HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Thời nay
Ký ức
Ven Hồ Tây xưa không chỉ có “nhịp chày Yên Thái” nổi tiếng với nghề làm giấy dó, mà còn làng hoa Quảng An, Thụy phường liên tử (rượu sen tiến vua làng Thụy Khuê), Nghi Tàm chuội tơ… và đặc biệt là nghề dệt lĩnh ở Kẻ Bưởi.
Kỳ này, chúng ta sẽ cùng khám phá vùng kẻ Bưởi của Thăng Long xưa, nhất làng Hồ Khẩu. Hồ Khẩu có nghĩa là cửa hồ vì làng có cống Đõ nối Hồ Tây với sông Tô Lịch. Hội thề đền Đồng Cổ diễn ra trên đất Hồ Khẩu còn lễ hội đèn Quảng Chiếu diễn ra một phần ở đây.
Vùng đất Thụy Khuê ven Hồ Tây trải qua một lịch sử thăng trầm, từng in dấu cung điện Thụy Chương đời Trần, rồi trở thành khu vườn ươm thời Pháp, là nơi đặt xưởng tàu điện Hà Nội… Nhưng đáng nhớ nhất ở Thụy Khuê vẫn là hương vị của “Thụy phường liên tửu” - thứ rượu sen tiến vua nức tiếng nhiều thế kỷ, mà giờ đây đã có người khôi phục lại được.
Dù trải qua thời gian với biến động của lịch sử cũng như sự khắc nghiệt của khí hậu, các làng quanh hồ hiện còn rất nhiều chùa, đền, miếu, đình gắn liền với truyền thuyết, tín ngưỡng và các nhân vật trong lịch sử. Đến đây, ta có thể tìm lại một phần bản nguyên của phái thiền Tào Động, của Đạo giáo và tư tưởng dung hợp tôn giáo của người Việt.
Khi vào làm ở hãng sơn Pháp Sauvage Cottu nhưng Nguyễn Sơn Hà không ngừng nung nấu ý chí tạo dựng một hãng sơn dầu của người Việt Nam.
Ngôi nhà số 2 và 4 phố Ô Quan Chưởng (nay mang số 80 phố Trần Nhật Duật), nguyên thuộc quyền sở hữu của Bạch Thái Bưởi.
Chợ vốn dĩ là nhu cầu tối thiết yếu của con người, với người Việt Nam chợ lại cũng là một cái gì gần gũi hơn nữa, máu thịt hơn nữa… chả thế mà cả đến cái tên nôm na của chốn quốc đô cũng gọi là “Kẻ Chợ”.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1035, vua Lý Thái Tông “mở chợ Tây Nhai với hành lang dài” (tương ứng với chợ Ngọc Hà ngày nay). Cũng thời gian này, “Vua Thái Tông cho mở chợ về Cửa Đông (tương ứng với phố Hàng Buồm), hàng quán chen chúc sát đến bên đền Bạch Mã, rất huyên náo”.
Nằm ở khu trung tâm phố cổ sầm uất, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục mang trong mình những ký ức, lúc thăng trầm khi huy hoàng của lịch sử Hà Nội, cùng sự biến chuyển không ngừng của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Nhưng ít ai biết rằng, cách nay hơn trăm năm, tại đây thực dân Pháp đã hành quyết nhiều sĩ phu yêu nước của dân tộc ta.
Phố Cửa Nam (Hoàn Kiếm - Hà Nội) là con đường khấp khểnh nhất Hà thành. Bên dãy nhà số lẻ kéo dài hết con phố chừng 250 mét. Nhưng bên số nhà chẵn lại cụt lủn độ mười lăm nhà (từ số 2 đến 30). Một nửa dẫy nhà còn lại thuộc phố Hàng Bông. Phố Cửa Nam rộng nhưng không cân đối, có đoạn phình rộng như quảng trường. Đầu phố là ngã sáu có vườn hoa. Phía cuối là chợ Cửa Nam nằm ngay ngã năm cắt ngang đường Lê Duẩn.