HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Thời nay
Ký ức
Thời bao cấp, Hà Nội vẫn tồn tại nhiều chợ truyền thống như chợ Mơ, chợ Hàng Bè, chợ Hôm,chợ Cửa Nam… Đây là nơi bán hàng hóa tiêu dùng các loại, thực phẩm và rau xanh, nhưng nhiều khu dân cư xa chợ nên xung quanh xuất hiện thêm các chợ bán rau nhỏ lẻ với tên gọi tắt là chợ xanh.
Hà Nội còn một loại chợ gọi là chợ đuổi. Cũng như chợ xanh, đuổi không phải là tên địa danh nơi họp chợ mà là danh từ chung chỉ các chợ bị đuổi từ chỗ này thì họp chỗ khác. Đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, chợ Hôm chỉ họp đến 17h là đóng cửa vì không có hệ thống đèn điện chiếu sáng. Thế nhưng, vào giờ này thì những người lao động tự do mới xong việc và nhận tiền công từ chủ. Khi họ ra chợ mua rau, đậu… về nấu ăn thì chợ Hôm đã đóng cửa.
Những người Hà Nội cũ vẫn còn nhớ một câu ca dao:“Chợ Đuổi họp lúc chiều tà / Chợ Hôm họp sáng, chợ Hàng Da họp ngày”.
Cuộc sống của người Việt thời xưa gắn liền với một loại hóa chất có đặc tính độc đáo. Nhu cầu tiêu thụ rất lớn đã dẫn đến sự hình thành một khu phố chuyên bán thứ hóa chất này ở Hà Nội.
Con phố này từng là nơi tập trung bán cá nên được gọi là trại Tiên Ngư (cá tươi). Trong một thời kỳ dài, các hàng cá nơi đây cung cấp cá cho cả 36 phố phường Hà Nội.
Ô Quan Chưởng xứng đáng là điểm nhấn đặc biệt của Hà Nội. Vì kinh thành Thăng Long xưa kia có đến mười mấy cửa ô mà giờ chỉ sót lại duy nhất cửa ô này. Chỉ riêng việc trụ lại với thời gian với bao biến cố, thăng trầm đã đủ thấy nó có ý nghĩa thế nào. Vẫn còn một Ô Quan Chưởng cổ kính để hoài niệm : cửa ô có lính gác hai bên, sáng mở cửa, tối đóng cửa bằng tiếng trống thu không buồn man mác …
Bán muối là một trong những ngành buôn quan trọng nhất của Hà Nội. Sản vật này thường của Thanh Hóa và Nghệ An nơi phần lớn dân cư lành nghề làm muối, được chở bằng thuyền mành đầy cắn cạp xuất sang Vân Nam.
uối xuân 1973, mới bắt tay làm nghiên cứu sinh chừng khoảng đôi ba tháng thì tôi sửng sốt nhận tin bố qua đời. Tôi trấn tĩnh thưa chuyện cùng giáo sư hướng dẫn và xin phép sứ quán về nước chịu tang. Thật may là đề nghị của tôi được chấp thuận ngay với yêu cầu đi cùng nhóm trưởng Phan Duy Pháp, NCS trước tôi mấy khóa, và một nữ sinh viên. Buồn vui, lo âu lẫn lộn. Buồn không bao giờ còn được trông thấy người cha suốt đời khổ cực chưa hưởng trọn lấy một ngày sung sướng. Vui sẽ gặp người yêu để cùng tính chuyện tương lai. Lo vì nhiều trắc trở về chuyên ngành hẹp nên vào cuộc muộn nhất trong số anh chị em cùng đoàn, sức khỏe chưa bình phục hẳn sau mấy tháng nằm viện và không rõ nhiệm vụ được giao trên đường về khó dễ ra sao.
"Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu ...". Dạo còn trẻ tôi hay nghêu ngao những câu hát như thế mà chẳng biết nó xuất xứ thế nào. Bấy giờ những bài hát như này bị cấm vì nó là nhạc vàng. Không quan trọng chuyện nhạc nhẽo mà là cái sự xa Hà Nội kia mới thật đáng nói.
Ai đã từng “đi qua” thời bao cấp ở Hà Nội, chắc hẳn vẫn còn lưu trong kí ức những kỉ niệm về cái máy nước công cộng. Chỉ là cái máy nước thôi, nhưng đã giấu bao niềm vui, nỗi buồn, giận hờn, ...