Bạn có thể không biết, tòa nhà “Hàm cá mập” không phải tên gọi chính thức của tòa nhà này, đây vốn là tòa trung tâm thương mại ở số 7 Đinh Tiên Hoàng, được xây dựng từ khoảng năm 1991 đến 1993 trên nền Nhà xe điện cũ và Bách hóa Bờ Hồ. Dù nhiều chuyên gia ủng hộ đề xuất phá bỏ tòa nhà này để mở rộng Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, thế nhưng không thể phủ nhận đây là một địa điểm mang tính biểu tượng của Hà Nội.
Hiện trạng Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục | Hàm cá mập’ – công trình đã 30 năm gây tranh cãi | Từ “Hàm Cá Mập" đến "Cậu Cóc Vàng" | Nếu "Hàm Cá Mập "phải ra đi, thì hãy ra đi như thế nào? | Thông tin về quy hoạch Quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục và phía Đông hồ Gươm | Không chỉ chuyện phá hay giữ "Hàm Cá Mập" | Lựa chọn nào cho "Hàm Cá Mập" | Công trình "Hàm Cá Mập" tốt hay xấu? phá như vậy có đúng không? | Những hình ảnh nhà Hàm cá mập được lưu lại làm kỷ niệm trước khi bị phá | Toà nhà "Hàm Cá Mập" là công trình đáng để nhìn ngắm và học hỏi nhất quanh Bờ Hồ |
Cửa hàng bách hóa 12 Bờ Hồ, ảnh Đinh Mẫn-TTXVN
Nhà xe điện cũ và Bách hóa Bờ Hồ ở mỏm tròn cạnh Cửa hàng bách hóa 12 Bờ Hồ
" Nhà Hàm Cá Mập"
Tòa nhà Hàm Cá Mập (còn gọi là toà nhà City View) hướng nhìn ra Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và có tầm nhìn bao quát trọn vẹn hồ Hoàn Kiếm. Công trình này do kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn thiết kế, được khởi công đầu thập niên 1990 và hoàn thành vào năm 1993. Dù nhận không ít ý kiến trái chiều từ giới chuyên gia quy hoạch đô thị vào thời điểm mới khai trương, tòa nhà Hàm Cá Mập ngày nay vẫn trở thành một điểm nhấn kiến trúc quan trọng ở khu vực quận Hoàn Kiếm, đồng thời là một trong những địa điểm có lượt ghé thăm nhiều nhất Hà Nội.
KTS Tạ Xuân Vạn
Xây dựng và thiết kế
Công trình xưa và nay
Tòa nhà này có 6 tầng, trong đó tầng 2 đến tầng 5 là các nhà hàng, quán cà phê với phong cách khác nhau.[3] Mặt trước tòa nhà hướng ra Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, mặt trái hướng ra bờ Hồ Hoàn Kiếm, mặt phải giáp với phố Cầu Gỗ. Tại tầng thượng có thể quan sát toàn bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Ban đầu, tòa nhà mang tên DAEWOO. Bên tường, tòa nhà gắn những con rùa (cóc) có hướng bò ngược lên trời, nhưng về sau đã tháo dỡ. Công trình này bị cho là "sự kết hợp sai giấy phép của Nhà xe điện cũ và không giấy phép của Bách hóa Bờ Hồ". Khi tham dự cuộc thi thiết kế, tòa nhà có tên "Trung tâm Giao dịch Thương mại Quốc tế". Năm 1993, tiến độ xây dựng đã thi công thô gần xong. Có một thời gian, công trình bị bọc kín bằng vải dứa, nhiều chỗ bị đập nham nhở để cơi rộng ra.
Sau 30 năm đi vào hoạt động, tòa nhà đã không tránh khỏi sự xuống cấp. Mặt tiền đã bị ố màu, phủ đầy rêu, bụi bẩn. Khoảng chiều ngày 18 tháng 5 năm 2021, tầng thượng của tòa nhà xuất hiện một đám cháy nhỏ đã được dập tắt kịp thời. Thời điểm xảy ra đám cháy, đơn vị thuê lại tầng 6 của tòa nhà đang nghỉ kinh doanh và tổ chức tu sửa. Do thợ hàn dùng hàn cắt sắt, lửa bén vào túi nilon nên đã dẫn đến vụ cháy.
Yêu cầu xử lý
Ngày 19 tháng 8 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là Võ Văn Kiệt đã ra thông báo "yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xử lý nghiêm khắc đối với chủ đầu tư công trình này, thiết lập lại kỷ cương quản lý xây dựng thành phố, buộc chủ đầu tư phải sửa kiến trúc công trình (về hình khối và chiều cao cho phù hợp với cảnh quan chung). Xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật nếu thấy cần thiết để đề cao kỷ cương trật tự"
Phá bỏ
Vào đầu tháng 3 năm 2025, có thông tin cho rằng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đồng ý phương án đề xuất phá bỏ tòa nhà Hàm Cá Mập, và đề xuất không gian ngầm tại khu vực quảng trường hiện có. Phản ứng của người dân có tỏ ra tiếc nuối nhưng vẫn đồng ý gỡ bỏ tòa nhà để tuân theo quy hoạch chung. Sau khi phá bỏ tòa nhà Hàm Cá Mập, các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng khoảng 3 tầng hầm và đề xuất chức năng sử dụng tầng hầm, trong đó bố trí không gian văn hóa, thương mại tại tầng hầm 1, khu vực đỗ xe tại tầng hầm 2, 3
Đón nhận
Vào thời điểm được hoàn thiện, công trình đã nhận không ít ý kiến trái chiều từ giới chuyên gia quy hoạch đô thị. Nhiều kiến trúc sư, một số nhà văn, nhà thơ cũng lên tiếng chỉ trích công trình này. Tên gọi "Hàm Cá Mập" xuất phát từ sự giễu cợt của một nhà phê bình mỹ thuật. Báo Thể thao & Văn hóa nhận xét công trình "thô kệch và ảnh hưởng xấu tới cảnh quan của không gian này". Báo Dân Trí cho biết tòa nhà này từng bị cho là "phá vỡ vẻ đẹp cổ kính của Bờ Hồ Hoàn Kiếm." Có ý kiến cho rằng "sự bất cẩn của công tác quản lý đô thị tại Hà Nội đã đã để cho nơi lòng chảo hồ Gươm này bị những kiến trúc quái đản như tòa nhà Hàm Cá Mập uy hiếp".
Tuy nhiên sau gần 30 năm khai trương, tòa nhà Hàm Cá Mập đã trở thành một điểm nhấn kiến trúc quan trọng ở khu vực quận Hoàn Kiếm, là một trong những địa điểm có lượt ghé thăm nhiều nhất Hà Nội. Đến nay, hầu hết diện tích tòa nhà đã được chủ đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân thuê lại để kinh doanh buôn bán, mở nhà hàng ăn uống với chi phí cao. Do có vị trí thuận lợi, nhiều thương hiệu thời trang và đồ uống danh tiếng đã tìm đến tòa nhà mở mặt bằng kinh doanh. Nhiều tờ báo nhận xét tòa nhà này sở hữu vị trí đắc địa bậc nhất Hà Nội.... Nguồn
Những tờ báo lên tiếng mạnh mẽ rồi mất bài chỉ còn đường link
Gần như hệ thống truyền thông đề đăng tin việc phá bỏ "Hàm Cá Mập" trước ngày 30/4/2025 như là một sự đúng đắn, chỉ một số báo online lên tiếng mạnh mẽ phản đối đã chỉ đăng ít bữa là bị hạ bài như:
Phá tòa nhà"Hàm Cá Mập": Đừng sửa sai bằng những cái sai hơn ( rất tiếc bài này chỉ còn đường link nhưng đã bị xóa ).
![]() |
![]() |
Dừng ngay dự án chỉnh trang hồ Hoàn Kiếm và công viên Lý Thái Tổ
![]() |
![]() |
Hiện bài này vẫn còn trên trang trannhuong.net, tuy vậy có sự nhầm lẫn giữa Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 và những dự án mà quận Hòa Kiếm đang triển khai làm là ngoài vùng này,
Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ( Di tích Quốc gia đặc biệt ), bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê. Còn những dự án mà UBND quận Hoàn Kiếm đang triển khai là thuộc phạm vị Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất phân khu đô thị Khu vực Hồ Gươm và phụ cận (QHPK H1-1B)
Bất chấp chê bai, nhiều người check in cùng “Hàm cá mập”
Thời gian qua, trước nhu cầu tham quan tăng cao của người dân, dù là cuối tuần hay ngày thường, lực lượng CSGT phụ trách địa bàn, Công an phường, UNBD phường sở tại cũng tăng cường ứng trực tại khu vực để đảm bảo ổn định an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Tham gia nhóm Nghiện "Hàm Cá Mập" để ghi lại kỷ niệm.
Cuối tuần đã có hàng nghìn du khách tập trung đến đây để chụp ảnh,
Ý kiến cá nhân
Sau khi đọc bài DỪNG NGAY DỰ ÁN CHỈNH TRANG HỒ HOÀN KIẾM VÀ CÔNG VIÊN LÝ THÁI TỔ
Tác giả Hoàng Quốc Hải
Nhà văn, công dân ưu tú Thủ đô
(Bài đã lên trang trannhuong.com),
Xin có mấy ý kiến sau:
Tuy có nhầm lẫn vị trí như phân tích trên nhưng cũng là những câu hỏi cho các nhà quản lý và lý luận kiến trúc, quy hoạch, văn hoá, di sản ( còn sắp tới tôi sẽ có bài trả lời theo góc nhìn chuyên môn, cũng không phải alo xô vì dân đâu, chỉ là cách bảo tồn tư duy nhiệm kỳ, quận thì sắp bay rồi,...
Xin mạn phép tự trả lời là về bản chất là ok đó, nhưng tính chất thì...
(Việc phải làm là đúng rồi, nhưng cách làm thì cần cho đúng ), xem phân tích dưới
Cần làm rõ thiết kế đô thị Hồ Gươm 1/2000, khu vực Bắc 1/500 và Đông Hồ Gươm 1/500, công viên Lý Thái Tổ....
1. Cuộc đất theo " Phong thuỷ khoa học" là gì?
Phong thuỷ khoa học là một khái niệm xuất phát từ phong thuỷ truyền thống nhưng theo góc nhìn khoa học về hình thái đô thị, nông thôn và Lịch sử, Văn hoá, Tín ngưỡng, địa chất ( tia đất)
Khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận đã có quan điểm thiết kế đô thị rất rõ ràng thông qua Cuộc đất ( Ở các nước phương tây đơn giản chỉ là Hình thái đô thị )
1. Cuộc đẩt
Xác định Cuộc đẩt đúng giúp thông tuệ tầm nhìn phát triển 30 - 60 năm ( Cuộc đất Việt có 3 trường hợp đặc biệt là vua Lý Thái Tổ-Đặt nền móng, vua Gia Long-Thống nhất sơn hà và chủ tịch Hồ Chí Minh-xác định chính danh trên thế giới
- Xác định trục thần đạo đúng được ví như một cơ thể khoẻ mạnh có bộ xương tốt giúp các bộ phận phát triển đúng tự nhiên, khoẻ mạnh, vượng cơ đồ
2. Quan điểm bảo tồn
- Tuy chỉ ít gạch đầu dòng nhưng quan trọng vô cùng, được ví như kim chỉ nam cho toàn bộ hành động bảo tồn và phát huy giá trị di sản
- Quan điểm bảo tồn cần công khai, minh bạch, tham khảo các chuyên gia góp ý kiến và cộng đồng thì trưng cầu ý dân ( trường hợp Hồ Gươm cần phải thực hiện nghiêm túc )
3. Điều tra đánh giá hiện trạng tại thời điểm bắt đầu dự án
- Cập nhật tư liệu đã đánh giá hiện trạng và điều tra xã hội trước đây
- Cập nhật lại những thông tin mới nhất để có so sánh với trước đây ra sao, những gì đã Mất, những gì còn lại, nhất là cuộc sống người dân để có thể dự báo ngắn hạn trong, 10, 20, 30 năm tới khu vực này phát triển ra sao
4. Quy hoạch bảo tồn 1/2000
Được thực hiện trên các căn cứ pháp lý, các đồ án quy hoạch xây dựng chung, chuyên ngành 1/2000 đã có hiệu lực thi hành, các quý chế quản lý có khung pháp lý thực hiện
- Danh mục bản vẽ và thuyết minh đồ án theo quy định như đồ án quy hoạch xây dựng nhưng có tính chất chuyên ngành bảo tồn và phát huy giá trị di sản ( trước đây phần phát huy chỉ nói chung chung nhưng giờ đây là mấu chốt để gìn giữ bảo tồn hiệu quả ví dụ thông qua du lịch, các hoạt động công nghiệp Văn hoá,... ), danh mục bản vẽ cũng đặc thù theo khu vực nghiên cứu để có yêu cầu cho đơn vị thiết kế ( Do tính chuyên môn cao nên thường do chính đơn vị tư vấn đề xuất lên các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt )
.....Như vậy đối với các dự án đang đồng loạt triển khai tại khu vực Hồ Gươm là đúng chưa?
.... hẹn tới sẽ tiếp tục luận giải hồi sau sẽ rõ, từ những phân tích tổng thể vừa căn cứ vào các văn bản pháp lý cũng như quy hoạch, quy chế quản lý có hiệu lực, vừa trên cơ sở khách quan thực tế mới rõ tỏ "Hàm Cá Mập", anh là ai ?, anh đứng có đúng chỗ không nhỉ?
Hẹn gặp lại
Bình luận của bạn