HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Cuộc sống
Thời nay
Ký ức
Khi vào làm ở hãng sơn Pháp Sauvage Cottu nhưng Nguyễn Sơn Hà không ngừng nung nấu ý chí tạo dựng một hãng sơn dầu của người Việt Nam.
Ngôi nhà số 2 và 4 phố Ô Quan Chưởng (nay mang số 80 phố Trần Nhật Duật), nguyên thuộc quyền sở hữu của Bạch Thái Bưởi.
Chợ vốn dĩ là nhu cầu tối thiết yếu của con người, với người Việt Nam chợ lại cũng là một cái gì gần gũi hơn nữa, máu thịt hơn nữa… chả thế mà cả đến cái tên nôm na của chốn quốc đô cũng gọi là “Kẻ Chợ”.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1035, vua Lý Thái Tông “mở chợ Tây Nhai với hành lang dài” (tương ứng với chợ Ngọc Hà ngày nay). Cũng thời gian này, “Vua Thái Tông cho mở chợ về Cửa Đông (tương ứng với phố Hàng Buồm), hàng quán chen chúc sát đến bên đền Bạch Mã, rất huyên náo”.
Nằm ở khu trung tâm phố cổ sầm uất, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục mang trong mình những ký ức, lúc thăng trầm khi huy hoàng của lịch sử Hà Nội, cùng sự biến chuyển không ngừng của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Nhưng ít ai biết rằng, cách nay hơn trăm năm, tại đây thực dân Pháp đã hành quyết nhiều sĩ phu yêu nước của dân tộc ta.
Phố Cửa Nam (Hoàn Kiếm - Hà Nội) là con đường khấp khểnh nhất Hà thành. Bên dãy nhà số lẻ kéo dài hết con phố chừng 250 mét. Nhưng bên số nhà chẵn lại cụt lủn độ mười lăm nhà (từ số 2 đến 30). Một nửa dẫy nhà còn lại thuộc phố Hàng Bông. Phố Cửa Nam rộng nhưng không cân đối, có đoạn phình rộng như quảng trường. Đầu phố là ngã sáu có vườn hoa. Phía cuối là chợ Cửa Nam nằm ngay ngã năm cắt ngang đường Lê Duẩn.
Đã có một cuốn phim truyện Việt Nam về lụa. Phim cho thấy một cách thể hiện “nặng tình” với lụa. Nhưng dường như người ta đã áp đặt vào đó quá nhiều “giá trị tinh thần”, nên vô tình đã ấn cái tấm lụa mong manh ấy trôi theo một cuộc đời sóng gió, đấy chìm nổi, vật vã, và khốc liệt của chiến tranh. Đẩy số phận của lụa vào chỗ phải chịu một kiếp khổ đau không đáng có.
Trong số các mỹ nhân nức tiếng của Hà thành cũng có một người con gái mang tên loài hoa quý Bạch Thược. Bà Bạch Thược sinh năm 1935, trong một gia đình tiểu tư sản ở Hà Nội.
Đi tản bộ dọc theo phố Hàng Bài, nhiều người đã rất ngạc nhiên khi thấy giữa những tòa nhà cao tầng của các cơ quan Công an và BĐBP là một chiếc cổng mang đường nét kiến trúc cổ hàng trăm năm trước, được gắn biển số 40A.
Cuối tháng 3 nguyệt lịch, mùa thanh minh chưa qua. Tôi như đang trong khói hương trầm đền Ngọc Sơn, băng qua cây cầu Thê Húc đỏ son, mà cha tôi - Dược sĩ Thẩm Hoàng Tín (1909 - 1991)...