tốt, nguyên vẹn, kiến trúc kiểu chữ "công", còn nhiều hiện vật giá trị, trang trí đẹp mắt. Thờ Trần Lựu (TK 14 15).

2

Đình và Chùa Nghĩa Lập

32 Hàng Đậu

X

Đình Thờ Đức Thánh Trần và thờ Phật Kiến trúc thờ Nguyễn

3

Đền và Miếu Nghĩa Lập

32 Hàng Đậu

X

Đền Thờ bốn vị Đại càn (Hoàng hậu và 3 cô con gái nhà Tống trốn loạn) cũng có tên là Tứ Vị Hồng Nương; bên cạnh đó còn thờ công chúa Bạch Hoa và chư vị (chưa rõ công chúa Bạch Hoa) về chư vị xem phần đỉnh Tam Phủ. Kiến trúc "Chồng Diêm".

4

Chùa Quán Huyền Thiên

54 Hàng Khoai

X

Chùa Thờ Huyền Thiên Trấn Võ, vị thần trấn ải phương Bắc và cũng thờ cả phật Thích Ca nên cũng được gọi là chùa Huyền Thiên. Có cảnh quan kiến trúc đẹp, có pho tượng, quả chuông lớn và nhiều cổ vật quý, chùa còn tốt, quy mô lớn.

5

Đền Bà Móc

27 Nguyễn Thiệp

X

Đền xây thế kỷ 18, là di tích có liên quan đến chiến thắng quân Nguyên Thế kỷ 13. Thờ Bà Móc, nhân vật lịch sử trong chiến thắng Đồng Bộ Đầu.

6

Di tích Trường Cúc Hiên (Nhà thờ Họ Lê) (di tích cách mạng)

39 Hàng Đậu

X

Trường học cũ của cụ Lê Đình Diên, hiệu Cục Hiên (1819 - 1878), là nơi rèn luyện, đào tạo nhiều người có học vấn cho đất nước, là trường học nổi tiếng ở Hà Nội thế kỷ 19. Là một di tích kiến trúc.
7 Chợ Đồng Xuân (di tích cách mạng) Phố Đồng Xuân X Là chiến lũy, pháo đài cũ. Nơi đây ghi lại chiến công oanh liệt của các chiến sĩ Trung đoàn Thủ Đô trong trận đánh ngày 14/2/1947.
8 Đình Phương Trung 18 Đồng Xuân X Đình Thờ Uy phủ Đại Vương và Minh Nga công chúa (chưa rõ sự tích), hiện chỉ còn một gian hậu cung.
9 Cổng Ô Quan Chưởng Phố Ô Quan Trưởng x
1994
Xây dựng từ thế kỷ 18, loại kiến trúc "Vọng Lâu" một kiểu đặc trưng của các công trình đời Nguyễn, có nhiều giá trị quý hiếm.
10 Đền Hội Thống Số 4 Thanh Hà X Miếu thờ Liễu Hạnh, vị nữ thần dưới Triều Lê. Đền chính ở Phủ Giầy (Nam Hà), Sòng Sơn và Phố Cát (Thanh Hóa). Xây đầu thế kỷ 20, đền còn khá tốt, di vật còn nhiều.
11 Đình Phúc Lâm 2 Gầm Cầu X Thời Tam tòa thánh mẫu (gồm Liễu Hạnh, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn) xây đầu thế kỷ 18, đình khá to, đẹp... Nghệ thuật kiến trúc độc đáo.
12 Đình Nguyên Khiết Hạ 56 Trần Nhật Duật X Đình Cũng gọi là đình Hàng Nâu, thờ bản cảnh Thành hoàng Kiến trúc thời Nguyễn, giá trị bình thường, không có gì nổi bật.
13 Di tích Cách mạng 26 phố Đồng Xuân X Hiệu sách Đồng Xuân. Là cơ sở phát hành sách báo Cộng sản của Đảng trong thời kỳ mặt trận dân chủ Đông dương (1936 1939).
14 Di tích Cách mạng 9 Hàng Giấy Là cơ quan liên lạc của Trung ương.
15 Đình Đồng Xuân 83 hàng Giấy X Đình thờ Bạch Mã (xem phần Đình Bạch Mã).
Tổng số

2

13

II
Phường Hàng Mã
16 Đền thờ Đạo Hồi (Chùa Tây Đen) 12 Hàng Lược X Đền Xây năm 1890 Kiến trúc Ấn Độ, là nơi tập trung cầu nguyện của những người theo Đạo Hồi. (Thượng đế của đạo Itxlam)
17 Đình Phủ Từ 19 Hàng Lược X Đình Thờ 4 vị Đại càn "quốc Gia Nam Hải" (xem phần Đình Nghĩa Lập)
18 Đình Ngũ Giáp 54 Hàng Cót X Đình thờ Bản cảnh thành hoàng của Ngũ Giáp (5) thuộc thôn Tàn Khai, Tân Lập cũ Kiến trúc thời Nguyễn; Đồng thời thờ cả Lý Tiến (Xem Phần Đình Đền Đồng Thuận).
19 Đền Tam Phủ 52 Hàng Cót X Đình thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo; thờ chư vị (thuộc hệ thống đạo giáo dân chúng như: Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn, Vua Bát Hải, các ông Hoàng Ba, Hoàng Mười...) Kiến trúc cũ thời Nguyễn.
20 Chùa Vĩnh Trù 59 hàng Lược
1994
Chùa thờ Phật kiến trúc thời Nguyễn còn nguyên vẹn.
21 Đình An Phú 17 Hàng Rươi X Đình thờ Thành hoàng Kiến trúc thời Nguyễn.
22 Chùa Pháp Bảo Tạng 44 Hàng Cót X Chùa thờ Phật Thích Ca và chư phật Kiến trúc thời Nguyễn.
23 Trụ sở cơ quan liên lạc 4 Hàng Rươi X Di tích Cách mạng trước năm 1945.
24 Trụ sở báo Đời nay 5 Hàng Lược X Di tích Cách mạng 1936 1940.
25  Di tích Cách mạng 1936 1940. 105 Phùng Hưng X Di tích Cách mạng 1936 1940.
Tổng số

1

9

III
Phường Hàng Buồm
26 Đền Bạch Mã 76 Hàng Buồm X
1986
Đền thờ thần Long Đỗ, tượng trưng cho khí thiêng sông núi ở kinh thành Thăng Long, được Lý Thái Tổ phong làm Thành Hoàng kinh thành Thăng Long Bạch Mã là tên vị thần "Ngựa Trắng" đã hiện lên giúp vua Lý Thái Tổ theo dấu chân ngựa để xây thành Thăng Long được xây dựng từ nhà Hậu Lý thế kỷ XI (1010).
27 Đình Quan Đế 28 Hàng Buồm X Đình thờ Quan Vũ (Quan Văn Trường), tướng phò Lưu Bị thời Tam Quốc (mất năm 219) cùng với 2 con gái nuôi là Châu Xương và Quan Bình. Kiến trúc chữ "Tam", xây dựng thời Nguyễn.
28 Trường Dục Quan (di tích cách mạng) 22 Hàng Buồm X Thờ Tôn Trung Sơn và Quan Võ.
29 Đình Tử Dương 8 Hàng Buồm X Đình thời Phúc Thần; Thành Tâm Thượng Sĩ Đại Vương (chưa rõ sự tích). Kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn.
30 Đình Phương Đình (Trường Phương Đình) 20 Nguyễn Siêu X Trường học của cụ Nguyễn Văn Siêu hiệu "Phương Đình" (1799 1872). Thờ Thần Sông Tô Lịch; Kinh sư Đại Doãn Nguyễn Trung Ngạn và Nguyễn Văn Siêu. Kiến trúc thời Nguyễn.
31 Đền Cổ Lương 28 Nguyễn Siêu X Đền thờ Phổ Tế và Nam Hải; thờ Liễu Hạnh (xem phần đền Hội Thống) xây cuối thế kỷ 18 kiến trúc thời Nguyễn, Đền còn tốt.
32 Miếu Cổ Lương 11 Ô Quan Chưởng X Miếu thờ Mẫu
33 Đình Đông Thái 6 Đông Thái X Đình thờ Thần Bạch Anh phu nhân (có người cho là tên của Mẫu Thoải trông nom các sông ngòi, bể hồ), xây năm 1908, nay chỉ còn lại mảnh vườn đất thờ.
34 Đền Hương Nghĩa 13b Đào Duy Từ X Đền thờ Cao Tứ tướng nhà Thục từng chống quân Triệu và hy sinh tại sông Tô Lịch quãng thôn Hương Nghĩa cũ; Thờ Trần Hưng Đạo. Xây thế kỷ 18 Đền còn tốt.
35 Đình Hương Bài 90 Trần Nhật Duật X Đình thờ Nguyễn Trung Ngạn (Tử Y Đại Vương) nhà chính trị và văn học nổi tiếng triều trần. Từng làm chức kinh sư Đại Doãn (Chức đứng đầu việc cai trị kinh thành Thăng Long thời Trần) Kiến trúc thời Nguyễn.
36 Đền Hương Tượng 64 Mã Mây X Đền thờ Nguyễn Trung Ngạn Một danh nhân văn hóa Thăng Long.
37 Đình Ưu Nghĩa 2A Nguyễn Hữu Huân X Đình thờ Tử Y Đại Vương Nguyễn Trung Ngạn (xem phần trên).
38 Đình Hàng Giầy 16 Ngõ Hài Tượng X Đình thờ Tổ nghề giầy.
39 Miếu Sầm Công 26 Lương Ngọc Quyến X Miếu thờ Sầm Nghi Đống Viên tướng nhà Thanh bại trận trong chiến thắng Đống Đa 1789, do bà con Hoa kiều dựng lên, xây năm 1860, nay không còn gì ngoài mấy tấm bia gắn trên tường.
40 Đình Phúc Lộc 6 Lương Ngọc Quyến X Đình Xem phần đền Hương Tượng Hương Nghĩa Hương Bài.
41 Đền Nội Miếu 30 Hàng Giầy X Đền thờ Vọng Bạch Mã Linh Lang Kiến trúc thời Nguyễn.
42 Đình Phất Lộc 46 Phất Lộc X Đình thờ Nguyễn Trung Ngạn và cô ruột Nguyễn Trung Ngạn (cần xác định thêm) xây thời Gia Long Minh Mệnh, đình do họ Bùi quê ở Phất Lộc Thái Bình chuyển cư ra đây từ thế kỳ 18 xây dựng nên.
43 Đền Tiên Hạ 48 Phất Lộc X Đền Thờ Nguyễn Trung Ngạn (xem phần đền Hương Tượng Hương Bài) kiến trúc chữ "Công".
Tổng số

1

17

IV Phường Hàng Bạc

44 Đình Đại Lợi 50 Gia Ngư

X

Kiến trúc nghệ thuật không có gì nổi bật, thờ Cao Sơn.

Bạch Mã Linh Lang xem phần đền Bạch Mã. Cao Sơn là vị thần được gắn với thuyết cho rằng là 1 trong 3 vị thần núi cùng với Tản Viên và Quý Minh.

45 Đình Trung Yên (Đình Ngũ Hầu) 10 Trung Yên

X

Kiến trúc thời Nguyễn; Thờ vị quan đời Mạc (sự tích chưa rõ).
46 Đền Ngũ hầu 29 Hàng Bè

X

Xây đầu thế kỷ 19, kiến trúc đơn giản. Đền thờ Tướng quân Cao Tứ (em Cao Lỗ) một tướng tài thời An Dương Vương có công đánh giặc giữ nước, di tích còn tốt.
47 Đình Thọ Nam 22 Hàng Thùng

Thờ Tứ vị Hồng Nương tức Thành Cờn (Nghệ An); Thờ Liễu Hạnh và Tử Phủ. Đình còn tốt.
48 Di tích Cách mạng 16 Cầu Gỗ

X

Nơi đồng chí Trần Phú Nguyễn Thế Dục họp; Trong thời gian thảo luận cương chính trị, đồng chí Trần Phú thường đến ngôi nhà này trao đổi với đ/c Nguyễn Thế Dục về nội dung đề cương tài liệu quan trọng của Đảng.
49 Đình Nhiễm Thượng 16 Cầu Gỗ

X

Thờ nhân thần một viên quan đời Minh, thờ bản cảnh Thành hoàng; đình hiện nay chỉ còn hậu cung.
50 Di tích Cách mạng 37 Cầu Gỗ

X

Xây năm 1915 là cơ sở hoạt động Cách mạng của Đảng ta trong những năm 1929 1930; 1936 1939; 1945 1954, đã tạo điều kiện cho Đảng ta hoạt động.
51 Đền Nhiễm Hạ Số 1 Hàng Bạc

X

Vị thần thờ chưa rõ, kiến trúc thay đổi hoàn toàn, hiện nay không còn gì.
52 Đền Dũng Thọ 24 Hàng Bạc

X

Thờ chư vị thánh thần.
53 Đình Kim Ngân 42 Hàng Bạc

X

Thờ Tổ sư nghề đúc bạc Lưu Xuân Tín. người làng Châu Khê huyện Bình Giang, tỉnh Hải Hưng, Đình khá to, tương đối hoàn chỉnh, là một di tích cổ, nghệ thuật cuối Lê đầu Nguyễn.
54 Đình Trương Thị 50 Hàng Bạc

X

Xây năm 1811, kiến trúc có mặt chạm khắc đẹp, thờ ông Tổ trăm nghề và ông tổ nghề vàng bạc.
55 Đình Dũng Hãn 54 Hàng Bạc

X

Thờ thần Linh Lang Triều Lý, vị thần chính ở đền Thủ lệ (Ba đình) tức Thái tử Hoàng Chân chống quân Tống xâm lược đã được thần thánh hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn. Đổ nát gần hết.
56 Rạp Tố Như 74 Hàng Bạc

X

Đây là rạp Chuông Vàng. Ngày 711947, Trung đoàn Thủ đô và đội quyết tử quân đã ra đời tại đây ngày khăn đỏ quàng vai, đã làm lễ tuyên thệ hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ Thủ đô.
57 Trụ sở ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô 86 Hàng Bạc

X

Là trụ sở ban chỉ huy trung đoàn Thủ đô trong thời kỳ đầu chống thực dân Pháp với 60 ngày đêm chiến đấu quyết liệt.
58  Đền Hương Thượng 114 Hàng Bạc

X

Vị thần chưa rõ sự tích.
Tổng số

15

V Phường Hàng Đào

59 Đền Đồng Thuận 11 Hàng Cá

X

Xây năm 1908, kiến trúc kiểu "Chuôc vồ", còn nguyên vẹn, thờ dòng họ Nguyễn và Lý Tiến Lý Cẩm (thời Hùng Vương)
60 Đình Đồng Thuận 27 Hàng Cá

X

Thờ Lý Tiến, một anh hùng dân tộc dẹp giặc Ân thời Hùng Vương thứ VI cùng với Thánh Gióng, không rõ niên đại xây dựng, kiến trúc kiểu "Chồng Diêm".
61 Đình Đông Môn 8 Hàng Cân

X

Thờ Mẫu Thoải, vị thần trông nom về sông ngòi, kiến trúc chữ "Đinh" có từ thời Nguyễn.
62 Đền Xuân Yên 44 Hàng Cân

X

Xây thời Lê, Thờ Đức Thánh Lân Ngọc thủy tinh thứ 2 (chưa rõ sự tích); thờ Đức Thánh Trần và thờ ông tổ nghề Hàng Cân.
63 Đền Xuân Yên 6 Lương Văn Can

X

Kiến trúc thời Nguyễn; Thờ Phạm Ngũ Lão, Hà Thủy quân Nguyên, quân phu nhân (chưa rõ sự tích).
64 Trường Đông Kinh Nghĩa Thục 10 Hàng Đào

X

Trường đào tạo các nhà nho yêu nước. Ngôi trường do các nhà nho Lương Văn Can và Nguyễn Quyên sáng lập năm 1907 đã gây được một phong trào yêu nước chống Pháp đầu TK 20.
65 Đình Miếu Đồng Lạc 38 Hàng Đào

X

Kiến trúc thời Nguyễn, thờ Bạch Mã, Linh Lang, Cao Sơn. Hiện nay không còn gì.
66 Đình Hàng Đào 47, 49 Hàng Đào

X

Thờ Triệu Việt Vương; có thể là đình Bạch Bố Thị thờ Thần Long Đỗ Bạch Mã (xem phần đền Bạch Mã) hiện nay không còn gì, đã biến thành nhà ở.
67 Đình Hoa Lộc Thị 90A Hàng Đào

Xây năm 1706, Thờ Triệu Quang Phục, vị anh hùng chống quân xâm lược ở thế kỷ thứ VI; thờ Công chúa Phương Dung và ông Tổ sư nghề nhuộm. Đình cũng thờ Triệu Xương, viên đô hộ ở thế kỷ thứ IX.
68 Đình Diên Hưng 5 Hàng Ngang

X

Kiến trúc thời Nguyễn, vị thần thờ không rõ, đình của phường Diên Hưng cũ, nay chỉ còn lại 1 khám lớn bằng gỗ ở gác II.
69 Di tích Cách mạng 48 Hàng Ngang

X

Nơi viết bản tuyên ngôn độc lập. Sau khi Cách mạng Tháng tám thành công. Hồ chủ tịch từ Việt Bắc trở về Hà Nội và ở ngôi nhà này từ ngày 2581945. Tại đây, vẫn còn chiếc bàn Người đã dùng để viết bản tuyên ngôn độc lập lịch sử khai sinh cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 291945.
70 Đình Vĩnh Hạnh 19b Hàng Đường

X

Thờ Bản cảnh Thành Hoàng, nay chỉ còn lại một góc buồng nhỏ ở gác 3 số nhà 19 Hàng Đường.
71 Chùa Cầu Đông 38b Hàng Đường

X

Thờ Phật Thích ca và Chư Phật Kiến trúc "Nội công ngoại quốc" có nhiều hiện vật giá trị về lịch sử, tôn giáo... có liên quan tới di tích Bích Câu Đạo quán Phường Cát Linh (Ba Đình).
72 Đình Đức Môn 38b Hàng Đường

X

38b Hàng Đường
Tổng số

3

11

VI Phường Hàng Bồ

73 Đình Lò Rèn Số 1 Lò rèn

X

Thờ ông tổ nghề rèn ở Thăng Long thời Lý và Cao Sơn, Quý Minh thời Hùng Vương. Đình có giá trị nghiên cứu về nghề cổ truyền và lịch sử phố phường Hà Nội.
74 Đình Đông Thành 7 Hàng Vải

X

Thờ Trấn Võ, kiến trúc thời Nguyễn, không có gì đặc biệt.
75 Đình Tân Khai

44

Hàng Vải

1992

Xây năm 1832, kiến trúc thời Nguyễn, thờ thần Bạch Mã và thần sông Tô Lịch (hai vị Thành Hoàng kinh thành Thăng Long) và Thiết Lâm (thần rừng lim ở Hồ Tây). Long Đỗ (Bạch Mã) trong thành hoàng Thăng Long, Tô Lịch là thần sông Tô Lịch, con sông nhánh của sông Nhị chảy qua kinh thành Thăng Long, cửa sông ở khoảng chỗ chợ Gạo, nay đã bị lấp
76 Chùa Thái Cám 16A Hàng Gà

x
1992

Xây năm 1822, kiến trúc thời Nguyễn, còn khá nguyên vẹn, nhiều di vật quý, thờ Phật Thích Ca và Chư phật.
77 Đền Nhân Nội 84 Hàng Bồ

X

Thờ Thánh Trần, thờ Ngọc Lân Thủy Tinh công chúa và Hoàng long (chưa rõ sự tích, kiến trúc thời Nguyễn, không có gì đặc biệt).
78  Đình Nhân Nội 33 Bát Đàn

X

Thờ Bạch Mã (xem phần Đền Bạch Mã) không có gì nổi bật
Tổng số

2

4

VII Phường Hàng Gai

79 Đình Yên Thái 8 Ngõ Tạm Thương

X

Thờ Thái Phi Ỷ Lan đời Lý đã từng thay Vua trị nước một thời gian và có nhiều chính sách tiến bộ, bênh vực phụ nữ và nông dân.
80 Tú Đình Thị 2A Yên Thái

X

Xây vào cuối đời Nguyễn, đình còn tốt, là nơi thờ ông tổ nghề thuê Lê Công Hành.
81 Đình Phúc Hậu 2 Hàng Bông

X

Thờ thần Phúc Hậu ông tổ nghề tráng gương và cũng là vị thần giúp việc tìm trẻ lạc.
82 Đình Hà Vĩ 11 Hàng Hòm

X

Thờ Hùng Vương vị anh hùng dân tộc đã đuổi quân Lương, thu hồi thành Đại La thế kỷ thứ 9 và thờ ông tổ nghề sơn, xây giữa TK 19.
83 Đình Cổ Vũ Đông (Đình Hàng Ốc) 85 Hàng Gai

X

Kiến trúc kiểu thời Nguyễn Thờ Thần Bạch Mã Linh Lang.
84 Đền Tô Tịch 1 Tô Tịch

X

Kiến trúc thời Nguyễn Thờ Thành hoàng.
85 Đình Hàng Quạt 4 Hàng Quạt

X

Xây đời Nguyễn, kiến trúc kiểu chữ "Đình", thờ ông tổ nghề quạt họ Đào, có giá trị về tư liệu lịch sử, hiện đã cải tạo, không có gì cả.
86 Đền Thuận Mỹ (Đền Dâu) 64 Hàng Quạt
 

X

Xây vào TK 1718: Thờ vọng Vua Hùng, thờ Thánh mẫu Âu Cơ, hai chị em Tiên Dung. Di tích được bảo quản tốt, có giá trị văn hóa.
87 Đình Thuận Mỹ 74 Hàng Quạt

X

Xây TK 19 thờ ông tổ nghề sơn là Trần Lư, đã qua nhiều năm tu sửa, là 1 chứng tích quan trọng để nghiên cứu những vấn đề về kinh tế và sự phát triển thủ công nghiệp ở Thăng Long.
88 Đình Hàng Thiếc 2 Hàng Nón

X

Kiến trúc Nguyễn. Thờ tổ sư nghề Thiếc và thờ Thánh Hoàng.
89 Miếu Hai Cô 42 Hàng Nón

X

Thờ Hai Cô (chưa rõ sự tích)
90 Đình Yên Nội 44 Hàng Nón

X

Thờ bản cảnh Thành hoàng của thôn Yên Nội thuộc phường Cổ Vũ, và thờ Tiên Mẫu. Xây cuối thế kỷ 19. Hiện đã biến dạng.
91 Đình Đông Hà 46 Hàng Gai

X

Thờ Quý Minh (xem phần Đình Đại Lợi) và công chúa Tuyên Linh (chưa rõ sự tích) đồng thời thờ Đức Thánh Tản Viên, đình bị đổ nát từ năm 1946
92 Nơi ở và làm việc của đ/c Đỗ Ngọc Du 45 Hàng Thiếc

X

Đây là nơi ở và làm việc của đ/c Đỗ Ngọc Du, một trong những người thành lập nhóm cộng sản đầu tiên. Khi Đông dương cộng sản Đảng ra đời, đ/c là Bí thư xứ ủy Bắc Kỳ. Sau ngày hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) đ/c trực tiếp là Bí thư thành ủy đầu tiên của Hà Nội đến tháng 4/1930.
93 Tổng công hội Bắc Kỳ 15 Hàng Nón

X

Ngày 28/7/1929, đ/c Nguyễn Đức Cảnh đã triệu tập Đại hội đại biểu công nhân Bắc Kỳ tại ngôi nhà này, lúc ấy là hiệu thuốc lào Thuận Mỹ để thành lập Tổng công hội, xuất bản 2 tờ báo bí mật "Lao động và Công hội đỏ", nhằm động viên công nhận đấu tranh. Nơi đây còn là điểm liên lạc của ban thường vụ Trung ương với các xứ ủy Trung và Nam kỳ. Xây cuối TK 19 đầu TK20.
Tổng số

1

14

VIII Phường Hàng Bông

94 Đền Tam Khánh 66 Hàng Bông

X

Xây cuối TK 19 thờ Trần Triều và 3 vị thánh: Văn Xương (vị sao trông nom về văn học); Quan Vũ (coi việc võ); Lã Tổ (coi nghề thuốc). Đền đã bị hủy hoại, nay chỉ còn sót lại tấm bia.
95 Đình Lương Ngọc 68A Hàng Bông

X

Kiến trúc thời, thờ Bản thổ thành hoàng. Đình không có gì nổi bật.
96 Đình Kim Hội 95 Hàng Bông

X

Thờ Trần Hưng Đạo (Đức Thánh Trần); Đình bị phá hết.
97 Đình và Đền Thiên Tiên 120 Hàng Bông

X

Xây cách đây 200 năm, thờ Lý Thường Kiệt, vị anh hùng dân tộc chống quân Tống xâm lược TK 11; Đền thờ Liễu Hạnh.
98 Đền Vọng Tiên 120b Hàng Bông

X

Xây thờ Gia Long, kiến trúc chữ "Tam" có nghệ thuật kiến trúc độc đáo, di tích được gắn với lầu Vọng Tiên, hay còn gọi là "Vọng Tiên Quán". Kiến trúc khá nguyên vẹn, có nhiều giá trị nghệ thuật.
99 Đình Đông Mỹ 127 Hàng Bông

X

Thờ Thái úy Quốc công (chưa rõ sự tích) hiện nay đình đã biến thành nhà ở.
100 Đền Hội Vũ 2 Ngõ Hội Vũ

X

Xây đời Thành Thái thứ 4, kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Thờ Công chúa Mai Hoa.
101 Trường tư thục Thăng Long 20 Ngõ Trạm

X

Là một trong những trung tâm vận động thành lập mặt trận dân chủ Đông dương ở Hà Nội, nơi tuyên truyền vận động giác ngộ tư tưởng Cách mạng cho học sinh.
Tổng số

8

IX Phường Cửa Đông

102 Đền Hỏa Thần 30 Hàng Điếu

X
1996

Xây năm 1838, kiến trúc chữ "Công" thờ Hỏa Thần "Ngũ Hiền Hoa Quang Đại đế".
103 Chùa Kim Cổ 73 Đường Thành

X
1996

Thờ Phật và thờ Thái phi Ỷ Lan; di tích có liên quan đến đình Yên Thái số 8 Ngõ Tạm Thượng.
104 Đình Yên Nội (An Nội) 33 Hà Trung

X

Xây năm 1931 không có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, thờ Thành Hoàng và Từ Đạo Hạnh.
105 Đình Vũ Du 42 Hàng Da

X

Xây khoảng năm 1930 thờ Lê Công Hành (ông tổ nghề thuê), nay không có dấu vết gì của ngôi đình, chỉ còn góc nhỏ thờ trên gác 2.
106 Trụ sở báo Bạn Dân 6A Đường Thành

X

Di tích cách mạng năm 1937.
107 Trụ sở Báo Thế Giới 11 Nguyễn Quang Bích

X

Di tích cách mạng năm 1937.
108 Trụ sở báo Letravail 28 Nguyễn Văn Tố

X

Di tích cách mạng năm 1936 1937.
109 Đông dương Đại hội Bắc Kỳ 32 Hàng Da

X

Di tích cách mạng năm 1936.
110

Tổng số

2

7

X Phường Lý Thái Tổ

111 Đình Đền Trang Lâu 77 Nguyễn Hữu Huân

X

Thờ ông tổ nghề mộc; Thành hoàng bản thổ và thờ Liễu Hạnh. Nay một nửa đã trở thành nhà ở.
112 Đình Đông Yên 94, 96 Nguyễn Hữu Huân

X

Hiện nay đã trở thành nhà ở.
113 Đình Mỹ Lộc 45 Nguyễn Hữu Huân

X

Đình thờ Nguyễn Trung Ngạn (xem phần đền Hương Tượng) nay đã trở thành nhà ở.
114 Đình Thanh Yên 14A Ngõ Ng.Hữu Huân

X

Thờ 2 vị tiến sĩ họ Vũ và họ Nguyễn (chưa rõ sự tích).
115 Đền Hoàng Kim 148 Trần Nhật Duật

X

Thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng chống quân Nguyên xâm lược TK13. Hiện đã trở thành nhà ở.
116 Đền Cây Xanh (Cây Si) 158 Trần Quang Khải

X

Thờ Chư vị (xem phần đình Tam Phủ 52 Hàng Cót) và thờ Tứ Vị Hồng Nương (xem đình Nghĩa Lập, Thọ Nam).
117 Di tích cách mạng 41 Nguyễn Hữu Huân

X

Tổ chức ái hữu thợ mộc.
118 Di tích cách mạng 17 Nguyễn Hữu Huân

X

Đây là cơ sở hoạt động cách mạng của đảng cộng sản đông dương thời kỳ 1936 1945. Đ/c Trường Chinh sau khi thoát khỏi nhà thợ mộc Hà Nội và là trạm liên lạc của các chiến sĩ cộng sản vừa thoát khỏi nhà tù đế quốc.
119 Đình Cổ Tân 166 Trần Quang Khải

X

Thờ Bạch mã (xem phần định Bạch Mã) và Bùi Đại Liệu tướng quân (chưa rõ sự tích).
120 Chùa Phúc Long 168 Trần Quang Khải

X

Thờ Phật, chùa nhỏ, kiến trúc thời Nguyễn. Chùa có 3 pho tượng lớn bằng đồng thau.
Tổng số

11

Ban hành quy chế quản lý Quy hoạch - Kiến trúc khu phố cổ Hà Nội (1)

Ban hành quy chế quản lý Quy hoạch - Kiến trúc khu phố cổ Hà Nội (2)

Danh sách các công trình di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong Khu phố Cổ

Danh sách các công trình nhà ở trong khu Phố Cổ Hà Nội có giá trị cần được bảo tồn, tôn tạo

Phụ lục: Các công trình di tích trong khu phố cổ Hà Nội
 
Khu Phố cổ Hà Nội còn gọi là khu “36 phố phường” là một trong những yếu tố lịch sử quan trọng của quá trình hình thành và phát triển Thăng long - Hà Nội. Đây là nơi còn lưu trữ giá lịch sử , văn hoá và phong cách sống, và nay là biểu tượng đặc trưng cho đô thị Hà Hội truyền thống.
Giá trị lịch sử, văn hoá của khu Phố cổ Hà nội được thể hiện, đánh dấu bằng hệ thống kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng và những công trình lịch sử cách mạng.

Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, Khu phố cổ Hà Nội đã bị thay đổi nhiều, ô nhiễm về môi trường sống và quá tải về dân cư và cũng không tránh khỏi là các công trình tôn giáo tín ngưỡng cũng như các công trình di tích lịch sử cách mạng bị ảnh hưởng mạnh mẽ đó là việc sử dụng các công trình di tích do thiếu diện tích ở làm cho kết cấu, kiến trúc cũng như chức năng sử dụng bị biến đổi và xuống cấp trầm trọng, có thể phân chia các di tích tôn giáo tín ngưỡng thành các loại hình: đình, đền, chùa, miếu, quán, nhà thờ họ, hội quán và di tích lịch sử cách mạng.


Phân loại hệ thống di tích kiến trúc tôn giáo, di tích lịch sử cách mạng:

1. Đình:

Khu phố cổ Hà Nội là nơi thu hút nhiều thợ thủ công ở các vùng xung quanh về làm ăn, buôn bán. Một tập hợp dân cư cùng quê, có khi chỉ vài nhà cũng dựng lên một ngôi đình làm nơi sinh hoạt cộng đồng và thờ phụng vị thần chung. Do vậy loại hình đình có số lượng nhiều hơn cả.

Quy hoạch mặt bằng kiến trúc các đình ở khu phố cổ Hà Nội khá đa dạng. Dựa vào mặt bằng kiến trúc, có thể nhận ra 3 loại bố cục mặt bằng: Loại mặt bằng hình chữ công, loại mặt bằng hình chữ nhị và loại mặt bằng kiểu nhà hình ống.

Các ngôi đình đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng: đình Thanh Hà (10Ngõ Gạch), đình Yên Thái (8 ngõ Tạm Thương), đình Tú Thị (2Angõ Yên Thái), đình Thái Cam (44 Hàng Vải), đình Đức Môn (38 B Hàng Đường), đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào). Một số di tích đang hoàn chỉnh hồ sơ như đình Lò Rèn, đình Trung Yên, Đình Kim Ngân, đình Trương Thị...

2. Các công trình tôn giáo thờ tổ nghề :

Nếu kể cả các ngôi đình đã biến dạng thì các ngôi đình tổ nghề phản ánh được hầu hết các nghề thủ công truyền thống trên đất Thăng Long xưa. Bởi khi lập nghiệp ở Thăng Long, mỗi nghề thủ công đều tập trung ở một khu vực nhất định và tạo nên những phường hoặc phố nghề. Khi cuộc sống của họ đã ổn định, điều kiện kinh tế cho phép, họ đã cho dựng các ngôi đình chung để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tôn vinh các vị tổ nghề. Ra đời trong xã hội quân chủ Nho giáo, truyền thuyết về các vị tổ nghề bị lồng vào tư tưởng vọng ngoại, hướng về nguồn gốc Trung Hoa của tầng lớp nho sĩ đương thời. Chuyện kể về họ thật phong phú, có khi là những người thợ, có khi được đúc kết lại ở một khuôn mẫu chung nhất định rồi cải biên lại theo phù hợp với từng nghề. Hầu như tất cả được xây dựng với một mô tuýp đồng dạng: Đó là những người tài giỏi, có dịp đi sứ hoặc đi thăm Trung Quốc, dùng mẹo mực, kỹ năng kỹ xảo đưa về phổ biến cho quê mình. Thủ đô Hà Nội là nơi xuất hiện những ngôi đình thờ tổ nghề sớm nhất và nhiều nhất:

Đình Kim Ngân thờ tổ sư nghề kim hoàn.
Đình Trương Thị thờ tổ sư nghề kim hoàn
Đình Lò Rèn thờ tổ sư nghề rèn.
Đình Hài Tượng thờ tổ sư nghề giày.
Đình Hàng Quạt (Xuân Phiến Thị) thờ tổ sư nghề quạt.
Đình Thuận Mỹ, đình Hà Vĩ thờ tổ sư nghề sơn.
Đình  Hoa Lộc Thị thờ tổ sư nghề nhuộm.
Đình Tú Thị thờ tổ sư nghề thêu.
Đình Kiếm Hồ thờ tổ sư nghề vôi.
Đình Tranh Lâu thờ tổ sư  nghề mộc.
Đình Nhị Khê thờ tổ sư nghề tiện.
Đình Phúc Hậu thờ tổ sư nghề gương.
Đình Hàng Thiếc thờ tổ sư nghề thiếc.
 
3. Đền:

Trong khu phố cổ hiện có trên 20 ngôi đền phân bố rải rác trong khu vực nhưng tập trung hơn cả vẫn ở các phố, phường phía Đông.

Quy hoạch mặt bằng kiến trúc có 3 loại: Loại 1 gồm nhiều nếp nhà song song xếp liên tiếp theo chiều sâu, tiêu biểu là đền Bạch Mã; Loại 2 gồm 3 nếp nhà tạo thành hình chữ công, điển hình là đền Hoả Thần và Loại 3 là đền có 1 nhà chính và một phần "Hậu cung" nhô ra ở phía sau tạo thành bình đồ hình chữ đinh, tiêu biểu là đền Hương Nghĩa. Loại 3 có qui mô nhỏ, niên đại xây dựng muộn hơn so với loại 1 và 2.

Các ngôi đền đã được Bộ Văn hoá thông tin công nhận là đền Hoả Thần (30 phố Hàng Điếu), đền Bạch Mã (76 phố Hàng Buồm). Một số di tích đang được nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị công nhận cấp Quốc gia như đền Hương Nghĩa, đền Hương Tượng,...

4. Chùa:

Trong khu phố cổ Hà Nội thống kê được 6 chùa, phân bố chủ yếu ở phía Tây của Khu phố cổ.

Quy hoạch mặt bằng kiến trúc chùa ở đây có 4 loại:  Loại 1: Chùa chính hình chữ công, bốn phía trước sau là những lớp kiến trúc tam quan, nhà mẫu, hành lang bao quanh thành kiểu nội công ngoại quốc. Loại mặt bằng này có quy mô kiến trúc lớn trên khu đất rộng. Đó là  chùa Cầu Đông (38b Hàng Đường). Loại 2: Gồm nhiều nếp nhà kế tiếp nhau theo chiều sâu, đó là chùa Vĩnh Trù (59 Hàng Lược). Loại 3: Kiến trúc đơn giản chỉ một toà nhỏ thờ phật tạo mặt chữ "nhất". Loại mặt bằng này có qui mô kiến trúc nhỏ, là chùa Kim Cổ (73 Đường Thành). Loại 4:  mặt bằng chữ đinh, đó là chùa Thái Cam, chùa Nghĩa Lập và chùa Pháp Bảo Tạng.

5. Quán:

Trong phố cổ Hà Nội có 1 quán duy nhất là quán Huyền Thiên, ở 54 phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân. Thời Lê, quán thuộc đất thôn Huyền Thiên, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Thời Pháp thuộc, do  phố này tập trung bán các loại khoai nên được gọi là "Rue des Tubercules" (phố các loại củ). Sau năm 1954, tên phố Hàng Khoai được gọi đến hiện nay.


(Tuy vậy cũng có ý kiến cho rằng khu vực Phố cổ Hà Nội có hai quán là Đồng Thiên Quán và Huyền Thiên Cổ Quán. Đông Thiên Quán (nay là khu vực ngõ Tạm Thương - An Thái) có người cho đó là ngôi đình Yên Thái (8 Tạm Thương), có người cho là ngôi chùa Kim Cổ ở 73 Đường Thành.
Quán Huyền Thiên (54 Hàng Khoai) có mặt sớm trên đất Thăng Long . Quán thờ Huyền Thiên Trấn Vũ- một nhân vật trong thần điện của đạo lão vào nước ta từ sớm. Trong quy hoạch đô thị cổ thì đây là vị thần trấn ở phía Bắc. Huyền Thiên là một quán nổi tiếng và cổ nhất kinh thành Thăng Long.)

6. Hội Quán:

Trong khu phố cổ Hà Nội hiện còn 2 hội quán: Hội quán Quảng Đông (22 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm) và Hội quán Phúc Kiến (40 Lãn Ông, phường Hàng Bồ). Hội quán thường gặp trong các khu phố cư trú của người Hoa, là sản phẩm của sinh hoạt cộng động của những người cùng quê.

Hội quán thường là một công trình kiến trúc có qui mô lớn gồm cổng lớn ở phía trước, tiếp đến là một khoảng sân rộng, sau đó là phương đình, nơi diễn ra các nghi lễ, rồi đến chính tẩm - lớn nhất trong tổng thể kiến trúc Hội quán.

Kết cấu khung gỗ và bộ mái của Hội quán thay đổi theo thời gian nhưng thường khá ổn định ở tường gạch chịu lực và ngói lợp. Khung gỗ được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Mái được trang trí đắp nổi hình động vật hoặc ghép những mảnh sứ tráng men nhiều mầu.


Hội quán Phúc Kiến (40- Lãn Ông) được lập do cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến sinh sống và làm ăn buôn bán ở Thăng Long. Cộng đồng này định cư và hưng thịnh quanh khu vực Lãn Ông là khu vực thuộc Hoàng Thành của Thăng Long thời Lê bị nhà Nguyễn phá để xây dựng thành Hà Nội có quy mô nhỏ hơn trước. Hội quán được dựng lên để thờ Thiên Hậu - một trong những vị thần quan trọng thần điện của người Trung Quốc. Thiên Hậu cũng gọi là Thiên Thượng thánh mẫu, việc thờ phụng nữ thần này có nguồn gốc từ Phúc Kiến vào cuối thế kỷ XI và lan đi khắp Trung Quốc trong thế kỷ sau đó (xem phụ lục 7).

Hội quán Quảng Đông (22- Hàng Buồm) thờ Quan Vân Trường - đây là nhân vật nổi tiếng về trung nghĩa sống ở thời Tam quốc. Đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ca ngợi: “Vừng hồng sáng mãi dạ Quan Công”. Cộng đồng người Quảng Đông được triều đình Lê - Trịnh cho định cư ở phường Hà Khẩu sau khi nhà Thanh ở Mãn Châu thôn tính nhà Minh ở Trung nguyên.

7.  Nhà thờ họ

Trong phố cổ Hà Nội hiện nay, chúng tôi mới chỉ thống kê được vài nhà thờ họ. Loại hình di tích này không có nhiều.

Nhà thờ họ thường có hai loại mặt bằng: Loại 1: Giống kiểu nhà ống với nhiều nếp nhà thấp kế tiếp nhau qua khoảng sân hẹp. Loại nhà thờ họ này vốn trước là nhà ở, di tích cư trú chuyển thành nhà thờ chung của dòng họ.


9. Miếu:

Miếu là nơi thờ thần và Thành hoàng. Hiện nay trong khu vực Phố cổ Hà Nội hầu như không còn tồn tại miếu thờ.


10. Di tích cách mạng kháng chiến :

Chia làm 3 thời kỳ :

- Thời trước cách mạng (trước 1930) : Bao gồm một số điạ điểm cơ sở nuôi giấu cán bộ trong thời kỳ hoạt động bí mật.

- Thời kỳ từ 1930 đến 1945 : Bao gồm trụ sở một số báo như Tin Lành, báo Lao Động, báo Nhân Dân, báo Tin Tức, trong đó trụ sở báo Tin Tức - 105 (Phùng Hưng) đã được xếp hạng; Một số cơ sở nuôi giấu cán bộ và đặc biệt là ngôi nhà 48 Hàng Ngang - nơi Bác Hồ viết bản Tuyên Ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam (hồ sơ di tích cách mạng kháng chiến 105 Phùng Hưng , 48 Hàng Ngang) ( đã được xếp hạng ).

- Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) : Nhiều địa chỉ di tích trong giai đoạn này. Khu vực Phố cổ cũng là mặt trận chủ yếu của Liên khu I trong thời kỳ chống Pháp. Đó là ngôi nhà 86 Hàng Bạc - trụ sở của Trung đoàn Thủ Đô, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da ... và cả những đình, chùa trong khu vực này cũng được dùng làm trụ sở cho kháng chiến như chùa Cầu Đông,  chùa Vĩnh Trù, quán Huyền Thiên ... Một số phần thuộc liên khu II, với nhiều địa điểm kháng chiến đáng ghi nhớ như trụ sở Bộ quốc phòng, trụ sở nữ tự vệ chiến đấu Thành Hoàng Diệu.

11. Di tích kiến trúc thành luỹ:

Duy nhất có một - đó là Ô Quan Chưởng ( đã được xếp hạng ).


Trong số các di tích kiến trúc tôn giáo hiện còn, có tới gần tới 80% di tích có hiện tượng vi phạm trong đó bao gồm cả những di tích đã được xếp hạng, gần 70% di tích xuống cấp, cần tu sửa tôn tạo. Một số di tích có hiện trạng bảo quản khá tốt như đền Bạch Mã, đình Yên Thái, nhà 48 Hàng Ngang, số còn lại ở trong tình trạng xuống cấp . Hiện trạng phổ biến là sự chiếm dụng đất hoặc kiến trúc chính của di tích để ở. Di tích có hiện trạng vi phạm nặng là đình Kim Ngân (36 hộ), quán Huyền Thiên (14 hộ), chùa Vĩnh Trù (6 hộ), chùa Thái Cam (4 hộ), nhà 105 Phùng Hưng (6 hộ), chùa Cầu Đông (đã giải toả 2 hộ). Các hộ dân ở đây hoặc có hợp đồng nhà với Xí nghiệp kinh doanh nhà Hoàn Kiếm, hoặc là do người trụ trì đưa vào để ở từ trước. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng bổ sung thêm một số công trình di tích tôn giáo tín ngưỡng, di tích lịch sử cách mạng.

Danh dách các công trình di tích lịch sử văn hóa tôn giáo tín ngưỡng,di tích lịch sử cách mạng


Bao gồm 128 công trình (trong đó có 15 công trình đã được xếp hạng) bao gồm các loại hình: đình, đền, chùa, miếu, quán, nhà thờ họ, hội quán, di tích lịch sử cách mạng. Nguồn tư liệu như sau :

- Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội.

- Phòng Văn hoá Thông tin quận Hoàn Kiếm (danh mục di tích quận Hoàn Kiếm)

- Danh sách các công trình Di tích lịch sử văn hoá tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố cổ đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận (ban hành kèm theo Quyết định số 45/ 1999/QĐ-UB ngày 04/6/1999 của UBND thành phố Hà Nội).

Từ báo chí, thông tin từ người dân, tại các công trình di tích (bia, văn bản…).

Biên tập: 36phophuong.vn ;  Nhà tài trợ: Nhà Hàng Bia Hơi 1b Bắc Sơn  

Bình luận của bạn

Tin khác