HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Đô thị lịch sử
Khu phố cổ
Phố Cũ
Đường phố
Địa điểm lịch sử
Hà Nội xưa và nay
Bản đồ xưa
Thông qua những bức ảnh xưa và nay, những tranh vẽ, phim tài liệu… triển lãm đã tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội. Và giúp cho người xem hiểu hơn sự quyến rũ còn tiềm ẩn của những con phố và hiểu hơn về lịch sử cũng như quá trình phát triển của nó.
Gần sông Tô Lịch nên sau khi con sông này bị lấp, đất làng được sắp xếp thành phố xá, cư dân đông dần, có cả người từ làng Hà Từ (Sơn Tây) lên mở lò. Gặp lúc cầu Doumer (Long Biên) xây dựng, vật liệu cũng như công nghệ chế tác sắt thép được phổ biến, việc tán đinh bu-lông trên thân cầu đào tạo được nhiều nhân lực bản địa nên nghề rèn có phần phát đạt.
Vườn hoa Tây Sơn có khuôn viên nay là ba phố : Nhà Chung, Quang Trung, Tràng Thi. Vườn hoa được khánh thành ngày 19/12/1924 với tên là "square Raymond". Ngày 03/08/1945, cụ Trần Văn Lai (Đốc lí Hà Nội) cho đổi gọi là "vườn hoa Thọ Xương". Tên gọi như hiện nay có từ ngày 01/12/1945, bởi cụ Trần Duy Hưng (Chủ tịch Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội).
Trường Trung học Trung Hoa, Năm 1952 - Nay là Trung tâm Y Tế quận Hoàn Kiếm, nhà 26 phố Lương Ngọc Quyến
Mảnh đất mang biển số nhà 67 phố Phó Đức Chính, đầu tiên là Nhà máy Thuốc lá Yên Phụ được thành lập vào khoảng những năm cuối thập niên chín mươi thế kỷ trước. Đó là một công ty tư nhân, giám đốc đầu tiên là Leacheux (Lasơ).
Không hiểu vì sao, những người thợ rèn, thợ mộc ở đây đều chuyển sang đóng và bán mặt hàng quan tài gỗ. Tiếng Việt cổ gọi quan tài là hàng sũ, nên con phố này cũng được gọi là phố Hàng Sũ, nhưng tên gọi chính thức lại là phố Lò Sũ.
Trước đây ngôi nhà này là của Thuận Thành Ký- một cự phú có tiếng của Hà Nội trong thập niên 1920. Ông chủ Thuận Thành Ký kinh doanh các mặt hàng tạp phẩm trên phố Hàng Bồ. Cơ nghiệp của Thuận Thành Ký có được nhờ công sức không nhỏ của vợ ông. Tuy xuất thân là Cô đầu nhưng bà rất giỏi buôn bán. Có tiền, Thuận Thành Ký đầu tư mua nhà và chẳng mấy chốc ông có hàng trăm ngôi nhà ở Hà Nội để cho thuê.
Một con phố ghi đậm trong ký ức người Hà Nội xưa đó là cái tên phố Mã Vĩ (đuôi ngựa). Như bao con phố khác của Hà Nội, người dân cư ngụ ở đây làm ăn sinh sống bằng buôn bán, làm nghề thủ công mà dần thành phố, thành tên. Mã Vĩ cũng thế, những người thợ thủ công của con phố này đã lấy lông đuôi ngựa, đuôi trâu làm nguyên liệu để thêu và thao.
Đi ra ngay khu vực phố cổ Hà Nội về phía Hồ Tây nằm trên phố Quán Thánh có một địa điểm đáng để ý đó là nhà số 172. Thửa đất rộng 1000 mét vuông. Mặt trước là nhà số 172 phố Quán Thánh, mặt sau ngay sát mép hồ Trúc Bạch (nay là nhà số 88 phố Trấn Vũ). Ngôi biệt thự hai tầng có diện tích mặt bằng khoảng 400 mét vuông, phần sân vườn khoảng 600 mét vuông. Các hoạ tiết bên ngoài ngôi nhà đơn giản, không cầu kì.
Nằm ở số 47 phố Lý Thường Kiệt (thời Pháp thuộc là đường Carreau), trường THPT Việt Đức nguyên là trường Dòng mang tên Giám mục Puginier, được khánh thành năm 1897.