Câu chuyện phá hay giữ "Hàm Cá Mập" này vậy mà đã tốn nhiều giấy mực dư luận trong một thời gian vừa qua. Giữa các luồng dư luận đan xen, mặc dù đã có quyết định phá của UBND TP Hà Nội nhưng trên mạng nhiều câu chuyện bị lái đi theo những diễn giải cường điệu.
"Hàm Cá Mập" thật bé nhỏ nếu nhìn từ góc này
Nếu trong một tinh thần chịu lắng nghe và suy xét, việc lãnh đạo TP.Hà Nội quyết định phá "Hàm Cá Mập-tòa nhà này nổi tiếng đến mức không cần gọi đúng tên", để thiêt lập một diện mạo mới cho khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, có thể nói là lối ứng xử tuyệt mỹ với mong muốn đem lại hiệu quả cao cho giá trị tổng quan của dự án chỉnh trang không gian công cộng.
Nói là “tuyệt mỹ”, bởi rằng việc chỉnh trang không gian công cộng trong đô thị hiện đại trong trường hợp này lại chưa kết nối được với những hạng mục, biểu trưng của quá khứ, những gì gắn liền với tâm thức cộng đồng qua thời gian. Đây cũng chính là chìa khóa trong quy hoạch bảo tồn hướng đến xây dựng những vùng lõi di sản thêm giàu có, phong phú, chưa nói là đây là một nét kiến trúc hiếm hoi trong gia đoạn thời kỳ đổi mới (Mặc dù nhiều người nhất là các bác, cô chú sống trong giai đoạn này phản đối chê trách công trình này).
Nhìn lại, sở dĩ vừa qua các dự án quy hoạch Hồ Gươm (trong đó, tiêu biểu nhất là trụ sở UBND TP Hà Nội-Bị gọi là "Máy Chém") cũng vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ dư luận là bởi tư duy loại trừ, xóa dấu di sản trong bức tranh phát triển khiến các biểu trưng gắn bó với tâm thức, ký ức cộng đồng bị coi nhẹ và bỏ qua. Theo thời gian, việc xấu đẹp cũng bộc lộ khi những công trình nhại phong cách Pháp thuộc địa trở nên bị nhàm chán không đáp ứng được tính sáng tạo mang dấu ấn một thời, cũng như phong cách Xô Viết, tính tập thể đã từng hiện diện.
Hình thái đô thị hiện đại, đặc biệt là không gian công cộng không thể được xác lập trên cơ sở nguồn lợi hay ý chí của nhà đầu tư, tài trợ mà phải thực sự là sản phẩm mang lại giá trị cho cộng đồng, nơi cộng đồng gắn bó, thụ hưởng những giá trị văn hóa được định hình qua thời gian tiếp nối. Cụ thể công trình " Hàm Cá Mập" và "Máy Chém" đã được sửa, cải tạo tuy hoạt động tốt, doanh thu cao nhưng đã bị ghét là chỉ muốn đập đi dù giờ đây lớp trẻ tư duy đã khai phóng, đổi mới hơn. Họ thấy cũng buồn nếu đập đi "vọng cảnh-Nhà hàng "Cá Mập", bằng chứng hiển nhiên là lượng người đông không tả nổi đến check in tại công trình này.
Chuyện cũng không nên phóng đại theo chiều hướng “tâm linh nhân quả” dễ dãi, mà cần được xem như một kinh nghiệm xử lý trong khoa học chỉnh trang, thiết kế đô thị, nhìn xa hơn là cách thức ứng xử bảo tồn di sản đô thị, đặt Biểu tượng (Chỉ những người yêu thích nó, nhưng giờ đây qua đối xử của mọi người thời gian qua đến đây với số đông như vậy thì có thể coi là biểu tượng rồi) trong hình thái không gian, làm cho được nổi bật, phát huy giá trị trong bối cảnh hiện đại.
Đây cũng là một điển hình để cơ quan chức năng nên xem lại dự án phá dỡ khi "Hàm Cá Mập" đã là chứng tích yêu thích, là gạch nối của một phần lịch sử văn hóa vùng và địa phương. Đó cũng là một điểm nhấn có hấp lực tinh thần, là không gian giao lưu văn hóa đặc biệt – Nơi chốn biểu thị sự lưu giữ ký ức; nơi chốn nhắc nhớ những người dân hôm nay biết nhìn sâu vào lịch sử đất nước, lịch sử thành phố mà mình đang sống và gắn bó để sống có trách nhiệm. Đó là mặt tích cực không chỉ dừng lại ở giá trị vật chất của tòa nhà "Hàm Cá Mập".
Bình luận của bạn