HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Cuộc sống
Thời nay
Ký ức
Đất mặt phố cổ Hà Nội được coi là đất “vàng”! Trục Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân của Hà Nội thì không phải “vàng” mà phải là “kim cương”!
Hàng ngày xem đồng hồ, rồi để ý giờ giấc để đi làm, đi chơi khỏi bị muộn hay sớm… nhưng nhiều người chắc không để ý giờ Việt Nam, giờ Hà Nội của mình thuộc “múi giờ” nào của thế giới.
Cầu Long Biên ở Hà Nội được người Pháp chủ trương xây dựng khi Hà Nội đã là một đô thị phát triển rất nhanh cả về diện tích và quy mô dân số lúc bấy giờ.
Việc đặt tên phố ở Hà Nội ra sao thế nào cũng gây không ít thắc mắc. Xin được chia sẻ một số thông tin về chuyện biển tên phố, biển số nhà ở Paris (Pháp) và Hà Nội mà tôi biết.
Ngồi xem lại mấy giấy tờ cũ của gia đình còn lưu giữ qua các thời kỳ, chính tôi cũng hết sức bất ngờ và rất ngạc nhiên với cách hành văn của giấy tờ thời kỳ trước…
Trong bài loạt bài “Hà Nội: Chuyện cũ, chuyện mới” hôm nay tôi giới thiệu về các công trình kiến trúc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX qua lăng kính của một nhà chuyên môn người Pháp.
Cuộc dạo quanh Hồ Tây của chúng ta đã về tới đích. Theo thời gian, các làng nghề quanh hồ dần rơi rụng như một quy luật tất yếu - nhịp chày Yên Thái tắt lịm, tiếng lách cách thoi dệt lụa, dệt lĩnh ở Trích Sài, Bái Ân cũng đã im ắng từ lâu. Chỉ còn lại trong các câu thơ, bài phú ca ngợi cảnh hồ.
Trong Tụng Tây Hồ phú (bài phú ca tụng Hồ Tây) của Nguyễn Huy Lượng, có cả một “bảo tàng sống động” về lịch sử, văn hóa, địa chí Hồ Tây mà ta cần tiếp tục khám phá.
Thụy Khuê là làng bên Hồ Tây có truyền thống văn học. Làng có văn chỉ ở cạnh đình Đoài. Về học hành, có ông Nguyễn Đoan (1473 - ?) đỗ tiến sĩ đời vua Lê Hiến Tông (1502). Đến đời Nguyễn, ít người đỗ đạt hơn, chỉ có gia đình cụ Tú nho sinh ra Phan Kế Bính là học hành cao hơn cả. Bài ký Đêm trăng chơi Hồ Tây của ông có thể coi là một áng văn tuyệt bút viết về thắng cảnh lừng danh này của Thăng Long - Hà Nội.
Có vài câu không phải thành ngữ, cũng chẳng phải ca dao mà chỉ ghép lại vì cùng vần nhưng cũng đúng với thực tế khu vực Tây Hồ, “Đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế” hay “Ổi Quảng Bá, cá Tây Hồ”. Cá Tây Hồ quả là nhiều.