Cửa Ô Đông Mác

Chủ nhật, 13/10/2024, 10:44 (GMT+7)

Chia sẻ

Lịch sử:

 Ô Đống Mác tên chữ là Thanh Lãng, là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm sau thành Lãng Yên[1]. Ô Đống Mác là một cửa ngõ của kinh thành Thăng Long, Cửa Ô Đông Mác hiện tại đã mất hết hình tích cũ.

Là một trong những điểm bắt đầu của con đường thiên lý Bắc-Nam xưa, cửa ô này là nơi có thể đến bằng đường bộ lẫn đường thủy vào thành Thăng Long, nên thường có quân lính canh gác khá nghiêm ngặt.

Ở tận cùng phố Lò Đúc, chỗ gặp phố Lương Yên và gặp đường Trần Khát Chân, ngày xưa có một cửa ô mở vào góc Đông Nam của tòa thành đất bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa. Cửa ô này có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng giai đoạn lịch sử.

Từ TK XVIII đổ về trước ở phường An xá bao gồm các làng Lương Yên, Lãng Yên, phố Lương Yên, phố Lê Quý Đôn ngày nay có một dinh thự mà dân gian gọi là Dinh Ông Mạc Ông Mạc ở đây là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Khi mở cửa ô ở chỗ này thì cũng gọi là “Cửa ô Ông Mạc”.

Đến 1831 nhà Nguyễn lập tỉnh Hà Nội thấy cửa ô này thuộc làng Lãng Yên nên đổi tên cửa ô này là “Ô Lãng Yên”

Vị trí các cửa ô xưa

Nhưng cái tên Ô Đống Mác lại là cái tên mà dân gian quen gọi.Có hai cách giải thích cho cái tên này :

1* Ô Đống Mác là do gọi chệch ra từ ô Ông Mạc .

2* Do có một truyền thuyết từ thời kỳ quân Tây Sơn kéo quân ra Bắc đánh quân nhà Trịnh ở cửa ô này.Quân Trịnh thua chạy vứt bỏ lại vũ khí, giáo, mác chất thành đống mà thành tên gọi “Ô Đống Mác”.

Sau cách mạng Tháng Tám ta gọi theo tên mà dân gian quen gọi là Ô Đống Mác. Hiện nay đơn vị hành chính của khu vực dân cư ở đây gọi là “Phường Đống Mác” thuộc quận Hai Bà Trưng.

Tên gọi: Ô Đông Mác là tên cửa ô thời xưa, thời chúa Trịnh Sâm, (thế kỷ 18) có tên là ô Ông Mạc. Bản đồ Hà Nội năm 1831 gọi đây là cửa ô Thanh Lãng. Tới bản đồ năm 1866, cửa ô này được gọi là cửa ô Lãng Yên. Sang thế kỷ 20, người dân quen gọi là ô Đông Mác.

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Đông Mác còn có tên là Ông Mạc[3]. Vì năm 1782, từ nội thành về bến Thanh Trì, Hải Thượng Lãn Ông đã đi qua cửa ô này và ghi trong Thượng kinh ký sự: "Ngày 10/9, từ sáng tinh mơ, tôi qua cửa ô Ông Mạc. Cửa chưa mở…."

 Nút giao Lò Đúc -Trần Khát Chân- Kim Ngưu


 
cuối năm 2005.

 
 

cuối năm 2016

Tản mạn chuyện xưa: Ô Đống Mác ở cuối phố Lò Đúc, về phía Lương Yên, gần giáp sông Hồng… ở vào phía đông nam Hà Nội. Cửa ô này còn tên là Thanh Lãng, vào nửa cuối thế kỷ thứ 19, lại đổi là cửa ô Lãng Yên… Xa hơn nữa, thời chúa Trịnh Sâm, (thế kỷ 18) có tên là ô Ông Mạc. Sang thế kỷ 20, dân quen gọi là ô Đống Mác.

Ô Đống Mác cách ô Cầu Dền không xa…  Cửa ô này là nơi có thể đến bằng đường bộ lẫn đường thủy vào thành Thăng Long, nên thường có quân lính canh gác khá nghiêm ngặt.

Trong Thượng kinh ký sự, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhân lúc chờ chúa Trịnh lâu chưa gọi, ông xin với quan chánh Đường Hoàng Đình Bảo về Cẩm Giàng, thăm quê ông, đi theo đường từ bến Thanh Trì để sang sông, phía Bát Tràng về Hải Dương, có ghi lại như sau:

“Ngày 10-9, từ sáng tinh mơ còn trăng, tôi đi ra cửa ô Ông Mạc, cửa thành chưa mở, lính canh thấy có thẻ “Hành quân phù” (thẻ cấp cho đi đường của Phủ Chúa – NVP) mới mở cho đi”.

Như vậy các cửa ô xưa, liền với các thành đất, vành đai ngoài cùng, đều được canh gác, xét hỏi người qua lại khá cẩn mật.

Từ cửa ô này, còn có một nơi, quân nhà Trịnh phò vua Lê xưa, đã bắc cầu qua sông, tiến đánh nhà Mạc, được gọi là bến Ông Mạc. “Đại Việt sử ký toàn thư”, (NXB Văn hóa thông tin, 2004) chép: “Tháng 11, đại xá, đổi niên hiệu, lấy năm ấy là Hoàng Định năm thứ nhất (Lê Kính Tông) – làm cầu phao qua sông Cái ở bến Ông Mạc (trang 760, tập 2).

Đất Ông Mạc, bao gồm mấy làng Lương Yên – Lãng Yên xưa, (đất phố Lê Quý Đôn và Lương Yên ngày nay). Nơi đây là một gò đất cao. Bia chùa Thanh Nhàn dựng năm 1767 (Cảnh Hưng thứ 28) có đoạn ghi: Chùa tọa lạc ở Kinh đô, xứ đồng Ông Mạc có một gò đất từ xưa vẫn coi là một ngọn núi…”.

Quần thư tham khảo của Phạm Đình Hổ, có một dòng nói về từ Ông Mạc như sau: “Ông (tức Mạc Đĩnh Chi – NVP), làm quan trong triều, nhà riêng ở Nam Xá (có lẽ là Cơ Xá Nam) thành Đại La, tục gọi là Dinh Ông Mạc”.

Bởi có dinh quan Trạng Nguyên nổi tiếng đời Trần là Mạc Đĩnh Chi nên đồng đất và cửa ô ở đây gọi là ô Ông Mạc chăng? Đó cũng chỉ là lời phỏng đoán…

Nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy thì khẳng định điều này. Trong cuốn “Người và cảnh Hà Nội”, ông viết: “Đường dọc thứ hai của vùng này là phố Lò Đúc, đi từ phố Phan Chu Trinh đến cửa ô Đống Mác.

Xưa kia phố này có nhiều lò đúc đồng, sau chuyển lên Ngũ Xá. Người ta kể là tên Đống Mác từ tên là Mạc Đĩnh Chi mà ra, vì Ông Mạc có nhà riêng ở đây!” (trang 68). Chắc là cụ Thúy có đọc sách của Phạm Đình Hổ.

Dân gian còn cho tên ô Đống Mác là do từ thời quân Tây Sơn kéo ra Bắc, tiến đánh cửa ô này, giáo mác vứt lại thành đống. Từ đó, nơi đây có tên là ô Đống Mác.

Cửa ô Đống Mác đã mất hết hình tích cũ. Giờ qua đấy chỉ thấy phố, nhà mới san sát, đã thuộc đất nội thành quận Hai Bà Trưng… Cửa ô và thành đất đều đã xa từ lâu. Nhà cửa, hàng quán tấp nập đâu còn xứ đồng, cửa ô, trạm gác của lính triều đình xưa nữa.

Ngô Văn Phú

Biên tập: 36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác