Ô Cầu Giấy, tên chữ là Thanh Bảo, là một cửa ô của Hà Nội xưa. Cửa ô này nằm ở phía tây thành Hà Nội, ở khoảng nơi giao nhau giữa phố Sơn Tây và phố Thanh Bảo ngày nay.
Đừng nhầm lẫn với Cầu Giấy (cầu tại Hà Nội).
Bản đồ: Thăng Long-Hà Nội thời Nguyễn (nguồn: Viện Khảo cổ)
Sơ đồ vị trí các cổng thành Hà Nội
Cửa thành Hà Nội nhìn từ phía đường Sơn Tây (Ảnh của Hocquard chụp khoảng 1885 -1886)
Theo học giả Nguyễn Vinh Phúc, chữ "Cầu" trong tên gọi của ô Cầu Giấy không dùng để chỉ cây cầu bắc qua sông, mà chỉ các quán hàng trong chợ (hay còn gọi là "cầu chợ"). Vào thế kỷ 19, để thuận tiện cho việc kinh doanh hàng giấy ở nội thành, người dân làng Giấy – An Hòa rủ nhau đến ô Thanh Bảo mở các quán bán hàng nên ô Thanh Bảo cũng dần được gọi là ô Cầu Giấy Tuy nhiên, kỹ sư Phan Duy Kha không đồng tình với cách giải thích này. Ông cho rằng việc gọi ô Thanh Bảo là ô Cầu Giấy là một sự ngộ nhận. Theo ông, ô Cầu Giấy vốn là tên gọi của cửa Tây Dương xưa ở gần cây cầu Giấy bắc qua sông Tô Lịch, tuy nhiên do hai cửa ô Cầu Giấy và Thanh Bảo là cửa phía tây của kinh thành ở hai thời kỳ lịch sử khác nhau, và nằm trên cùng một trục phố Kim Mã nên người ta mới nhầm tên gọi ô Thanh Bảo thành Cầu Giấy |
Lịch sử
Dưới thời Lý–Trần, cửa phía tây của tòa thành vòng ngoài bao quanh kinh thành Thăng Long cũ vốn là cửa Tây Dương. Tuy nhiên, về sau thành này bị đổ nát nên cửa Tây Dương cũng không còn.[3] Năm 1749, chúa Trịnh Doanh cho đắp tòa thành đất bao quanh kinh đô Thăng Long, gọi là thành Đại Độ. Lúc này, cửa ô phía tây mới được lập ra, lùi lại đến phố Sơn Tây hiện nay, nằm trên địa phận thôn Thanh Bảo nên được gọi là ô Thanh Bảo.
Theo học giả Nguyễn Vinh Phúc, chữ “Cầu” trong tên gọi của ô Cầu Giấy không dùng để chỉ cây cầu bắc qua sông, mà chỉ các quán hàng trong chợ (hay còn gọi là “cầu chợ”). Vào thế kỷ 19, để thuận tiện cho việc kinh doanh hàng giấy ở nội thành, người dân làng Giấy – An Hòa rủ nhau đến ô Thanh Bảo mở các quán bán hàng nên ô Thanh Bảo cũng dần được gọi là ô Cầu Giấy.
Tuy nhiên, kỹ sư Phan Duy Kha không đồng tình với cách giải thích này. Ông cho rằng việc gọi ô Thanh Bảo là ô Cầu Giấy là một sự ngộ nhận. Theo ông, ô Cầu Giấy vốn là tên gọi của cửa Tây Dương xưa ở gần cây cầu Giấy bắc qua sông Tô Lịch, tuy nhiên do hai cửa ô Cầu Giấy và Thanh Bảo là cửa phía tây của kinh thành ở hai thời kỳ lịch sử khác nhau, và nằm trên cùng một trục phố Kim Mã nên người ta mới nhầm tên gọi ô Thanh Bảo thành Cầu Giấy.
Vị trí các cửa ô xưa
Cầu Giấy và ô Cầu Giấy
Đó là hai địa điểm hoàn toàn cách xa nhau. Cần đính chính sự lẫn lộn về hai địa danh này mà bây giờ đã thành phổ biến đến hiển nhiên: đã lâu lắm dân Hà Nội lầm Cầu Giấy với Ô Cầu Giấy, dù hai địa điểm này cách nhau tới 4 kilômét!
Cầu Giấy năm 1885
Cầu Giấy là tên cây cầu bắc ngang sông Tô và cũng là tên một con đường dài tới 1800 mét, đi từ ngã ba phố Kim Mã – đường La Thành (trước cửa đền Voi Phục) vượt qua cầu, tới ngã ba phố Nguyễn Phong Sắc – phố Xuân Thủy, tức là chạy cắt ngang thị trấn Cầu Giấy.
Còn Ô Cầu Giấy thì là một cửa ô xẻ qua tòa thành đất bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa, được nhiều nhà nghiên cứu gọi là vòng thành giữa, mà bức tường phía Tây chạy từ núi Sưa (trong vườn Bách Thảo) theo phố Ngọc Hà, vượt phố Sơn Tây, Nguyễn Thái Học, trở thành chính phố Giảng Võ ngày nay. Cửa ô này vốn có tên chữ Hán là Thanh Bảo và ở vào chỗ gần bến ô tô Kim Mã bây giờ.
Cầu Giấy và Ô Cầu Giấy cách xa nhau như vậy, nhưng vì có tên gọi gần trùng nhau, lại nằm trên cùng một tuyến đường và sự thực là có liên quan với nhau (sẽ nói ở dưới) nên sinh ra lẫn lộn. Có điều là ngày nay không ai biết và nhớ đến cái Ô Cầu Giấy chính cống, nguyên gốc nữa, và hai tên của hai địa danh cổ đã được nhập với nhau để chỉ một địa điểm: Cầu Giấy mà bây giờ bao gồm cây cầu bắc trên sông Tô và khu vực dân cư phố xá ở hai bên cầu đó.
Nguyên ở khu vực đầu phía Đông cây cầu vốn có một cửa của một tòa thành mà bức tường phía Tây chạy ven bờ trái sông Tô, từ chợ Bưởi xuống đến Cầu Giấy. Đó là tòa thành đất mà Lý Thái Tổ cho đắp từ năm 1014. Việt sử thông giám cương mục có ghi: “Năm Giáp dần (1014) đắp thành đất Thăng Long: bốn bề xung quanh ngoài kinh thành đều sai đắp thành đất”. Cái cửa phía Tây này có tên là Tây Dương. Cửa Tây Dương đã đi vào lịch sử với đoạn ghi sau đây của Đại Việt sử ký toàn thư : “Năm Mậu Thân (1128), tháng giêng, ngày Kỷ Sửu, biếm chức Đại liêu ban Lý Sùng Phúc vì khi đi qua cửa thành Tây Dương, tuần lại có hỏi mà không trả lời”. Đây là tòa thành mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là vòng thành Đại La hoặc vòng thành ngoài mà đến đời Hồng Đức được xây gạch và vẽ trên bản đồ.
Như vậy là ở đời nhà Lý, tại cửa thành này có lính tuần canh gác nghiêm ngặt. Khi đi qua cửa thành mà không đáp lời bọn lính ấy thì dù là quan to cũng vẫn cứ bị kỷ luật. Và do nằm đối diện với cửa thành Tây Dương đó nên chiếc cầu bắc ngang qua sông Tô thuở ấy cũng có tên cầu Tây Dương.
Còn như dải đất ở đầu cầu phía Tây thì vào thời đó có tên là Ngõ làm giấy. Chứng cớ là trong bộ Việt sử lược có ghi sự việc vua Lý Huệ Tông năm 1215 vì bọn bầy tôi làm phản, “đã bỏ cung điện, về nhà Nội ký ban Đỗ An ở Chỉ Tác hạng tại cầu Tây Dương” . Mà Chỉ Tác hạng có nghĩa nôm là Ngõ làm giấy. Cầu này còn được nhắc tới nhiều lần nữa như Đại việt sử ký toàn thư có ghi là: Ngày 22 tháng chín năm Bính Ngọ (1426) các tướng của Lê Lợi đem một vạn quân đến cầu Tây Dương để bao vây quân Minh đang đóng trong thành Đông Quan (Thăng Long).
Ngày nay Cầu Giấy gác đầu phía Đông lên chỗ giáp ranh hai quận Ba Đình và Đống Đa. Đầu phía Tây thì là đất quận Cầu Giấy. Đó là làng An Hòa. Làng này cùng với làng Hạ Yên Quyết hợp thành xã Yên Hòa nay là phường Yên Hòa. Nhưng trước kia làng An Hòa vốn có tên là Thượng Yên Quyết và xưa hơn nữa thì cả hai làng này cũng chỉ là một xã, gọi chung là Yên Quyết xã với cái tên nôm là Kẻ Cót. Và làng An Hòa – Thượng Yên Quyết chính là cái Chỉ Tác hạng, cái Ngõ làm giấy mà “Việt sử lược” và “Toàn thư” nói tới. ở đây dân làng vẫn giữ được nghề làm giấy cổ truyền. Chuyện xưa kể rằng, ông tổ nghề giấy dó là Thái Luân từ Tàu sang đã đi suốt dọc ven sông Tô để dạy nghề. Thoạt tiên ông đến làng An Hòa – Thượng Yên Quyết toan truyền nghề cho dân. Song có người đối đãi với ông không tốt, ông bỏ đi lên vùng Bưởi, dạy nghề cho làng Hồ Khẩu, làng An Thọ, làng Đông Xã, làng Yên Thái, cuối cùng là Nghĩa Đô. ở mỗi nơi ông dạy làm một loại giấy riêng. Làng Hồ học được cách làm giấy bản, làng Đông học được cách làm giấy quỳ tức loại giấy vừa mỏng vừa dai để dân làng Kiêu Kỵ dùng lót dát vàng quỳ. Làng Yên Thái học được cách làm giấy lệnh, tức giấy bản tốt mà khổ lại lớn để viết lệnh chỉ của triều đình. ở Nghĩa Đô có người họ Lại học được nghề làm giấy sắc là loại giấy dùng để viết thần sắc vua ban. Loại giấy này khi xeo xong còn phải “nghè” tức là đặt trên phiến đá rồi dùng vồ đập vào giấy cho giấy được thật mịn mặt và bền. Do đó làng này có tên là làng Nghè.
Lúc này dân làng An Hòa mới thấy ông là của quý nên cử bô lão lên Bưởi xin ông bỏ qua chuyện cũ mà dạy cho dân nghề nghiệp mới này. Cũng nể tình nhưng để tránh đụng chạm đến vùng Bưởi, ông chỉ dạy dân An Hòa cách dùng những thứ dó xấu, những đầu mẩu, đầu mặt – danh từ nghề nghiệp gọi là xề – để làm ra những loại giấy xề tức thứ giấy thô chỉ dùng phất quạt, làm hàng mã và gói hàng. Và thế là từ khi có nghề này, làng Cót Thượng dần dần được gọi là làng Giấy, nhất là từ khi cái tên chữ Hán Thượng Yên Quyết được đổi ra là An Hòa thì không mấy ai nhớ đến cái gốc “Kẻ Cót” nữa. Từ đó, cái tên “làng Cót” chỉ chuyên dùng để chỉ làng Hạ Yên Quyết.
Thế tại sao cửa ô xẻ qua tòa thành đất ở địa phận làng Thanh Bảo (nói ở trên) cũng lại có tên là ô Cầu Giấy?
Xin thưa ngay rằng chữ Cầu ở đây không phải là cầu bắc qua sông ngòi mà là một cái quán bán hàng tứ bề gió lọt dựng trên mặt đất. Trong ngôn ngữ ta ngày này vẫn còn có danh từ cầu chợ để chỉ các quán bán hàng trong chợ. Nói trở lại Ô Cầu Giấy, từ thế kỷ 19, để phục vụ tốt hơn loại “thượng đế” kinh doanh hàng giấy ở nội thành, dân làng Giấy – An Hòa rủ nhau dựng mấy cái cầu làm chỗ bán hàng ở ngay cửa Ô Thanh Bảo để tiện đón khách. Và thế là cửa ô Thanh Bảo có thêm tên Ô Cầu Giấy. Từ cửa ô này đi bộ thì phải một giờ đồng hồ mới tới bờ sông Tô, tới cây cầu mang tên là Cầu Giấy.
Nguyễn Vinh Phúc
Ô Thanh Bảo có phải là ô Cầu Giấy?
Gần đây có ý kiến cho rằng ô Cầu Giấy chính là ô Thanh Bảo. Để giải thích vấn đề này chúng ta lại phải tìm hiểu sâu xa về sự hình thành toà thành Thăng Long từ các triều đại Lý, Trần, Lê cho đến thành Hà Nội thời Nguyễn.
Ô Cầu Giấy xưa nằm gần Cầu Giấy (cây cầu bắc qua sông Tô Lịch, để đi về phía tây hoặc từ phía tây vào thành). Sở dĩ cửa ô nằm ở đây vì liên quan đến toà thành Thăng Long xưa. Toà thành này được xây dựng từ đời Lý, trải qua các triều đại Trần, Lê. Tường thành phía tây là đường Bưởi ngày nay. Tường thành phía tây nam trùng với đường La Thành ngày nay, rồi chạy thẳng đến đường Giảng Võ. Ô Cầu Giấy chính là cửa ô mở ở góc tây nam của toà thành này. Vì nó ở gần Cầu Giấy nên có tên như thế. Nó chính là cửa ngõ phía tây của thành Thăng Long.
Còn ô Thanh Bảo nằm ở địa phận làng Thanh Bảo đầu phố Sơn Tây giao với phố Kim Mã và phố Nguyễn Thái Học ngày nay, cách ô Cầu Giấy khoảng ba cây số về phía nội đô. Sở dĩ có cửa ô Thanh Bảo là vì, vào thời nhà Nguyễn, phía tây Hoàng thành Thăng Long không sử dụng đến.
Cửa ô Thanh Bảo ( Cửa ô Thanh Bảo nằm trên con đường từ Sơn Tây vào Hà Nội qua Cầu Giấy. Cửa ô Thanh Bảo ở chỗ trước mặt bến xe ô-tô Kim Mã bây giờ )
Toà thành ngoài của thành Hà Nội (thành đất) ở phía tây bị “co vào”, chạy dọc theo các phố Giảng Võ, Sơn Tây, Ngọc Hà vượt qua vườn Bách Thảo, chạy dọc theo đường Thanh Niên rồi lên ô Yên Phụ. Cửa ô mở về phía tây chính là cửa ô Thanh Bảo. Như vậy trên một đường phố Kim Mã đã hình thành hai cửa ô ở hai thời kỳ lịch sử khác nhau. Đây là phản ánh quá trình “co lại” của toà thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê đến thành Hà Nội thời Nguyễn. Việc gọi ô Thanh Bảo là ô Cầu Giấy là một sự ngộ nhận.
Ô Cầu Giấy chính là nơi quân ta phục kích giết chết hai tên chỉ huy Pháp là Phờ-răng-xi Gác-ni-ê (ngày 21/12/1873) và Hăng-ri Ri-vi-e (ngày 19/5/1883). Còn cửa ô Thanh Bảo không liên quan đến sự kiện lịch sử đặc biệt nào.
Phan Duy Kha
Biên tập: 36phophuong.vn
Bình luận của bạn