HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Cuộc sống
Thời nay
Ký ức
Hồi bao cấp khó khăn, đám thanh niên xóm tôi trên phố Hàng Bột rủ nhau nhao ra đường để... mưu sinh.
Tác phẩm Hàng Bột, chuyện "tầm phào" mà nhớ (NXB Lao động và Chibooks mới ấn hành) của tác giả Hồ Công Thiết đưa độc giả khám phá phố Hàng Bột của Hà Nội ở nhiều khía cạnh: con người, phong tục tập quán, văn hóa, sinh hoạt thường nhật. Thanh Niên xin giới thiệu những trang viết về mưu sinh thời bao cấp ở phố Hàng Bột.
Dân Hà thành đã lâu rồi không còn nghe tiếng leng keng của tàu điện chạy quanh qua phố cổ Hà Nội - trung tâm thành phố, đoàn tàu điện ngày nào giờ trở thành ký ức đẹp nhiều thế hệ người Hà Nội.
Trong Vũ trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ đã có những đoạn tả chi tiết về mấy phố cổ xưa của Hà Nội. Ông phải là người am hiểu, chịu khó nghe ngóng mới có thể viết ra được câu chuyện dở khóc dở cười này. Câu chuyện về những người ăn trộm.
Khoảng thời gian 100 năm tuy dài nhưng những kí ức còn đọng lại trong căn biệt thự cổ vẫn luôn được các thế hệ sau gìn giữ, duy trì.Đám cưới đầy vàng và kim cương của con gái đại gia phố cổ
Trước ngày B-52 tập kích, gần 500.000 người Hà Nội đã sơ tán về vùng lân cận. Đám cưới vẫn diễn ra, trẻ em bện mũ rơm, đeo túi cứu thương đến trường.
Có thể nói: Hầu như ngày nào dân HANOI mình cũng có rau muống trong bữa cơm, vì nó RẺ và dễ ăn. Rau muống luộc sơ qua, cốt lấy nước, cho vài quả sấu, mấy hạt muối và rắc chút mỳ chính, thế là chan tốt, ăn với cà muối, với ca-la-thầu nữa thì quá tuyệt. Rồi rau đem xào với tỏi, thơm nức mũi láng giềng dù chỉ chạy qua hàng mỡ.
Trong tứ đại mỹ nhân Hà thành, cô Bính Hàng Đẫy là người có cuộc sống bình yên và hạnh phúc hơn cả. Cô Bính tên thật là Đỗ Thị Bính sinh năm 1915, tại ngôi nhà số 37 Hàng Đẫy nay là số 67 Nguyễn Thái Học. Đến nay, ngôi nhà vẫn giữ được dáng vẻ xưa với lối kiến trúc của Pháp dành cho những gia đình thượng lưu thời bấy giờ. Trước nhà, giàn hoa hồng gai vẫn còn đó như là chứng tích hiếm hoi gắn liền với những câu chuyện về tuyệt thế giai nhân.
Nhiều khi người ta không còn bận tâm với những cái gì đã được hay mất trong cuộc đời bươn trải này nữa...Mà ở vào thời điểm này, về đêm người ta thường hay quay lại với quá khứ và những cái gì đã qua, nhất là hay nghĩ về cái nơi mình đã ra đi, về nơi quê hương chôn nhau cắt rốn của mình...
Nói đến ngõ Hội Vũ trước đây người ta vẫn thường hay nhắc đến cô Tư Hồng, một nhân vật của Hà Nội cuối thế kỷ XIX.Cô tên là Trần Thị Lan, quê ở Bình Lục, Hà Nam, bỏ nhà lên Hà Nội, từng là vợ một Hoa kiều, rồi một viên quan tư người Pháp, rồi cố đạo Pháp Croibier phá giới tên ta là Cố Hồng.