Triển khai các nhiệm vụ về quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm
Ngày 11/3/2025, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 118/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại cuộc họp triển khai các nhiệm vụ về quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố thống nhất kết luận, chỉ đạo như sau:
1. Giao Sở Tài chính:
Khẩn trương tham mưu, đề xuất thành lập Tổ công tác của Thành phố, quy chế hoạt động của Tổ công tác Thành phố và thành lập Nhóm giúp việc cho Tổ công tác để triển khai thực hiện các nhiệm vụ về quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm, báo cáo UBND Thành phố trong ngày 11/3/2025.
Tham mưu, dự thảo văn bản của Đảng uỷ UBND Thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương triển khai dự án đầu tư xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt tại khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 13/3/2025.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường: Rà soát, hệ thống, cung cấp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 của khu vực cho UBND quận Hoàn Kiếm, Viện Quy hoạch xây dựng trước ngày 10/3/2025 để phục vụ công tác lập quy hoạch Tổng mặt bằng, phương án kiến trúc; cung cấp thông tin, hồ sơ địa chính cho UBND quận Hoàn Kiếm để phục vụ công tác kiểm đếm, lập phương án đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng; tham mưu, đề xuất UBND Thành phố về việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất,… phục vụ triển khai dự án.
3. Về công tác quy hoạch: Thống nhất với đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc triển khai song song các đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H1-1B (Khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận), tỷ lệ 1/2000 và Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 (Quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn), Phương án kiến trúc khu đất phía Đông hồ Hoàn Kiếm; Việc lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 188/2025/QH15 ngày 19/02/2025 của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (Khu vực nghiên cứu thuộc Khu vực TOD nhà ga C9 - tuyến đường sắt đô thị số 2, giai đoạn 1 (2.1) Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo).
Về quy trình, thủ tục: Giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẩn trương tham mưu, đề xuất UBND Thành phố giao UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lập Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H1-1B (Khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận), tỷ lệ 1/2000, Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 (Quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn) và Phương án kiến trúc; giao Viện Quy hoạch xây dựng là đơn vị tư vấn lập điều chỉnh Quy hoạch phân khu đô thị, Quy hoạch tổng mặt bằng, trước ngày 15/3/2025.
Về phương án kiến trúc:
Nghiên cứu phương án kiến trúc tại khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm theo hướng trở thành khu quảng trường - công viên đặc biệt; trong đó cần điều tra, khảo sát kỹ các công trình kiến trúc có giá trị, cần bảo tồn (công trình kiến trúc Pháp tại Sở Văn hóa và Thể thao, Viện Văn học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam…), các công trình biểu tượng, di tích (di tích lịch sử cách mạng Bác Hồ thăm nhà Đèn, …) để có phương án bảo tồn, đề xuất chức năng sử dụng phù hợp, hài hòa trong không gian kiến trúc cảnh quan khu vực.
Nghiên cứu quy hoạch, tổ chức không gian ngầm tại khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm (khoảng 03 tầng hầm), kết nối không gian ngầm nhà ga C9 - tuyến đường sắt đô thị số 2, giai đoạn 1 (2.1) Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, có giải pháp kỹ thuật phù hợp đối với các công trình bảo tồn trong quá trình thi công tầng hầm; đề xuất chức năng sử dụng đối với không gian ngầm để đảm bảo hiệu quả sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân (nên nghiên cứu đề xuất sử dụng đa chức năng: công cộng, văn hóa, dịch vụ, thương mại, hạ tầng….).
Sau khi hoàn chỉnh phương án kiến trúc, giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lấy ý kiến tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định (tổ chức lấy ý kiến 01 lần cho cả 3 đồ án, phương án).
4. Về triển khai Dự án đầu tư: Sau khi Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H1-1B (Khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận), tỷ lệ 1/2000 và Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm được duyệt, giao Sở Tài chính: Căn cứ quy định của Luật Đầu tư công sửa đổi ngày 29/11/2024, Nghị quyết số 188/2025/QH15 ngày 19/02/2025 của Quốc hội, khẩn trương tham mưu, đề xuất UBND Thành phố việc tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập, đáp ứng yêu cầu tiến độ của dự án đầu tư trọng điểm đặc biệt của Thành phố (Khu vực TOD nhà ga C9 - tuyến đường sắt đô thị số 2, giai đoạn 1 (2.1) Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo).
Khẩn trương tham mưu, đề xuất UBND Thành phố quyết định chủ trương về Dự án đầu tư xây dựng quảng trường - công viên (nghiên cứu theo hướng tách thành 02 phân kỳ: phân kỳ 1: đầu tư xây dựng phần nổi của quảng trường - công viên theo hình thức đầu tư công; phân kỳ 2: đầu tư xây dựng công trình ngầm dưới quảng trường - công viên cùng với công trình ngầm nhà ga C9 - tuyến đường sắt đô thị số 2, giai đoạn 1 (2.1) Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo, theo mô hình TOD).
5. Về cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí tạm cư cho các tổ chức, hộ gia đình trong phạm vi dự án đầu tư:
Đối với Trụ sở Sở Văn hóa và Thể thao, Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Chi cục dân số Hà Nội, Hội người mù Hà Nội: Giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Môi trường rà soát quỹ nhà, đất Thành phố quản lý và căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để đề xuất địa điểm làm trụ sở mới cho các đơn vị theo quy định.
Đối với các hộ dân nằm trong khu vực dự án:
Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu, tham mưu, đề xuất UBND Thành phố áp dụng cơ chế, chính sách đền bù cao nhất cho người dân, bố trí tái định cư bằng đất (tại huyện Đông Anh) đối với những trường hợp đủ điều kiện được bồi thường về đất ở.
Giao Sở Xây dựng nghiên cứu, rà soát, đề xuất bố trí nhà tạm cư cho các hộ dân (trong thời gian chờ giao đất tái định cư) và bán nhà tái định cư cho các trường hợp không đủ điều kiện được tái định cư bằng đất để ổn định cuộc sống khi thực hiện giải phóng mặt bằng.
Đối với Khu vực Trụ sở Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Khách sạn Điện lực:
Giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc nghiên cứu, đề xuất vị trí làm trụ sở mới cho các đơn vị (tại Khu vực Trụ sở các Tổng Công ty - Khu Đô thị mới Cầu Giấy);
Giao Văn phòng UBND Thành phố phối hợp với Sở Công Thương bố trí buổi làm việc của Lãnh đạo UBND Thành phố với Lãnh đạo các Tổng Công ty, đơn vị để thống nhất kế hoạch và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, trước ngày 15/3/2025. Đối với Trụ sở Tiếp công dân Thành phố: Giao Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Văn phòng UBND Thành phố nghiên cứu, đề xuất bố trí địa điểm mới làm Trụ sở Tiếp công dân Thành phố, đảm bảo khang trang, thuận lợi cho công tác tiếp công dân, trước khi di chuyển, báo cáo trước ngày 15/3/2025. Đối với Trụ sở Điện lực Hoàn Kiếm, trụ sở Văn phòng Kho bạc Nhà nước: Giao UBND quận Hoàn Kiếm rà soát quỹ đất tại quận, bố trí vị trí phù hợp hoặc báo cáo, đề xuất UBND Thành phố xem xét, quyết định, trước ngày 25/3/2025. Đối với quỹ đất dự kiến bố trí tái định cư cho Dự án (và một số dự án trọng điểm của Thành phố) tại huyện Đông Anh:
6. Đối với quỹ đất dự kiến bố trí tái định cư cho Dự án (và một số dự án trọng điểm của Thành phố) tại huyện Đông Anh: Giao UBND huyện Đông Anh khẩn trương rà soát, báo cáo UBND Thành phố về quỹ đất khoảng 100ha để phục vụ công tác tái định cư cho các dự án trọng điểm của Thành phố.... Nguồn: Thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (Ngày 11/3/2025)
Quá trình thực hiện và thông tin báo chí
Cải tạo, chỉnh trang quanh hồ Hoàn Kiếm
Trước đó dự án đầu tư xây dựng cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh giáp hồ Hoàn Kiếm đã hoàn thành bao gồm:
– Dự án “Cải tạo nâng cấp hè, đường dạo, thoát nước vườn hoa và duy tu phần kè hồ hỏng xung quanh hồ Hoàn Kiếm”;
– Dự án “Chiếu sáng khu vực hồ Hoàn Kiếm”;
– Dự án “Thiết kế cảnh quan xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm”.
Quy hoạch, cải tạo khu vực phía Đông và phía Bắc hồ Hoàn Kiếm
Ý kiến chỉ đạo của TP Hà Nội:
Ngày 11/3/2025 Về công tác quy hoạch: Thống nhất với đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc triển khai song song các đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H1-1B (Khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận), tỷ lệ 1/2000 và Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 (Quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn), Phương án kiến trúc khu đất phía Đông hồ Hoàn Kiếm..... Xem Thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (Ngày 11/3/2025)
Chánh Văn phòng UBND TP.Hà Nội Trương Việt Dũng mới đây đã ký ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh về chủ trương quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm (Q.Hoàn Kiếm).
Ông Trần Sỹ Thanh phân công Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn chỉ đạo cụ thể, quyết định thành lập tổ công tác để triển khai các nội dung, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch; thực hiện dự án đầu tư không gian công cộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm.
Ông Tuấn cũng được giao chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, đề xuất địa điểm thay thế, tái định cư, tạm cư; xây dựng phương án, giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, người dân tại khu vực bị ảnh hưởng... xem thanhnien.vn ( 04/03/2025 )
Thông tin báo chí:
06/03/2025 Táo bạo, phù hợp yêu cầu thực tiễn ( hanoimoi.vn ) | 06/03/2025 Hà Nội: Cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm, hướng đến lợi ích người dân ( hanoimoi.vn ) | 07/03/2025 "Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền ( laodongthudo.vn ) |
"Hàm Cá Mập", anh là ai, anh đứng có đúng chỗ không?
Tòa nhà Hàm Cá Mập (còn gọi là Tòa nhà trung tâm thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng hay toà nhà City View) là một công trình trung tâm thương mại được xây dựng trên nền Nhà xe điện cũ với hướng nhìn ra Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và có tầm nhìn bao quát trọn vẹn hồ Hoàn Kiếm. Công trình này do kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn thiết kế, được khởi công đầu thập niên 1990 và hoàn thành vào năm 1993. Dù nhận không ít ý kiến trái chiều từ giới chuyên gia quy hoạch đô thị vào thời điểm mới khai trương, tòa nhà Hàm Cá Mập ngày nay vẫn trở thành một điểm nhấn kiến trúc quan trọng ở khu vực quận Hoàn Kiếm, đồng thời là một trong những địa điểm có lượt ghé thăm nhiều nhất Hà Nội.
... Nguồn
Tổng hợp kiến đồng tình phá "Hàm Cá Mập" trên báo chí
Ngày 11/3/2025, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 118/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại cuộc họp triển khai các nhiệm vụ về quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm... Xem
Trong thông báo này chưa có quảng trường phía Bắc và mục phá nhà "Hàm Cá Mập",
Bắt đầu xuất hiện thông báo trên báo chí
"Việc mở rộng không gian Hồ Hoàn Kiếm để tạo sự liên kết với các khu vực xung quanh là vấn đề đặt ra từ nhiều năm nay, song cũng chưa có một giải pháp mang tính đột phá để thực hiện chủ trương này. Mới đây, vấn đề này tiếp tục được đưa ra bàn thảo khi UBND TP Hà Nội cho biết sẽ phá bỏ tòa nhà Hàm cá mập, cải tạo Quảng trường Đông Kinh – Nghĩa Thục và di dời một số trụ sở cơ quan để làm công viên, mở rộng không gian công cộng khu vực phía Đông của Hồ Hoàn Kiếm".
12/03/2025 Cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm hướng đến lợi ích người dân ( antv.gov.vn ) | 6/3/2025 'Hàm cá mập' chỉ là một tòa nhà nhìn quen mắt ( vnexpress.net) 06/03/2025 Đã đến lúc phá bỏ tòa nhà Hàm cá mập cạnh hồ Hoàn Kiếm ( laodong.vn ) | 07/03/2025 Sau "Hàm cá mập", Hà Nội có nên phá dỡ các công trình khác xung quanh hồ Hoàn Kiếm? danviet.vn | 08/03/2025 Phá bỏ 'Hàm Cá Mập', Hồ Gươm sẽ lột xác như thế nào? | 09/03/202 Mở rộng không gian hồ Gươm ( thanhnien.vn ) | 10/03/2025 Vì sao Hà Nội quyết phá bỏ tòa "Hàm cá mập" và xây công viên sát hồ Gươm? ( dantri.com.vn ) | 8/3/2025 'Hàm cá mập' - công trình gây tranh cãi hơn 30 năm ( vnexpress.net ) |
Đơn vị nào đề xuất phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập"? ( dantri.com.vn) | Hà Nội chủ trương di dời 11 trụ sở cơ quan bên Hồ Gươm, phá bỏ tòa nhà "Hàm Cá mập", chuyên gia, nhà quản lý nói gì? ( cafef.vn ) | KTS Vương Đạo Hoàng: Dỡ bỏ tòa nhà Hàm cá mập - cú “điểm huyệt” đả thông không gian đô thị xung quanh Hồ Gươm ( baoxaydung.com.vn ) | 'Hàm cá mập' cạnh Hồ Gươm ( vnexpress.net ) | Hình ảnh tòa nhà Hàm cá mập, công trình từng gây tranh cãi, nay Hà Nội sắp đập bỏ ( tuoitre.vn ) | Ngầm hóa tòa nhà Hàm cá mập để giữ trọn không gian Hồ Gươm ( laodong.vn ) | Người dân đồng tình bỏ nhà “Hàm cá mập”, mở rộng quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ( vov.vn ) | Tòa nhà "Hàm cá mập" bên Hồ Gươm sắp “chia tay” phố cổ ( nhandan.vn ) | Phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập” sẽ mang lại cho Hồ Gươm diện mạo mới ( vov.vn ) | Hạ giải tòa nhà Hàm cá mập, tạo quảng trường giao thông rộng 12.000m2 ( anninhthudo.vn ) | Đập bỏ tòa nhà 'hàm cá mập': Nên ủng hộ ( thanhnien.vn ) | Phá dỡ Hàm cá mập: Người dân ủng hộ nhưng cũng tiếc nuối | Hà Nội đập bỏ tòa nhà 'Hàm cá mập': Trả lại không gian công cộng bền vững cho muôn đời sau ( nguoidothi.net.vn ) |
15/03/2025 Cảm thức “Hàm cá mập” hanoimoi.vn |
19/03/2025 Hàm cá mập: Đập đi, rồi đổi lại gì? cuoituan.tuoitre.vn | 19/03/2025 Cải tạo không gian Hồ Gươm như thế nào để hài hòa giữa phát triển và bảo tồn? vov.vn | 21/03/2025 Từ 'Hàm cá mập' đến không gian mới Hồ Gươm ( giaoducthudo.giaoducthoidai.vn )
Tác giả tòa nhà trung tâm thương mại tại số 7 Đinh Tiên Hoàng (hay còn gọi là Hàm cá mập)
Trò chuyện với KTS Tạ Xuân Vạn: Kiến trúc sư và con cóc ( tapchikientruc.com.vn ) | "Cha đẻ" Hàm cá mập và những câu chuyện ít ai biết ( danviet.vn ) | Tòa nhà 'Hàm cá mập' do ai thiết kế, xây dựng? ( .vietnam.vn ) | 'Hàm cá mập' - công trình gây tranh cãi hơn 30 năm ( vnexpress.net )
Tổng hợp ý kiến nên cân nhắc và không đồng tình phá "Hàm Cá Mập
Phá tòa nhà"Hàm Cá Mập": Đừng sửa sai bằng những cái sai hơn ( rất tiếc bài này chỉ còn đường link nhưng đã bị xóa ).
![]() |
![]() |
07/03/2025 Cẩn trọng trong quyết định phá dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập ( tienphong.vn) | 08/03/2025 "Từ Hàm Cá Mập" đến "Cậu Cóc Vàng" ( 36pho.com) | 09/03/2025 Không nên vội nói "Hàm cá mập" lạc quẻ, cân nhắc phương án cải tạo? dantri.com.vn | 12/03/2025 Toà nhà "Hàm Cá Mập" là công trình đáng để nhìn ngắm và học hỏi nhất quanh Bờ Hồ ( 36pho.com) 12/3/2025 Lựa chọn nào cho "Hàm Cá Mập" | 13/03/2025 Số phận éo le của công trình “Hàm cá mập” ( baoxaydung.com.vn ) | 17/03/2025 Công trình "Hàm Cá Mập" tốt hay xấu? phá như vậy có đúng không? (36pho.com) | 18/3/2025 Phá dỡ 'Hàm cá mập' thế nào (vnexpress.net) |
Ý kiến chủ đầu tư: Ông Nguyễn Thanh Nam, Tổng Giám đốc Transerco, cho biết Transerco là doanh nghiệp của Hà Nội được thành phố cho thuê đất và quản lý tòa nhà "Hàm cá mập" để hoạt động thương mại lâu dài. Nay thành phố có chủ trương thu hồi và phá bỏ tòa nhà này, đơn vị hoàn toàn đồng thuận.
Chủ tòa nhà "Hàm cá mập": Đã hoàn thành sứ mệnh phát triển ( dantri.com.vn ) | Tòa nhà Hàm cá mập đã hoàn thành 'sứ mệnh' và cần thay đổi để phát triển ( congthuong.vn ) | Tòa nhà "Hàm Cá mập": Sẵn sàng để bàn giao theo chủ trương của Thành phố ( vovgiaothong.vn )
Ý kiến các chuyên gia nên cân nhắc và không đồng tình phá "Hàm Cá Mập
- TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam
Liên quan đến việc Hà Nội chuẩn bị cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục và cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm, trao đổi với Lao Động, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, từ năm 1994 đến nay đã có rất nhiều đề xuất, các cuộc họp để tìm ra phương án mở rộng khu vực xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm. Thêm vào đó, cũng đã có rất nhiều cuộc thi nhằm tạo sự liên kết giữa hồ Hoàn Kiếm với các khu vực xung quanh như cuộc thi về Cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, sửa tòa nhà Hàm cá mập, cải tạo phố Hàng Khay…. Xem
TPO - Trao đổi với PV Tiền Phong, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định, tòa nhà Hàm cá mập là dấu ấn một thời kỳ phát triển của Thủ đô.
Tòa nhà "Hàm cá mập" là địa điểm "biểu tượng" ở thủ đô, nhiều thương hiệu nổi tiếng đang đặt biển hiệu, thuê mặt bằng mặt bằng kinh doanh tại đây. ... Xem
- KTS Nguyễn Hoàng Long Nhà sáng lập 36pho.com và VTC2.vn ( Trang Khu Phố cổ và Hà Nội - Trang Con Đường Di Sản Việt Nam ) .... đề nghị chưa nên phá, hãy cân nhắc cẩn thận trên các đồ án được phê duyệt sắp tới cho tới lúc thi công rồi có phá cũng chưa muộn. Hãy cân nhắc phương án để trống tầng một, đáp ứng được liên thông với quảng trường và giao thông khu vực ( vẫn là ngã 3 không phải ngã 4+ ). Về kinh tế theo Giá thuê mặt bằng tòa 'Hàm cá mập' thì trung bình tòa nhà này thu được khoảng 40-50 tỷ/năm, Khoản tiền này đóng thẳng vào ngân sách không cần qua trung gian nữa, so sánh khu Đền Ngọc sơn năm vừa qua thu được khoảng 45 tỷ/năm mà ngân sách còn phải bỏ ra để tu bổ hàng năm cũng như những lần sửa chữa lớn. Nếu so sánh với phá bỏ để ra khoảng trống chỉ sử dụng ít ngày tụ tập đông người mà có thêm được bao nhiêu đâu, chưa kể đây theo tôi đã là biểu tượng Kiến trúc đúng nghĩa.
Ngay tại Thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (Ngày 11/3/2025) có 2 mục là UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1349/QĐ-UBND về việc điều chỉnh Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Triển khai các nhiệm vụ về quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm, vì vậy hết sức lưu ý toà nhà " Hàm Cá Mập" là công sản do tp Hà Nội quản lý không nên phá ngay vội vàng như vậy. Và điều tôi chê nhất là không có nhãn quan chính trị, ai lại chào mừng ngày 30/4 bằng một cuộc phá dỡ ký ức của rất nhiều bạn trẻ ( Chỉ thấy có những người lớp già như chúng tôi chê thôi). Nếu nó xấu thật sao nhiều người ra chụp ảnh, check in chia tay thế?
- Tô Kiên - Chuyên gia Quy hoạch và Thiết kế đô thị
Tôi không phản đối chủ trương hạ giải vì hiểu được những giá trị mới mà nó đem lại, song cũng rất đồng cảm với sự lưu luyến của cộng đồng và du khách về đài vọng cảnh "city view" có một không hai này. Điều băn khoăn là cách đi nào mới thực sự tối ưu để tạo đồng thuận cao, và diện mạo mới của quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sẽ ra sao? ... xem
- Hoàng Anh Tuấn (P. Chủ Tịch Hiệp Hội Công Thương Tp. Hà Nội)
Các chiến lược quy hoạch đô thị tốt nhất không xóa bỏ lịch sử vì mục đích hiện đại hóa, cũng không chống lại sự thay đổi vì "nỗi nhớ". Thay vào đó nên kết hợp quá khứ với tương lai, tạo ra những thành phố tôn vinh di sản và cả những "lỗi lầm" có tính lịch sử, trong khi vẫn đón nhận sự tiến bộ. Cũng như tránh lỗi ngụy biện cần phải thay đổi triệt để vì một công trình kiến trúc hoàn toàn có thể tích hợp trong bối cảnh mới cả về cảnh quan, lẫn công năng mà nó có thể biến đổi hoặc điều chỉnh.... Xem
Ý kiến các chuyên gia ủng hộ phá
- KTS Phạm Hoàng Phương - chuyên gia lý luận phê bình kiến trúc, Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng),
Trước đây, Hàm cá mập cũng từng được phản ánh rất nhiều, đầu tiên là về cấu trúc xây dựng xấu, màu đen. Tòa nhà này từng nhiều lần được sửa chữa để được như hiện tại. Sau thời gian sử dụng, đến nay tòa nhà này bị phá bỏ là hoàn toàn phù hợp để nhường chỗ cho một không gian công cộng khác” - chuyên gia lý luận phê bình kiến trúc cho biết... xem
- Kiến trúc sư (KTS) Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam
...ủng hộ chủ trương phá bỏ tòa nhà Hàm cá mập. Công trình này không phải là di sản, do vậy sẽ không bị chi phối bởi Luật Di sản. Khi được mở rộng không gian, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sẽ trở thành không gian văn hóa công cộng, thay cho khu vực trước Nhà hát lớn Hà Nội. “Theo tôi, đây là chủ trương đúng đắn, góp phần thay đổi diện mạo đô thị thủ đô, giúp Hà Nội càng thân thiện hơn, hấp dẫn hơn trong mắt bạn bè quốc tế”, KTS Phạm Thanh Tùng chia sẻ. ... Xem
- KTS Hoàng Thúc Hào, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam
...nêu quan điểm, chưa có đánh giá cụ thể, chính thức nào về sự phù hợp của kiến trúc tòa nhà Hàm cá mập với không gian xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Do đó, việc dỡ bỏ tòa nhà nhằm mở rộng không gian công cộng cho Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, không phải vì phong cách kiến trúc không phù hợp. Theo ông Hào, đây là một chủ trương hay của thành phố, bởi khu vực quảng trường được coi là “gạch nối” giữa hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ, cần được mở rộng không gian
- Trình Phương Quân (Kiến trúc sư) tốt nghiệp thạc sĩ ngành kỹ thuật xây dựng và môi trường tại Đại học Stanford (Hoa Kỳ).
"Hàm cá mập" ra đời từ sự can thiệp thô bạo vào thiết kế gốc và thiếu định hướng quy hoạch. Sự ghi dấu của nó phần lớn đến từ may mắn của vị trí đắc địa, chứ không phải giá trị nội tại. Đây chính là điểm khác biệt then chốt để chúng ta nhìn nhận công bằng: Một công trình có quyền được yêu thương, nhưng không có nghĩa nó xứng đáng trở thành gánh nặng cho sự phát triển đô thị. ...Xem
- Ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc Cty AZA Travel, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội
.... cho rằng, nên phá bỏ tòa nhà Hàm cá mập, bởi những hoạt động, sự kiện văn hóa, du lịch… được tổ chức ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thường bị thiếu không gian, khiến người tham dự phải chen chúc rất mệt mỏi.
- TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục),
...chủ trương phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập” và di dời một số cơ quan nằm tại khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm như Tổng Cty Điện lực miền Bắc, Tổng Cty Truyền tải điện quốc gia, Tổng Cty Điện lực thành phố Hà Nội… để xây dựng, cải tạo thành các không gian công cộng, thể hiện tư duy đột phá, dám nghĩ dám làm của lãnh đạo thành phố Hà Nội.... xem
- GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính: “Hàm cá mập” tồn tại hơn 30 năm nay, sống chung mãi cũng thành quen. Nhưng quen thì đừng nhầm nó là di sản. Nhìn một cách khách quan thì đây là sự can thiệp quá mạnh, hơi to tát. Cho nên, việc dỡ bỏ nhà "hàm cá mập" nên làm và nên mở rộng quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.... Xem
- Tiến sĩ, kiến trúc sư Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Tiến sĩ, kiến trúc sư Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Chi hội Kiến trúc sư cảnh quan Việt Nam, Trưởng bộ môn Kiến trúc cảnh quan, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội), Giám đốc Trung tâm Kiến trúc, quy hoạch Hà Nội Lê Hoàng Phương, Trưởng khoa Kiến trúc - công trình, Trường Đại học Phương Đông Nguyễn Quốc Tuân,
Cơ hội quý nâng giá trị cho Hồ Gươm ... Xem
... Đang tiếp tục cập nhật
Bình luận của bạn