Thương hiệu nước mắm Vạn Vân

Thứ 4, 04/12/2024, 16:46 (GMT+7)

Chia sẻ

Đầu phố Cao Thắng, phía sau chợ Đồng Xuân, trước kia là trụ sở của hãng nước mắm Vạn Vân (Ngôi nhà này có địa chỉ : 24 Hàng Nâu , sau này đổi tên phố là Trần Nhật Duật . Cao Thắng cắt Trần Nhật Duật ), một doanh nghiệp lớn nhất nhì Đông Dương trước 1954. Thương hiệu nước mắm Vạn Vân thuộc sở hữu của gia tộc họ Đoàn ( trong đó có NS Đoàn Chuẩn nổ tiếng ) ở Cát Hải, Hải Phòng. 

Đầu phố Cao Thắng, phía sau chợ Đồng Xuân, trước kia là trụ sở của hãng nước mắm Vạn Vân (Ngôi nhà này có địa chỉ : 24 Hàng Nâu , sau này đổi tên phố là Trần Nhật Duật . Cao Thắng cắt Trần Nhật Duật ), một doanh nghiệp lớn nhất nhì Đông Dương trước 1954. Thương hiệu nước mắm Vạn Vân thuộc sở hữu của gia tộc họ Đoàn của NS Đoàn Chuẩn ở Cát Hải, Hải Phòng.

Nhà họ Đoàn có tổ tiên là ông Đoàn Thượng, một hào trưởng ở Thái Bình nổi lên chống lại nhà Lý, phải chạy nạn và cuối cùng di cư ra đảo Cát Hải. Cuối thế kỉ 19, người Cát Hải học được nghề làm nước mắm ở Bắc Ninh qua những chuyến buôn muối tới làng Vân.

Làng Vân có lẽ chỉ nấu rượu là ngon chứ nước mắm thì ko thể so với miền biển. Tuy nhiên, các hộ làm nước mắm ở Cát Hải chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ. Nhà họ Đoàn với nhạy bén kinh doanh đã thương mại hóa một sản phẩm thủ công đó. Những chuyến tàu buôn nước mắm từ Cát Hải lên làng Vân, Bắc Ninh, dần hình thành với số lượng lớn. Từ đó, ông chủ Đoàn Đức Ban lấy luôn cái tên Vạn Vân làm thương hiệu. Doanh nghiệp Vạn Vân nhanh chóng phát triển. Các kho hàng, chi nhánh được mở từ Cát Hải, Hải Phòng, Bắc Ninh đến Hà Nội. Đầu những năm 1930, nước mắm Vạn Vân đã xuất khẩu đi Pháp và nhiều nước trên thế giới. Thậm chí, năm 1939, Vạn Vân đã mở cả chi nhánh ở Paris. Công việc buôn bán nhanh chóng đưa sản nghiệp nhà họ Đoàn lên tầm nhất nhì xứ Đông Dương. Chàng công tử Đoàn Chuẩn được gia đình mua cho nguyên căn biệt thự lớn ở số 9 Cao Bá Quát, Hà Nội, 6 chiếc xe hơi sang trọng, trong đó có chiếc Cadilac hàng limited cả Đông Dương chỉ có 2 chiếc, và một rạp chiếu phim để kinh doanh (rạp Đại Đồng)

Sau 1954, miền Bắc tiến hành cải tạo tư sản, hãng nước mắm Vạn Vân bị quốc hữu hóa. Thương hiệu nước mắm Vạn Vân bị đổi thành nước mắm Cát Hải. Nhà họ Đoàn tuy vẫn còn gia sản tại tư gia số 9 Cao Bá Quát nhưng đã mất đi sản nghiệp kinh doanh cực lớn. Ngày nay, khi vào siêu thị, ta dễ dàng bắt gặp những chai nước mắm Cát Hải, nhưng ít ai biết rằng đó từng là cái chết của một thương hiệu Việt lẫy lừng thế giới. Và thế hệ sau này cũng đã quên dần câu ca dao:

"Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần
Nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét"

 Lưu bút: Theo trao đổi giữa bà Đoàn Thị Nguyên Phương và Long VietArch

Bạn Hải Linh nhặt tin trê mạng nên nhiều chi tiết không chính xác ( cũng do bạn khác viết thông tin không phải do những người hiểu biết trong gia đình cung cấp)

Thực tế NS Đoàn Chuẩn là con người của Nghệ thuật, việc kinh doanh sản xuất,buôn bán chủ yếu của hãng n/ m Vạn Vân ( thành lập từ 1916) là ở cụ bà thân sinh ( sau khi cụ ông sáng lập,duy trì và cụ mất 1932) và ông anh ruột cùng các bà chị dâu, vợ và em gái. NS Đoàn Chuẩn chỉ sơ hữu 2 xe oto ,trong đó có một chiếc buyk hạng sang nhất VN lúc đó. Còn ngoài ra hãng VV có 5 chiếc xe tải dùng để chuyên chở hàng cho hãng . Năm 1959 mới có công cuộc cải tạo công thương nghiệp , lúc đó tài sản của nhà VV được vào công tư hơp doanh cùng 52 nhà sx và tiểu thủ công về nước mắm của đảo Cát Hải thành xí nghiệp nước mắm Cát Hải. Thành phẩm n/ m Cát Hải bày bán trên các kệ siêu thị là dung công thức của nhà VV.... Còn nhiều chuyện ....nhg

Nguồn và bình luận

Nguyễn Hải Linh - Biên tập: 36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác